Ăn các loại đậu có tốt không

Tăng cường nhu động ruột: Chất xơ cao trong đậu mang lại cho chúng đặc tính nhuận tràng, giúp điều chỉnh các chức năng đường tiêu hóa.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Chất xơ hòa tan trong nước và các axit amin khá hiệu quả trong việc hỗ trợ điều chỉnh lượng glucose, do đó giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Giúp sáng mắt: Hàm lượng beta-carotene và các chất dinh dưỡng cho mắt khác trong đậu xanh giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, cũng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt nói chung, trong khi đậu đỏ có tác dụng lợi tiểu nhẹ có thể giúp giảm phù nề.

Cụ thể:

  • Ăn các loại đậu có tốt không

    Giảm béo chữa bệnh từ các loại đậuĐỌC NGAY

1.1 Đậu chứa arginine và axit silicic

Arginine có tác dụng kích thích hormone GLP-1, một hormon giúp hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, để giúp chuyển hóa glucose và kiểm soát sự thèm ăn. Do đó cải thiện sự trao đổi chất và hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu.

Axit silicic trong đậu là một dạng silic khả dụng sinh học, là nguyên tố vi lượng phong phú thứ ba trong tự nhiên, có liên quan đến sự phát triển mô liên kết và xương khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, khoáng hóa xương, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

1.2 Chất xơ

Các loại đậu chứa các loại chất xơ và hoạt động khác nhau trong cơ thể. Chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi tiêu đều đặn.

Kết hợp cả hai loại chất xơ đều góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, giảm lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy insulin, ngăn tuyến tụy tiết hormone này quá mức.

1.3 Beta-carotene

Đậu xanh có vỏ ăn được rất giàu beta-carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A (retinol) rất cần thiết cho thị lực và sức khỏe của mắt. Đậu cũng có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, giúp bảo vệ và duy trì các tế bào mắt khỏe mạnh, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính về mắt, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Bởi vì cơ thể không thể sản xuất lutein và zeaxanthin một cách tự nhiên, điều quan trọng là phải bổ sung chúng từ một chế độ ăn uống cân bằng.

Ăn các loại đậu có tốt không

Đậu xanh có vỏ chứa hoạt chất có lợi cho mắt.

2. Những bất lợi có thể xảy ra khi dùng đậu

- Gây đầy hơi, khó tiêu: Đậu có thể làm tăng đầy hơi, chướng bụng vì chứa nhiều oligosaccharides, là loại đường khó tiêu hóa. Tuy nhiên, khi kết hợp với các chất hỗ trợ tiêu hóa, đậu có thể được tiêu thụ mà không gây khó chịu cho đường ruột.

- Gây táo bón: Do đậu có nhiều chất xơ, dùng quá nhiều có thể dẫn đến táo bón hoặc chuột rút.

- Tác dụng phụ khác: Đậu thận sống có chứa nồng độ cao Phytohaemagglutinin (PHA), một lectin độc hại nên nếu ăn sống loại đậu này có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn đậu thận có thể chưa nấu chín.

Ăn các loại đậu có tốt không

Ăn đậu thận sống có thể gây buồn nôn, đau bụng.


3. Những lưu ý khi dùng đậu

- Không dùng đậu như một loại thuốc chữa bệnh: Rất có thể mọi người ăn đậu với khẩu phần bình thường là an toàn. Tuy nhiên, không nên dùng đậu với hy vọng để chữa trị bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật nào đang xảy ra.

- Người bệnh hội chứng ruột kích thích cần chú ý: Mặc dù không có nghiên cứu nào bác bỏ việc sử dụng đậu cho một nhóm cụ thể, nhưng những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể cảm thấy khó chịu ở dạ dày, chủ yếu là đầy hơi và khó tiêu, do hàm lượng cao oligosaccharid trong các loại đậu này.

Trong thế giới ăn sạch sống khỏe, những cái tên như macca, hạnh nhân, óc chó, hạt chia,… được nhắc đến với vô vàn những lợi ích to lớn.

