Anh chị hiệu thế nào về từ nói ngang trong bài ca dao

1. Khái niệm ca dao  

      Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3,4 câu. cũng có một số ít những bài ca dao dài. Những bài ca thường có nguồn gốc dân ca- Dân ca khi tước bỏ làn điệu đi, lời ca ở lại đi vào kho tàng ca dao. Ca dao, dân ca vốn được dân gian gọi bằng những cỏi tờn khỏc nhau: ca, hũ, lớ, vớ, kể, ngõm...

         Miệng ca tay cấy mà lũng nhớ ai.

         - Vớ  vớ rồi lại von von.

          Lại đây cho một chút con mà bồng.

2. Đề tài ca dao

a. Ca dao hỏt về tình bạn, tình yêu, tình gia đình.

b. Ca dao bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước.

c. Ca dao than thân

d. Ca dao châm biếm

3. Nội dung ca dao

Ca dao là sản phẩm trực tiếp của sinh hoạt  văn hóa quần chúng, của hội hè đình  đám. Ca dao là một mảnh của đời sống văn hóa nhân dân. Vì vậy nội dung vô cùng đa dạng & phong phú.

Ca dao có đủ mọi sắc độ  cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận hờn nhưng nổi lên là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, tình yêu thương con người. Ca dao biểu hiện niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng chan hòa với thiên nhiên, đồng thời bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do,quyền con người.

a. Nói về vũ trụ gắn liền với truyện cổ:

VD: Ông đếm cát.

         ông tát bể ...

        ông trụ trời.

b. Có những câu ca dao nói về bọn vua quan phong kiến.

VD: Con ơi nhớ lấy câu này.

        Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

c. Nói về công việc SX, đồng áng.

VD: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

d. Có những câu ca dao chỉ nói về việc nấu ăn , về gia vị.

VD:  - Con gà cục tỏc lỏ chanh.

    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tụi.

-   Khế chua nấu với ốc nhồi.

Cái nước nó xám nhưng mùi nó ngon.

4. Nghệ thuật ca dao

a. Nghệ thuật cấu tứ của ca dao: cú 3 lối. Phỳ, tỉ, hứng.

+ Phỳ: Là mụ tả,trỡnh bày, kể lại trực tiếp cảnh vật, con người, sự việc tâm trạng.

VD: Ngang lưng thì thắt bao vàng.

        Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Hoặc nói trực tiếp.

- Cơm cha áo mẹ chữ thầy.

Gắng công học tập có ngày thành danh.

- Em là cô gái đồng trinh.

Em đi bán rựơu qua dinh ông Nghè. . .

+ Tỉ: Là so sánh: trực tiếp hay so sánh gían tiếp.

VD: So sánh trực tiếp:

       - Công cha như núi thái Sơn.

  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh gián tiếp: vận dụng NT ẩn dụ- So sánh ngầm.

- Thuyền về có nhớ bến chăng.

                Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

+ Hứng: là hứng khởi.Thường lấy sự vật khêu gợi cảm xúc, lấy một vài câu mào đầu tả cảnh để từ đó gợi cảm, gợi hứng.

VD: Trên trời có đám mây xanh.

   ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.

         Ước gì anh lấy được nàng.

   Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.

b. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện

Ca dao có sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, tượng trưng, nói quá, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ. . .

+ Ca dao đặc sắc ở NT xây dựng hình ảnh.

     Thấy anh như thấy mặt trời.

                 Chói chang khó ngó,trao lời khó trao.

+ Đối đáp cũng là 1 đặc trưng NT của ca dao.

Đến đây hỏi khách tương phùng.

Chim chi một cánh bay cùng nước non?

- Tương phùng nhắn với tương tri.

   Lá buồm một cánh bay đi khắp trời.

+ Lối xưng hô cũng thật độc đáo:

Ai ơi, em ơi, ai về, mình đi, mình về, hỡi cụ, đôi ta. . .

+ Vần & thể thơ.

- Làm theo thể lục bỏt [6-8].

Vần ở tiếng thứ 6 của câu 6 với tiếng thứ 6 của câu 8.

VD: Trăm quan mua lấy miệng cười.

                      Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

- Làm theo lối lục bát biến thể hoặc mỗi câu 4 tiếng hay 5 tiếng.

5. Hạn chế của ca dao

a. Có câu ca dao mang tư tưởng của g/c thống trị.

