Ăn thịt rắn có bị liệt dương không

Trong Đông y, thịt trăn được xem là một vị thuốc cung cấp nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên đối với nam giới chúng lại không mang lại lợi ích tích cực. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi “ăn thịt trăn có bị liệt dương không?” cũng như cách sử dụng thực phẩm này để nâng cao sức khoẻ an toàn. 

Trăn là một loài bò sát ở vùng Châu Á, Châu Mỹ chúng thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiều sông nước. Không giống như rắn, trăn không có nọc độc, kích thước của chúng cũng to hơn, nếu một con trưởng thành sẽ có chiều dài và cân nặng lên tới hàng chục kilogram. Nhiều người truyền tai nhau về công dụng của thịt trăn đối với sức khoẻ sinh lý.

Ăn thịt rắn có bị liệt dương không
Thịt trăn giàu dinh dưỡng nhưng có tốt cho nam giới không?

Vậy sự thật thịt trăn có ăn được không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thịt động vật này có chứa nhiều dinh dưỡng như đạm, canxi, lipit, các loại vitamin như A, B12, axit amin tự do… Những chất này có lợi cho việc điều trị các bệnh lý như :

  • Bệnh xương khớp
  • Thúc đẩy chức năng của tuyến giáp
  • Giảm đau nhức đặc biệt là đau nhức xương khớp, ngoài da
  • Cải thiện tình trạng thiếu máu bằng cách tổng hợp hồng cầu.

Mặc dù thịt trăn có tác dụng bổ thận giúp chức năng lọc máu và các tạp chất hoạt động tốt hơn. Nhưng chúng lại không có lợi cho sinh lý phái mạnh.

Một con trăn trưởng thành có độ tuổi từ 20 – 25 năm, người ta tận dụng hết bộ phận của loài này như da, mỡ, thịt, xương … làm thức ăn, các chế phẩm khác như cao để bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Trên thị trường hiện nay giá trung bình của thịt trăn giao động từ 400.000 – 500.000đ/kg. Trong thịt trăn có nhiều thành phần bổ dưỡng đem lại công hiệu như:

Ăn thịt rắn có bị liệt dương không
Tác dụng điều trị các bệnh xương khớp, lưu thông khí huyết
  • Ngăn ngừa bệnh xương khớp: Canxi là một chất cần thiết để duy trì sức khoẻ xương khớp. Thịt trăn chứa nhiều canxi, khoáng chất giúp hoạt động cơ bắp được tăng cường. Ngăn chặn các chứng bệnh như loãng xương, giòn xương, đau nhức xương khớp, gút…
  • Tăng máu lên não: Nhờ tác dụng hoạt huyết, các chế phẩm từ trăn giúp tăng lượng hồng cầu, đẩy mạnh quá trình lưu thông máu lên não.
  • Bổ sung collagen: Ngoài tác dụng về thể chất, thịt trăn còn giúp làm đẹp. Nữ giới sử dụng mỡ trăn sẽ có làn da căng bóng, chắc khoẻ, ngăn ngừa lão hoá và các vết tàn nhang.

Nhờ những công dụng trên, hẳn là bạn đã trả lời được câu hỏi “thịt trăn ăn được không?” rồi chứ. Tuy nhiên nếu sử dụng loại thức ăn này không đúng cách sẽ khiến chức năng sinh lý của phái mạnh bị ảnh hưởng gây triệu chứng liệt dương tạm thời và nặng hơn là liệt dương hoàn toàn.

Tập tính của loài trăn thường ngủ suốt hai phần ba vòng đời, chính vì vậy mà máu, cơ thịt của chúng có tính “nhu” “ôn” thay vì “cương”. Những chế phẩm từ trăn như cao trăn, rượu trăn… có thể khiến phái mạnh trở nên “bất lực” vĩnh viễn.

Nguyên nhân chính bởi khí huyết của con trăn ngấm vào máu, làm teo các mô cơ ở dương vật hoàn toàn. Khi nam giới có ham muốn tình dục hay được kích thích nhưng các mô không hoạt động, khiến máu không thể bơm tới thể hang vùng hạ bộ, gây ra tình trạng liệt dương.

Ăn thịt rắn có bị liệt dương không
Các bộ phận của trăn đều có khả năng khiến phái mạnh bất lực

Rất nhiều người nhầm lẫn tác dụng bổ thận của loài trăn sẽ đi kèm với tráng dương. Khiến tình trạng không thể cứu vãn. Nếu muốn sử dụng thịt trăn hoặc cao trăn để bồi bổ sức khoẻ thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ăn thịt rắn có bị liệt dương không

Bệnh liệt dương ở đàn ông không chỉ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý. Chứng bệnh này còn khiến tâm lý phái mạnh bị ảnh hưởng, giảm khả năng sinh sản chính vì vậy mà việc phòng tránh là điều cần thiết. Nắm vững những yếu tố sau sẽ giúp nam giới không rơi vào tình trạng “bất lực” trong chuyện ấy:

  • Chú ý không ăn nhiều thịt trăn hoặc các chế phẩm của chúng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo có hại, thực phẩm chứa chất bảo quản để duy trì chất lượng tinh trùng.
  • Không mặc quần quá bó, lựa chọn trang phục thoải mái, thông thoáng.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục, dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
  • Thường xuyên khám định kỳ tại những cơ sở điều trị bệnh liệt dương có uy tín.