Chúng ta tìm tòi, nghiên cứu để biết được các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và chú ý đến những cái tên mới mẻ kia, mà lại vô tình quên mất rằng xung quanh chúng ta còn có một đại gia đình các loại hạt cũng rất giàu dinh dưỡng và lại còn rất “kinh tế” nữa.

Đó chính là hạt đậu! Vậy hạt đậu có tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn, của tui? Hạt đậu có thể xuất hiện trong thực đơn của chúng ta bằng cách nào? Cùng TKCB tìm hiểu ngay nhé!

Mục Lục

Hạt đậu là hạt gì?

Ăn các loại đậu có tốt không

Hạt đậu, hạt đỗ đều là những từ chỉ về hạt của các loại cây có hoa thuộc họ Fabaceae, mà chúng ta thường “choén” ngon lành mỗi ngày đó.

Điểm danh các loại đậu bạn sẽ thấy đại gia đình này rất đông thành viên, trong đó thì những cái tên thường gặp nhất phải kể đến: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành, đậu tương, đậu lima, đậu gà, đậu phộng (lạc), đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu lăng,…

Hạt đậu có tác dụng chi?

Có rất nhiều loại đậu phải không nào? Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng các thành viên trong gia đình họ nhà đậu đều rất dồi dào axit amin đấy. Đây là thành phần cấu tạo nên protein giúp xây dựng cơ bắp, và protein cũng là một trong số các chất dinh dưỡng thiết yếu bên cạnh các chất dinh dưỡng đa lượng khác.

Cùng nhìn xem hạt đậu “thần” có thể hô biến sức khỏe của chúng ta như thế nào nha!

1) Đậu là nguồn dinh dưỡng “đậm đặc” không thể bỏ qua

Hừm. Nguồn cung cấp dinh dưỡng thì nghe rồi. Vậy còn sự “đậm đặc” cần được lý giải sao ta?

Tui rất hân hạnh giới thiệu với các bạn rằng, trong đậu có rất nhiều các vi chất quan trọng như folate, kẽm, magie, sắt và chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein và chất xơ. Đây đều là những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng quan trọng đối với cơ thể chúng ta.
Gói gọn trong một hạt đậu xanh nhỏ xíu xiu kia là 347Kcal nè, 23.86g protein và rất rất nhiều các vitamin và dưỡng chất với hàm lượng cao hơn nhiều so với một số thực phẩm khác? Bạn thấy nó đã đủ đậm đặc chưa?

2) Đậu là gương mặt vàng trong làng thực phẩm chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là những chất có khả năng trung hòa các gốc tự do “tàn phá” các tế bào trong cơ thể chúng ta. Trong khi các gốc tự do là sản phẩm phụ của các quá trình thực hiện chức năng của tế bào, chúng có thể tấn công và làm hỏng các tế bào khỏe mạnh và gây ra hiện tượng oxy hóa, lão hóa cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm, ung thư,…

Thật may mắn là thiên nhiên cũng ưu ái cho một số loại thực phẩm được mang trong mình nhiều loại chất chống oxy hóa. Trong đó, có rất nhiều cái tên thuộc họ nhà đậu xuất hiện, như đậu đen, đậu đỏ, đậu thận.

Các loại đậu này có thể chống oxy hóa là vì trong chúng chứa nhiều các hợp chất như anthocyanin, kaempferol,… có thể chống lại các gốc tự do hoặc thậm chí là “ăn” luôn các gốc tự do đáng ghét này.

3) Đậu làm giảm nguy cơ ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, đậu có chứa một loạt các chất chống ung thư có nguồn gốc thực vật, cụ thể là isoflavone và phytosterol, và tất cả đều có thể giúp giảm nguy cơ gây ra ung thư, miễn là bạn tiêu thụ đầy đủ, đúng cách, và hợp lý.

Thường xuyên ăn đậu và các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám,… tránh các loại thực phẩm có thể gây ung thư, và kết hợp với luyện tập, chơi thể thao, làm nhiều ngồi ít, không chỉ tăng cường sức khỏe thông thường, mà còn là cách đơn giản để chúng ta phòng chống ung thư đó!

