An trứng nhiều có tốt không

Không có hại gì nếu trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, 4 quả trứng mỗi tuần sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao.

Trứng là thực phẩm lý tưởng trong chế độ ăn của người cao tuổi

2. Lợi ích của người già khi ăn trứng đúng cách

Người già ăn trứng có tốt không trước hết chúng ta cùng xem một khẩu phần trứng đáp ứng lượng dinh dưỡng hàng ngày cho người trên 70 tuổi như sau:

Chất dinh dưỡngĐóng góp vào dinh dưỡng hàng ngàyProtein16 – 22%Omega-3s71 – 127%Selen41 – 48%Vitamin B1212%I-ốt29%Sắt21%Vitamin A11 – 14%Folate24%Vitamin E20 – 28%Vitamin D54%Kẽm7 – 12%

2.1. Canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe

Trong 100g trứng gà chứa tới 55mg Canxi và 0,88 mcg Vitamin D. Canxi và Vitamin D là thành phần chủ yếu cấu tạo xương, làm tăng mật độ xương và giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý về xương ở người cao tuổi.

2.2 Choline cải thiện chức năng não bộ

Một quả trứng lớn có thể cung cấp tới 147mg Choline. Choline hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong tế bào và tham gia vào quá trình tổng hợp Acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của cơ thể. Bổ sung Choline giúp cải thiện các chức năng của não bộ, tăng cường trí nhớ và tư duy ở người già.

2.3. Giàu Protein giúp các mô khỏe mạnh

Trứng là thực phẩm giàu Protein với 13 – 15g Protein trong 100g trứng. Protein là vật liệu cấu trúc của tế bào, có vai trò quan trọng trong hình thành và duy trì hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ thể. Bổ sung Protein giúp duy trì sự dẻo dai của da và cơ bắp, cải thiện chức năng các cơ quan và tăng cường sức khỏe thế chất cho người già.

2.4. Giàu Selen, Kẽm, Vitamin A và E giúp tăng cường hệ miễn dịch

Người già ăn trứng có tốt không? 100g trứng gà chứa 0,96 mg Vitamin A, 2,58 mg Vitamin E, 3,7 mg Kẽm và 18,3 mcg Selen. Vitamin A, E và Selen đều là những chất chống oxy hoá quan trọng, giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thoái hoá ở người già. Kẽm làm giảm stress oxy hóa, có vai trò quan trọng giúp biệt hóa, kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, giúp bảo vệ cơ thể dễ bị tổn thương của người già.

2.5. Lutein và Zeaxanthin tốt cho sức khoẻ mắt

Trứng cung cấp một lượng đáng kể Lutein và Zeaxanthin: 55 mcg trong 100g trứng gà và 459 mcg trong 100g trứng vịt. Đây là 2 chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng ở người cao tuổi.

2.6. Folate/Axit Folic ngăn ngừa mất trí nhớ

Trong 100g trứng chứa khoảng 50 – 80 mcg Folate. Ngoài các chức năng quan trọng trong trao đổi chất và tạo máu, Axit Folic/Folate [hay còn gọi là Vitamin B9] còn có vai trò như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do tấn công hệ thần kinh trung ương, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và mất trí nhớ ở người già.

Với câu hỏi người già ăn trứng có tốt không thì trứng sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người già nếu được ăn đúng cách. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng nếu người già ăn nhiều trứng có tốt không? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

3.Tác động không tốt của việc người già ăn nhiều trứng

người già ăn nhiều trứng có tốt không? Trứng mang lại nhiều lợi ích cho người già nhưng việc ăn quá nhiều trứng thì không hoàn toàn tốt. Các chuyên gia khuyến cáo, người già không nên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/ngày, như vậy người già ăn nhiều trứng tốt không? – Câu trả lời là việc ăn nhiều trứng là phải có liều lượng phù hợp và cách chọn loại trứng, cách ăn sẽ giúp bạn hay người thân lớn tuổi có sức khỏe tốt nhất.

  • Ăn nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết hoặc đại trực tràng: Hàm lượng Choline trong trứng khá cao [147 mg/quả]. Choline có thể được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa thành Trimethylamine – một chất có khả năng kích thích sinh ra các chất gây ung thư, thường gặp nhất là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết và trực tràng.
  • Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng người tiểu đường tuýp 2 ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, người già mắc tiểu đường có thể ăn trứng theo liều lượng hợp lý. Theo đó, chế độ ăn 2 quả trứng/ngày, 6 ngày/tuần trong 3 tháng được nghiên cứu không có ảnh hưởng đáng kể tới nồng độ mỡ máu của người mắc tiểu đường loại 2.
Ăn quá nhiều trứng gà không tốt cho sức khỏe.

4. Liều lượng phù hợp dành cho người già ăn trứng

Tham khảo bảng thống kê hàm lượng dinh dưỡng trong 100g trứng toàn phần của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc để tính toán lượng trứng hợp lý cho người già:

Loại trứngThành phầnHàm lượng Protein

trong 100g [g]

Hàm lượng Cholesterol

trong 100g [mg]

Trứng gàLòng đỏ13.62000Lòng trắng10.30Trứng vịtLòng đỏ13.6884Lòng trắng10.7

Lượng Cholesterol được khuyến cáo hấp thu ở người già là dưới 300 mg/ngày. Cholesterol tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, vì vậy người già chỉ nên ăn không quá 2 lòng đỏ/ngày.