Bổ sung thực phẩm giúp cải thiện sinh lý nam giới, tuy nhiên không phải món ăn nào cũng phù hợp. Thịt trăn, cao trăn, mỡ trăn đều có khả năng làm liệt dương nam giới nếu nạp quá nhiều. Nếu thấy dấu hiệu bất thường ở cơ thể, nam giới nên tới cơ sở y tế để điều kịp thời.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Bị liệt dương do ăn rắn hay trăn đều rất khó chữa, và cơ hội trở lại như trước dường như bằng 0 – bác sĩ Vũ Quốc Trung nhấn mạnh.

Chuyện bình rượu rắn ngày Tết

Bác sĩ đông y Vũ Quốc Trung – phòng khám đông y chùa Cảm Ứng, Đống Đa, Hà Nội cho biết rượu rắn có thể giết chết bản lĩnh của quý ông, đặc biệt là nhiều năm thanh niên bị liệt dương vĩnh viễn vì rượu rắn.

Trường hợp của Nguyễn Bá Phúc – trú tại Hoàng Mai, Hà Nội là điển hình. Hai năm trước, anh Phúc được bạn ở Sơn La tặng một bình ngũ xà. Anh Phúc nghĩ rượu rắn là rượu quý nên anh cố gắng để dành cẩn thận chờ ngày tết mang ra thiết đãi bạn bè.

Ăn thịt rắn có bị liệt dương không

Ảnh minh họa.

Dịp Tết năm đó, anh Phúc đã mang rượu rắn ra nhâm nhi cả chục ngày. Bạn bè đến anh mang ra mời mọi người cùng uống. Nhiều người bạn cảnh báo chưa đủ tuổi uống rượu rắn nhưng anh Phúc bỏ ngoài tai vì nghĩ rằng rượu rắn là đặc sản quý hiếm.

Sau thời gian đó 3 tuần, anh Phúc cảm giác của quý rệu rã, không thể cương cứng được. Nhu cầu tình dục ngày càng giảm. Lúc này, anh đến viện khám bác sĩ thông báo anh bị liệt dương. Điều đáng tiếc, anh bị liệt dương vĩnh viễn không thể điều trị được vì tác dụng của rượu rắn.

Hai năm nay, anh Phúc vẫn uống thuốc đều đặn nhưng không thể tìm lại được bản lĩnh quý ông. Bác sĩ Trung cho biết ông thấy tiếc vì anh Phúc đã mất đi bản lĩnh của riêng quý ông khi mới 36 tuổi.

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Minh, 50 tuổi ở Hải Phòng cũng tương tự. Anh Minh tâm sự về chuyện chăn gối hai vợ chồng không được như ý, bắt đầu từ khi bước vào giai đoạn mãn dục. Từ đó, vợ chồng chệch choạc trong chuyện chăn gối.

Anh Minh nghe người ta mách rắn tốt cho quý ông nhất là trong chuyện phòng the nên anh Minh đã tìm mua cho mình một bình ngũ xà về tẩm bổ. Bình rượu anh để dành cả năm trời mới mang ra nhâm nhi. Không những thế, mỗi khi đi nhậu anh cũng thường chọn rượu rắn, tiết rắn tại bàn để uống.

Lúc đầu, anh thấy có tác dụng, người cảm giác khỏe khoắn hơn, yêu đời hơn. Anh tưởng tác động của rắn nên anh càng tin tưởng bồi bổ. Một thời gian sau, anh thấy yếu dần và mất hẳn "khả năng". Đi khám anh ngã ngửa khi bác sĩ bảo liệt dương hoàn toàn không thể cương được nữa.

Rượu rắn chỉ chữa bệnh xương khớp

Bác sĩ Vũ Quốc Trung cho biết thịt rắn có vị ngọt, tính hàn, không độc dùng để điều trị tiêu khát, phiền nhiệt và ly độc. Tuệ Tĩnh đã viết trong sách Nam dược thần hiệu rằng thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính hàn trị phiền khát, ngọt trong xương, kiết lỵ, tiêu dinh độc ở đầu ngón tay. Một số loại rắn dùng trị thấp khớp như rắn cạp nia. Thấu gân cốt, chống co giật. Rượu rắn chỉ có tác dụng chữa đau nhức xương khớp.

Một số loại như rắn chàm cạp có tác dụng chữa đầy bụng, di tinh và kinh nguyệt không đều, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại rượu rắn nào cũng có tác dụng như thế.

Bác sĩ Trung cho biết uống rượu rắn phải được chỉ định của thầy thuốc cũng giống như cách pha hay loài rắn. Không phải cứ ngũ xà, tam xà là đã bổ vì có những bệnh nhân bị rượu rắn phá hủy toàn bộ cơ quan nội tạng. Thậm chí có bệnh nhân còn nhiễm độc từ nọc độc rắn khi ngâm rượu rắn toàn tính. Nọc độc của rắn rất độc dù chỉ một tý cũng có thể gây nhiễm độc, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, trong các tài liệu đông y như Nam dược thần hiệu, Lĩnh nam bản thảo đều không nói tới tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực của rượu rắn. Trên thực tế, những người còn trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn, nếu lạm dụng rượu rắn lại còn làm cho cơ quan sinh dục yếu đi, thậm chí không còn khả năng sinh con nữa. Bị liệt dương do ăn rắn hay trăn đều rất khó chữa, và cơ hội trở lại như trước dường như bằng 0 – bác sĩ Trung nhấn mạnh.

Đặc biệt, đối với những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ.

(Theo Khánh Ngọc/Infonet)