4) Đậu giúp giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch

Lợi ích tuyệt vời này đến từ thành phần của đậu. Trong đậu có chứa chất xơ hòa tan và kali giúp ổn định huyết áp; đồng thời nó cũng không có các thành phần gây hại cho sức khỏe của tim như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và hầu như không có natri.

Ngoài ra thì trong đậu còn chứa saponin và phytosterol, giúp giảm cholesterol. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tuyệt vời của đậu trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Chính vì vậy mà chúng ta nên thường xuyên bổ sung các loại đậu vào thực đơn hàng ngày.

5) Đậu giúp ổn định đường huyết

Chắc không phải ai cũng biết rằng hạt đậu có thể giúp ổn định lượng đường trong máu hoặc thậm chí là có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường vì trong đậu có nhiều chất xơ, có thể giúp hạ đường huyết.

Ứng cử viên đặc biệt sáng giá trong nhóm này chính là đậu nành. Sữa đậu nành, đậu nành rang,… chẳng khác nào thuốc bổ cho các tế bào tuyến tụy hoạt động mạnh mẽ hơn, sản xuất ra đủ insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả.

6) Đậu cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy chúng giữ cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta hoạt động trơn tru, mà biểu hiện chúng ta thường gặp chính là “nhuận tràng” đó. ^ ^!

Có thể thời gian đầu khi mới thêm đậu vào chế độ ăn, bạn có thể có cảm giác hơi đầy bụng, nhưng không sao đâu nha, vì dung nạp một lượng chất xơ dồi dào thì cơ thể cũng cần thời gian để thích nghi. Đến khi đã quen rồi, bạn sẽ chỉ thấy ăn đậu no lâu hơn, tình trạng táo bón cũng trở thành dĩ vãng.

7) Đậu giúp bạn giảm cân

Mang trong mình các thành phần dinh dưỡng đa lượng là chìa khóa của các bí kíp giảm cân được nhiều người tuân theo, hạt đậu hoàn toàn có thể góp phần vào công cuộc đốt mỡ của bạn.

Các chuyên gia đã chứng minh, công dụng giảm cân là nhờ thành phần chất xơ và nguồn protein dồi dào trong đậu giúp bạn duy trì được cảm giác no lâu hơn, nhờ vậy mà giảm cảm giác thèm ăn và từ đó bạn sẽ ăn ít các thực phẩm khác hơn, đặc biệt là đồ ăn vặt.

– Xem thêm:

  • Yến mạch – Giải pháp 1 vốn 4 lời cho bạn
  • Bạn khỏe vì thông thái: Một bữa ăn dinh dưỡng là như thế nào?

Một vài lưu ý khi thêm đậu vào chế độ ăn mà bạn nhất định phải biết

Ăn các loại đậu có tốt không

Chẹp chẹp! Đậu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nên hãy thêm chúng vào chế độ của bạn ăn bất cứ khi nào có thể. Ví như lúc “nhạt mồm nhạt miệng”, thay vì rủ nhau ăn kẹo ngọt, bánh rán, bạn có thể đổi lại bằng chè đậu đỏ, chè đỗ đen, chè đậu xanh, hoặc nghiên cứu tự làm sữa đậu nành chẳng hạn, vừa thỏa mãn cơn thèm ăn vặt mà lại không gây hại cho sức khỏe nè.

Hoặc là dựa trên , bạn có thể thay thế nước lọc bằng sữa đậu nành, nước đậu đen rang, nước đậu đỏ rang,… cũng là một cách tiêu thụ đậu không nhàm chán.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lưu ý khác, quan trọng hơn cả đó là làm sao tiêu thụ đậu mà không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn! Dưới đây là một số điều TKCB nhắc nhẹ bạn nha!

1) Đậu có thể gây dị ứng

Một số người bị dị ứng với đậu hoặc một thành viên nào đó trong gia đình này. Đậu phộng là một cây họ đậu và chính là một chất gây dị ứng phổ biến, đặc biệt là phương Tây. Trong phạm vi “đáy giếng” của mình, tui chưa gặp người Việt nào bị dị ứng với đậu phộng (lạc), nhưng tui đã gặp 2 trường hợp người nước ngoài bị dị ứng với bơ lạc.