Nhu cầu Protein ở người già trung bình vào khoảng 60 – 70 g/ngày, vì vậy người già có thể ăn 4 – 5 lòng trắng trứng/ngày. Lòng trắng trứng chứa lượng calo thấp và rất ít chất béo nhưng lại chiếm hơn 60% lượng Protein của cả quả trứng. Lòng trắng trứng mềm, dễ tiêu hóa và là nguồn Protein tuyệt vời để thay thế các loại thịt động vật.

5. Cách ăn trứng tốt cho người già

Theo bảng thống kê trên, lượng Cholesterol trong trứng vịt cao hơn gần gấp đôi so với trứng gà trong khi hàm lượng Protein lại thấp hơn. Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người già nên ưu tiên sử dụng trứng gà trong chế độ ăn hàng ngày.

Ăn trứng gà hạn chế lượng Cholesterol nạp vào hơn trứng vịt
  • Ăn trứng luộc, hấp: Trứng luộc, hấp giúp giữ lại tối đa dưỡng trong quả trứng cũng như giảm lượng calo và chất béo từ dầu mỡ như trứng chiên.
  • Ăn đúng thời điểm: Người già nên ăn trứng vào bữa sáng, vừa tốt cho hệ tiêu hoá, vừa có thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng trong trứng.
  • Ăn với liều lượng khuyến cáo: Tuy là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người già nhưng ăn quá nhiều trứng có thể dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn.

Qua cách sử dụng cũng như liều lượng trứng người già nên sử dụng hằng ngày thì chắc hẳn bạn cũng có việc thêm trứng vào chế độ ăn uống của người già cần thiết như thế nào. Đồng thời câu trả lời cho việc ăn quá nhiều trứng thì có nguy cơ gì sẽ khẳng định người già ăn nhiều trứng có tốt không rõ ràng hơn.

Tìm hiểu thêm:

Người già không nên ăn mỡ và phương pháp thay thế hiệu quả

6. Lưu ý không thể bỏ qua cho người già khi ăn trứng

Như vậy việc người già ăn nhiều trứng có tốt không đã rõ và để tránh các tác hại không mong muốn có thể xảy ra khi ăn trứng, người già cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không nên ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào: Hệ tiêu hoá ở người già hoạt động kém, khó hấp thu Protein của trứng sống. Đồng thời, các vi khuẩn trong trứng sống và trứng chưa nấu chín kỹ có thể tấn công hệ đường ruột vốn đã yếu của người già, gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,…
  • Với trứng đã chín, không nên ăn nếu đã để qua đêm: Sau khi luộc, Protein trứng sẽ bị biến tính. Bên cạnh đó, trứng chín để càng lâu sẽ càng giảm giá trị dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên uống trà sau khi ăn trứng: Axit tannic trong trà có thể kết hợp với protein trong trứng làm giảm nhu động ruột, gây táo bón và khó tiêu.
  • Không ăn trứng cùng đậu nành: Sữa đậu nành chứa Trypsin, một chất có thể kết tủa với Protein trong trứng gây cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng và gây khó tiêu.
  • Không ăn kết hợp trứng với thịt thỏ: Theo Đông y, trứng và thịt thỏ đều có tính hàn nên ăn chung trứng với thịt thỏ có thể gây tiêu chảy.
  • Không ăn kết hợp trứng với quả hồng: Hồng chứa Tannin, một chất có thể kết tủa với protein của trứng ngay trong dạ dày. Chất tủa này khó tiêu hoá và đào thải nên có thể dẫn đến tắc nghẽn đường tiêu hoá, gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính.
  • Không ăn kết hợp trứng với óc heo: Trứng và óc heo đều là những thực phẩm có lượng Cholesterol cao, đặc biệt là óc heo nên khi ăn kết hợp hai loại này có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không chiên trứng cùng tỏi: Tỏi có tính nóng dễ gây kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, dùng chung với trứng có thể gây khó tiêu ở người già có hệ tiêu hoá kém. Ngoài ra, khi chiên trứng cùng tỏi, tỏi dễ bị cháy xém, có thể sinh ra trans fat – chất béo bão hòa, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Không uống thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng: Protein và chất béo trong trứng có thể làm giảm tốc độ tháo rỗng dạ dày dẫn tới giảm tốc độ hấp thu thuốc và tăng gánh nặng cho dạ dày.
Ăn trứng với sữa đậu nành làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng và gây khó tiêu

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi “Người già ăn nhiều trứng có tốt không?” và có thể xây dựng được chế độ ăn trứng phù hợp với người cao tuổi.

Nếu bạn có vấn đề cần được tư vấn về chủ đề trên hay về các sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người già, bạn có thể gọi tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được hỗ trợ chi tiết.

Ăn nhiều trứng có tác dụng gì?

Tăng cường hệ miễn dịch. Từ nguồn protein trong trứng sẽ cung cấp Calo, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp bạn đầy đủ nguồn năng lượng cho một ngày làm việc. Cơ thể tràn đầy năng lượng và được cung cấp nhiều dưỡng chất sẽ đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Ngày nào cũng ăn trứng có được không?

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm rất tốt, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.

Mỗi ngày có thể ăn bao nhiêu quả trứng?

Khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng tối đa 3 quả trứng mỗi ngày là hoàn toàn an toàn cho những người khỏe mạnh. Trứng không chỉ chứa cholesterol mà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích ấn tượng khác.

Ngày nào cũng ăn trứng vịt có tốt không?

Nếu bạn băn khoăn ăn trứng vịt nhiều có tốt không thì mặc dù có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bạn chỉ nên ăn trứng vịt ở lượng vừa phải. Lí do là vì trứng vịt chứa một lượng khá lớn chất béo nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng mức cholesterol và đường huyết, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Chủ Đề