      Một ngày tựa mạn thuyền rồng.

                    Cũng hơn chín tháng nằm trong thuyền chài

b. Mang tư tưởng mê tín dị đoan về số phận.

  Số giàu mang đến dửng dưng.

Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.

6.Giá trị của ca dao

Giá trị của ca dao là hết sức to lớn, là vụ giá. Nó là nguồn sữa không bao giờ cạn của thơ ca dân tộc.

Các nhà thơ lớn như Nguyễn Du- Hồ Xuân Hương…và sau này như Tố Hữu…thơ của họ đều mang hơi thở của ca dao, của thơ ca dân gian.

Ca dao

Thơ trữ tình

- Ai đi muôn dặm non sông.

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.

- Quả cau nho nhỏ.

Cỏi vỏ vân vân. .

- Mình về mình nhớ ta chăng.

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Sầu đong càng lắc càng đầy.

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. [TK- NDu]

- Quả cau nho nhỏ,miếng trầu hụi.

Này của Xuân Hương đó quệt rồi.[Hồ Xuân Hương]

- Minh về mình có nhớ ta.

Ta về ta nhớ những hoa cùng người. [Tố Hữu]

7. Phương pháp cảm thụ một bài ca dao.

1. Đọc kĩ nhiều lượt để tìm hiểu nội dung [ý].

2. Cách dùng từ đặt câu có gì đặc biệt.

3. Tìm những hình ảnh, chi tiết có giỏ trị gợi tả.

4. Tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ [Đặc biệt là ý và từ trong ca dao].

5. Cảm nhận của em về cả bài.

II. Bài tập

Bài tập 1: Tình thương yêu, nỗi nhớ quê hương nhớ mẹ già của những người con xa quê đó thể hiện rất rõ trong bài ca dao. Em hãy cảm nhận & phân tích.

                 Chiều chiều ra đứng ngõ sau.

             Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

* Gợi ý: Bài ca dao cũng núi về buổi chiều, không chỉ một buổi chiều mà là rất nhiều buổi chiều rồi: “Chiều chiều...”. Sự việc cứ diễn ra, cứ lặp đi lặp lại “ra đứng ngõ sau”. . .“Ngõ sau” là nơi vắng vẻ. Câu ca dao không nói ai “ra đứng ngõ sau”, ai “trông về quê mẹ. . . ”, nhân vật trữ tình không được giới thiệu cụ thể về dáng hình, diện mạo... nhưng người đọc, người nghe vẫn cảm nhận được đó là cô gái xa quê, xa gia đình... Nhớ lắm, nỗi nhớ vơi đầy, nên chiều nào cũng như chiều nào, nàng một mình “ra đứng ngõ sau”, lúc hoàng hôn buông xuống để nhìn về quê mẹ phía chân trời xa.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau...

Càng trông về quê mẹ, người con càng thấy lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết khôn nguôi:   Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Người con“trông về quê mẹ”,càng trông càng nhớ day dứt, tha thiết, nhớ khôn nguôi. Bốn tiếng “ruột đau chín chiều” diễn tả cực hay nỗi nhớ đó.Buổi chiều nào cũng thấy nhớ thương đau đớn. Đứng ở chiều hướng nào, người con tha hương cũng buồn đau tê tái,nỗi nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ người thân thương càng dâng lên, càng thấy cô đơn vô cùng.

Giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn khơi dậy trong lòng người đọc bao liên tưởng về quê hương yêu dấu,về tuổi thơ.

Đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất, một đóa hoa đồng nội tươi thắm mói với thời gian.      

Bài tập 2:  Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:  “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.

         Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sỏng tỏ ý kiến trên.

A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến

B. Thõn bài :

* Giải thisch:  Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đũ và đồng quê thẳng cánh cũ bay. Từ khi cất tiếng khúc chào đời người nông dân xưa đó gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.

    * Chứng minh tìnnh cảm trong ca dao được thể hiện:

  • Tình cảm gia đinh đằm thắm được ca dao thể hiện qua:

+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. [dẫn chứng – phân tích]

+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. [dẫn chứng – phân tích]

  • Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua:

+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với  xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. [dẫn chứng – phân tích]

+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. [dẫn chứng – phân tích]

Þ Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà cũng cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.

  C. Kết bài :

- Khẳng định ý nghĩa của ca dao .

- Liên hệ cảm nghĩ bản thân

Video liên quan

Chủ Đề