Hừm, dị ứng với bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng đều có thể gây nguy hiểm, vậy nên bạn cũng cần chú ý một chút nhé. Đậu phộng, đậu nành, hay bất kỳ cái tên nào cùng có thể đem lại nguy hiểm nếu bạn bị dị ứng với chúng.

Vậy nên với các thực phẩm mới, kể cả đậu, nếu chưa từng ăn bao giờ, bạn đều phải thử một chút xíu và theo dõi phản ứng của cơ thể rồi hãy quyết định ăn thêm. Còn nếu trong nhà bạn đã có người có tiền sử bị dị ứng một loại đậu nào đó, thì hãy đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm nhé.

Xem thêm: Dị ứng hạt dinh dưỡng nguy hiểm như thế nào?

2) Đậu phải được nấu chín trước khi ăn

Trong đậu sống có chứa một loại protein được gọi là profin. Những protein này có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng vì chúng cản trở quá trình tiêu hóa và có thể dẫn đến sự hình thành cyanide.

Nghe nguy hiểm là thế, nhưng nếu bạn nấu đậu trong ít nhất là 10 phút thì sẽ phá hủy được chúng và ăn vào sẽ an toàn. Bạn nhớ nha!

3) Ăn đậu có thể bị đầy hơi, nhưng đừng lo

Một triệu chứng khó chịu thường gặp khi chúng ta ăn đậu đó là thấy đầy bụng, và nếu ăn quá nhiều sẽ thấy hơi ấm ách khó chịu, thậm chí một số người có thể cảm thấy đau bụng. Tuy nhiên tác dụng phụ này không nguy hiểm và thường gặp phải nếu bạn ăn quá nhiều mà thôi.
Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể ngâm đậu trong nước nóng và đổ nước đi trước khi nấu, ăn đậu nảy mầm như giá đỗ, hoặc ninh nhừ bằng nồi áp suất. Canh sườn heo hầm đậu tương là một món ăn đúng chuẩn ngon bổ rẻ đấy nha!

Những người mắc phải hội chứng ruột kích thích sẽ cần hạn chế một số loại thực phẩm có chứa carbohydrate, trong đó có đậu. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm này thì nên hạn chế ăn đậu, dù rằng những lợi ích sức khỏe nó mang lại rất to lớn.

Thay vào đó, bạn cũng có thể ăn các loại hạt dinh dưỡng khác như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca,… cũng rất chi là tốt nhé!

Bạn có biết:  Bí Mật Đằng Sau Tác Dụng Thần Kỳ Của Hạt Điều

4) Ăn đậu có thể thể gây chứng đau nửa đầu

Một số loại đậu và cây họ đậu có chứa chất tyramine có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Những thực phẩm này cũng có thể gây ra dị ứng ở một số người. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần nói chuyện với bác sĩ và tìm cách loại bỏ thủ phạm khỏi chế độ ăn uống mà không cắt giảm quá nhiều những chất dinh dưỡng đáng quý.

Nếu bạn thích, có thể cân nhắc một chế độ ăn low tyramine để đảm bảo sức khỏe nhé!

5) Đậu có thể hạn chế khả năng cơ thể bạn hấp thụ vitamin

Đậu đậm chất dinh dưỡng, nhưng nó lại rất hay ghen, vì thế nó thường thích cản trở cơ thể chúng ta hấp thụ một số loại vitamin ^ ^! Ở khía cạnh này thì người bạn tên đậu hơi đáng ghét một chút nhỉ?

Theo một nghiên cứu cũ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một số loại đậu, ví dụ như đậu nành, có chứa các chất cản trở sự hấp thụ beta carotene và vitamin B12, thậm chí cả vitamin D.

Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta giảm bớt tình trạng này. Cụ thể như nhiệt độ từ quá trình nấu ăn sẽ có thể vô hiệu hóa hầu hết các chất này, làm cho khả năng hấp thụ vitamin nhiều hơn. Vậy nên ăn đậu thì chúng ta nên nấu kỹ.

Ngoài ra thì để bù đắp lượng vitamin thiếu hụt do chúng ta ăn đậu, chúng ta có thể ăn thêm nhiều trái cây tươi và rau, đặc biệt là các loại có màu vàng hoặc xanh đậm (để tăng beta carotene) và thịt nạc (tăng vitamin B12).

6) Nếu bạn bị gout thì nên hạn chế ăn đậu nhé

Những người bị bệnh gout thường được bác sĩ khuyên cắt giảm một số loại đậu, như đậu khô, đậu lăng và có thể là các loại đậu khác vì hàm lượng purin trong đậu cao. Purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu và có thể khiến bạn bị bệnh gout, cũng như khiến cho tình trạng bệnh gout trở nặng hơn.

Thật tiếc là cái gì cũng có hai mặt của nó, kể cả việc ăn đậu. Thế nên dù nó tốt, nó ngon, nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải thôi nha bạn!

Lướt qua gia phả họ nhà đậu xem nào

Ăn các loại đậu có tốt không

Chỉ cần biết cách tiêu thụ đậu thật tốt, bạn sẽ nhận được tất cả những món quà sức khỏe đến từ mẹ thiên nhiên thông qua những hạt đậu nhỏ bé này.

Vậy phải thêm đậu vào bữa ăn như nào cho hợp lý? Có những loại đậu nào? Chế biến đậu ra sao? Chúng ta thử mở cuốn “gia phả” nhà họ đậu ra xem sao nhé!

1) Đậu phộng

Ăn các loại đậu có tốt không

Đậu phộng, hay còn gọi là lạc, có tên khoa học là Arachis hypogaea, là một loại cây họ đậu có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Đậu phộng là một trong các loài đậu giàu đạm, chất béo đơn và đa không bão hòa và cũng nhiều các vitamin và khoáng chất khác.

100 gram hạt đậu phộng thô có thể cung cấp cho bạn 567 Kcal, 25.8 gram protein cùng với 16.1 gram carbs, bên cạnh đó là các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho các bà mẹ tương lai, như đồng, phốt pho, magie, vitamin E, folate, niacin, biotin,…

Đậu phộng đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sỏi mật, và có thể giúp bạn giảm cân. Chính vì vậy mà bạn đừng quên tham khảo cách chế biến các món ăn từ đậu phộng như đậu phộng rang, cách làm bơ đậu phộng, sữa đậu phộng, đậu phộng rang tỏi ớt. Hay đơn giản là món nộm rau muống đậu phộng để có thể tận hưởng thật nhiều những công dụng đáng quý của loại hạt này nhé.

2) Đậu hà lan

Ăn các loại đậu có tốt không

Đậu hà lan là loại đậu hạt tròn thuộc chi đậu hà lan, thường dùng làm rau ăn. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất dồi dào cho cơ thể.

Thường xuyên bổ sung đậu hà lan vào thực đơn sẽ giúp chúng ta cải thiện được sức khỏe tim mạch và huyết áp nè, tốt cho máu và giảm bớt tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra anh bạn này cũng là một thành viên có thể tham gia vào thực đơn giảm cân của bạn đấy.

Đậu Hà Lan không mang lại nhiều năng lượng (chỉ 81 Kcal với mỗi 100 gram), tuy nhiên nó vẫn chứa đựng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác như 244 mg kali, 108 mg phốt pho, 33 mg magie, 25mg canxi,… cùng các loại vitamin quan trọng với sức khỏe của chúng ta như vitamin A (765 IU), vitamin C (40 mg), vitamin E, các vitamin nhóm B,…

Có rất nhiều món ăn chế biến từ hạt đậu hà lan tươi như là đậu Hà Lan sấy khô, đậu hà lan xào hay là luộc. Ngoài ra bạn cũng có thể thử làm món thịt xào ngũ sắc cho bữa tối rực rỡ, cũng khá là thú vị và bổ dưỡng đấy. Ngoài đậu hà lan thì món này còn có rất nhiều những thực phẩm bổ dưỡng khác nha. Mà quan trọng là cách nấu cực kỳ đơn giản nữa. Bạn hãy thử xem sao.

Hạt đậu hà lan cũng rất tốt cho các em bé trong nhà, kể cả là ăn dặm. Súp đậu hà lan ngô non, hay cháo đậu hà lan thịt nạc đều là những món ăn bạn có thể thêm vào thực đơn dành cho bé nha.

3) Đậu xanh

Ăn các loại đậu có tốt không

Ôi chao, đậu xanh có lẽ chính là loại đậu mà quen thuộc với chúng ta nhất đấy nhỉ? Chắc phải có đến một ngàn lẻ một cách chế biến món ăn từ đậu xanh cũng nên.

Đậu xanh, hay còn gọi là đỗ xanh, là một cây thuộc họ đậu, có tên khoa học là Vigna radiata. Đậu xanh đã quen thuộc với chúng ta qua rất nhiều những món ăn như chè đậu xanh, bánh đậu xanh, xôi đỗ xanh, các loại bánh ngọt cũng sử dụng đậu xanh làm nhân, ví như bánh trung thu đậu xanh trứng muối nè, tui thích cực kỳ luôn á!

Vậy ngoài công dụng thỏa mãn vị giác ra, thì đậu xanh có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta không nhỉ? Tui xin thưa là có rất nhiều nha.

Không chỉ có tác dụng giải độc thanh nhiệt, đậu xanh còn là thực phẩm tốt cho bà bầu, tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống ung thư. Đậu xanh cũng là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường hoặc đang muốn giảm cân,…

Lúc căng thẳng mệt mỏi bởi công việc, tan làm về bạn có thể rủ bạn bè đi nhậu chè đậu xanh để bớt “xì trét” nữa đấy, bởi vì trong đậu xanh có các chất chống oxy hóa như carotenoids và flavonoids có thể xoa dịu thần kinh của bạn.

100 gram đậu xanh nấu chín (không muối) có thể mang lại cho bạn khoảng 105 kcal, cùng với nhiều loại dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, chất béo, folate, phốt pho, magie, đồng, sắt, kẽm,… Đây cũng được coi là nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất cho thực đơn của chúng ta bởi thành phần axit amin thiết yếu lành mạnh như phenylalanine, leucine, isoleucine, valine, lysine, arginine,…

Vì dinh dưỡng trong hạt đậu bé nhỏ này rất chi là đậm đặc, thế nên bạn đừng quên học ngay vài món ăn chế biến từ đậu xanh và áp dụng luôn vào thực đơn cho cả gia đình nhé.

4) Đậu nành

Ăn các loại đậu có tốt không

Sữa đậu nành, đậu nành rang, bột đậu nành, mầm đậu nành, dầu đậu nành, protein đậu nành, nước tương, đậu phụ vân vân mây mây đều là những cách chế biến món ăn quen thuộc từ đậu nành. Nhưng bạn đã hiểu hết về loại hạt siêu bổ dưỡng tạo nên những món ăn này chưa?

Đậu nành, hay còn gọi là đậu tương, là hạt của một cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Bắc Trung Quốc và rất phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tên khoa học của “hắn” là Glycine max. (L.) Merr.

Đậu nành rất giàu protein thực vật lành mạnh, đây là lý do mà chúng được dùng để chiết dầu thực vật phục vụ cho công cuộc chế biến món ăn của các chị em! Đậu nành cũng mang trong mình đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như folate, thiamin, vitamin K1, đồng, phốt pho, mangan,…
Nếu bạn ăn 100 gram đậu nành luộc chín (không muối), sẽ nhận được 173 kcal, 16,6 gram chất đạm, 9,9 gram carbs và 9 gram chất béo.

Ngoài công dụng là một món ăn ngon, đậu nành còn có rất nhiều công dụng với sức khỏe của các thành viên trong gia đình nữa nhé. Hạt đậu nành giàu dưỡng chất nên là thực phẩm bổ dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, giảm cân và phòng chống béo phì. Đậu nành giàu chất chống oxy hóa là isoflavone nên các bạn nữ thực sự nên tiêu thụ đậu nành thường xuyên để duy trì vẻ trẻ trung xinh đẹp của mình ^ ^!

5) Đậu đỏ

Ăn các loại đậu có tốt không

Đậu đỏ, hay đậu đỏ Trung Quốc là hạt của một cây họ đậu, tên khoa học là Vigna angularis, là một phần quan trọng trong văn hóa và ẩm thực phương Đông.

Ngày trước tui chỉ để ý đến “Hồng đậu sinh Nam Quốc”, hạt đậu đỏ này được dùng làm tín vật tình yêu của người xưa, đặc biệt ý nghĩa. Sau này tui mới biết, “tín vật” này ăn vào bụng cũng ngon mà bổ lắm! ^ ^!

Bạn nhận được khoảng 128 kcal nếu tiêu thụ 100 gram đậu đỏ luộc chín (không muối), và kèm theo đó là 7,5 gram protein, 25 gram carbs, 532 mg kali, 168 mg phốt pho, các loại vitamin A, C, D, E, K, các vitamin nhóm B và nhiều loại khoáng chất khác.

Đậu đỏ giàu năng lượng, và dinh dưỡng, nhiều chất chống oxy hóa cũng được gói gọn trong hạt đậu này, nên đậu đỏ tốt cho sức khỏe. Thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, phòng chống tiểu đường, cải thiện sức khỏe cho tim, phòng ngừa ung thư và còn có thể giúp giảm cân nữa.

Thêm vào đó, bà bầu ăn đậu đỏ còn giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, tránh được các dị tật bẩm sinh. Làm món bánh rán nhân đậu đỏ đúng kiểu Doraemon cho các em bé trong nhà, không chỉ gây hứng thú mà còn là một cách để dụ dỗ các nhóc tì ăn nhiều đậu hơn đó nha!

À mà chưa hết, công thức làm đẹp bằng đậu đỏ cũng được các chị em quan tâm nhiều lắm. Bột đậu đỏ cám gạo thường dùng để đắp mặt, dưỡng da trắng hồng nè. Rồi uống bột đậu đỏ rang cũng có tác dụng làm mát, giải độc, khỏi lo mụn nữa nha.

Thế nên bạn cũng k cần băn khoăn uống bột đậu đỏ có tốt không, vì nó rất chi là tốt ấy! ^ ^!

6) Đậu lăng

Ăn các loại đậu có tốt không

Đậu lăng là đậu gì nhỉ? Mới đầu tui nghe thấy không quen lắm, đến lúc tìm hiểu ra mới biết loại đậu này có nguồn gốc từ Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, có tên khoa học là Lens culinaris- Medikus.

Dù rằng cái tên này không rất phổ biến bằng đậu xanh, đậu nành, thế nhưng so sánh về lợi ích sức khỏe thì “cậu ta” không hề thua kém đâu nhé. 100g đậu lăng nấu chín sẽ mang đến 116 kcal; 9,02 gram protein; 20,13 gram carbs; cùng với vitamin A, C, B, magie, canxi,… đều là những cái tên đứng đầu bảng vi chất quan trọng với cơ thể.

Rất đáng để bạn chọn nó cho thực đơn của cả nhà, đúng không nào?

Cũng như các loại đậu khác, đậu lăng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và lành mạnh. Đậu lăng rất giàu polyphenol không chỉ tốt cho tim mạch, mà còn tốt cho người bị tiểu đường, giúp chống viêm và góp phần phòng ngừa ung thư nữa.

Chưa hết nha, chất xơ dồi dào sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh nhờ việc ăn đậu lăng thường xuyên. Tất nhiên là công dụng này không mới, nhưng mà cũng không thể phủ nhận là nó rất quan trọng đúng không?

Có nhiều loại đậu lăng, trong đó có 5 loại đậu lăng phổ biến là đậu lăng đỏ, đậu lăng xanh, đậu lăng nâu, đậu lăng vàng và đậu lăng đen. Cũng có rất nhiều món ăn từ đậu lăng đơn giản dễ làm mà bạn hoàn toàn có thể thử sức đó nha.

Tui từng thử súp đậu lăng đỏ, khá là ngon, mà lại dễ làm. Ngoài ra thì canh bí đỏ đậu lăng hay cháo đậu lăng cũng vô cùng đơn giản mà không kém phần bổ dưỡng nhé.

7) Đậu gà

Ăn các loại đậu có tốt không

Đậu gà cũng là một cái tên khá mới mẻ với tui (nhưng không chắc bạn có quen không ^ ^!), và cũng là đại diện tiêu biểu trong “giới thực phẩm” về mặt dồi dào dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất, cũng như isoflavone giúp ngăn ngừa ung thư.

Trong 100 gram đậu gà nấu chín (không muối) không chỉ mang lại cho bạn năng lượng (khoảng 164 kcal), mà còn là rất nhiều chất đạm, chất xơ, các vitamin và khoáng chất hệt như các loại đậu khác.

Đậu gà hay đậu garbanzo, là loại hoạt của giống cây họ đậu có nguồn gốc từ Trung Đông và Địa Trung Hải. Nó được trồng rộng rãi như một loại cây trồng quan trọng ở Ấn Độ, Pakistan, Iran và Hoa Kỳ. Tên khoa học là Cicer arietinum.

Đậu gà thường gặp là loại có hình tròn và màu be, các giống khác có thể có màu đen, xanh lá cây và đỏ. Tất cả chúng đều tốt cho người bị bệnh tiểu đường, huyết áp và tim mạch. Đậu gà cũng tốt cho xương, có tác dụng chống viêm và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Thường thì trước khi chế biến, người ta hay ngâm đậu gà trong 8 – 10 tiếng để có thể có được hương vị ngon nhất. Các món ăn từ đậu gà cũng được hội chị em săn lùng về để học làm, bởi vì nó rất chi là ngon – bổ – rẻ!

Bạn có thể thử món đậu gà kho tiêu, chả đậu gà (Falafel), đậu gà rang cà ri, đậu gà kho sữa dừa, sữa đậu gà khoai lang,… Thực đơn cũng đa dạng lắm nè!

Tất nhiên, danh sách những cái tên trong họ nhà đậu còn nhiều lắm, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm để chọn cho mình những loại đậu phù hợp với sở thích để thêm vào thực đơn cho cả gia đình.

Đậu có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng cần phải lưu ý trước khi ăn nhé! Hy vọng bạn sẽ trở thành một người thích ăn đậu một cách tự nhiên như tui.

À, mà đừng quên chia sẻ bài viết này đến những người thân của mình nữa nè. Để lại bình luận ở phía dưới để chúng ta cùng thảo luận, và nếu có vấn đề gì cần trao đổi thêm, bạn có thể liên hệ facebook của tụi tui nhé!

Ăn các loại đậu có tác dụng gì?

9 lợi ích của các loại đậu bạn cần biết.
Nguồn protein. Thêm đậu vào ngũ cốc có thể biến protein không hoàn chỉnh thành protein hoàn chỉnh. ... .
Thức ăn giàu dinh dưỡng. ... .
Chất chống ô xy hóa. ... .
Sức khỏe tim mạch tốt hơn. ... .
Giảm nguy cơ ung thư ... .
Tiểu đường và chuyển hóa glucose. ... .
Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ ... .
Kiểm soát thèm ăn..

Các loại đậu có tác hại gì?

Các loại đậu rất giàu protein, chất xơ, kẽm, kali, phốt pho, mangan, magiê, đồng và sắt, ít cholesterol, natri và chất béo. Chúng chứa các axit amin và là một nguồn protein tốt cho những ai ghét thịt. Tuy nhiên hạt đậu và một số đậu lăng chứa purine có thể làm tăng nồng độ axit uric nên không tốt với người bị bệnh gút.

Các loại đậu tốt cho gì?

Các loại đậu cũng là một sự thay thế tuyệt vời cho thịt như một nguồn cung cấp protein trong chế độ ăn chay. Đậu và các loại đậu còn góp phần giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu và tăng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Dưới đây là chín loại đậu và các loại đậu lành mà chúng ta có thể sử dụng hàng ngày.

Những ai không nên ăn các loại đậu?

Nhóm người không nên ăn đậu xanh, đậu đen, đậu tương.
Người đang đói. ... .
Những người đang uống thuốc Đông y. ... .
Những người mắc bệnh về hệ tiêu hóa. ... .
Người hay bị chân tay lạnh. ... .
Người già và trẻ em cũng không nên ăn nhiều. ... .
Phụ nữ có kinh nguyệt..