Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với hệ tuần hoàn

Hệ thống hô hấp của cơ thể sẽ bị tác động từ bên ngoài, đặc biệt là sau khi luyện tập thể dục. Vậy khi luyện tập, hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng ra sao?

Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên chuyên ngành thể thao hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Tác động của việc tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp

Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2 của cơ thể, khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O2, chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ O2, từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải thiện cơ năng hệ thống hô hấp.

Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng lượng, năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật chất dự trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có một quá trình O2 hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng O2 từ môi trường bên ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp.

Hệ thống hô hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi… trong đó phổi là nơi trao đổi khí, còn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi hỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ và rất dễ mắc bệnh.

Tác động của việc tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp

Sau tập luyện thể dục, thể thao, chức năng hô hấp được cải thiện ra sao?

Bác sĩ tư vấn cho biết chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:

– Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với lượng vận động lớn.

– Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ O2 và thải CO2. Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích sống tăng lên.

– Tăng cường độ sâu hô hấp. Ở người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số yên tĩnh khoảng 12-18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hô hấp sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này còn biểu hiện rõ nét hơn trong khi vận động.

Sau tập luyện thể dục, thể thao, chức năng hô hấp được cải thiện ra sao?

Ngoài ra, do kết quả của tập luyện thể dục thể thao lâu dài đã cải thiện được chức năng của hệ thống hô hấp và các hệ thống khác [hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn…] nâng cao năng lực nhả CO2 và hấp thụ O2 khi trao đổi khí, làm cho vận động viên khi hoạt động kịch liệt vẫn có thể phát huy chức năng của hệ hô hấp [ở người bình thường khó có thể đạt được].

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn

Lợi ích của tập luyện đối với tim mạch

Trong quá trình tập luyện, nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của hệ cơ xương khớp tăng rất cao, quá trình điều tiết cân bằng giữa sản nhiệt - thải nhiệt và thăng bằng kiềm toan của cơ thể là rất lớn, sự lưu chuyển máu mạnh mẽ hơn, đòi hỏi quả tim và tuần hoàn mạch máu phải hoạt động thích nghi.

Luyện tập TDTT một cách có hệ thống, tim sẽ dần thích nghi với lượng vận động thể lực. Hiệu quả của các bài tập lên tim phụ thuộc vào tần số, cường độ và thời gian luyện tập. Về mặt cấu trúc, kích thước các tế bào cơ tim tăng làm cho khối cơ tim lớn hơn, thành buồng tim dầy hơn và thể tích buồng tim tăng. Nhờ đó làm tăng thể tích tâm thu [lượng máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhát bóp] và lưu lượng phút [lượng máu được bơm ra khỏi tim trong một phút] của tim. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi và lúc gắng sức dưới mức tối đa sẽ có xu hướng giảm mà vẫn đảm bảo khả năng cung cấp máu, như thế quả tim đã thích nghi và hoạt động hiệu quả hơn.

Tập luyện lâu dài và đều đặn gia tăng đáng kể cả thành phần huyết tương và tế bào máu, làm tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy. Thể tích máu tăng làm tăng lượng máu trở về tim dẫn đến tăng thể tích của tim cuối kỳ tâm trương, góp phần làm tăng cung lượng tim và giảm tần số tim lúc nghỉ và trong các hoạt động gắng sức dưới tối đa.

Tập luyện có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Và đối với  một số bệnh cụ thể

Bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành liên quan tới những biến đổi bệnh lý và tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra ở thành của các mạch vành, còn được gọi là nhồi máu [thiếu máu] cơ tim, thường biểu hiện bằng chứng đau thắt ngực. Ít hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh.

Tác dụng của tập luyện đối với bệnh mạch vành: Làm giảm nhịp tim khi nghỉ thông qua những biến đổi về cấu trúc và chức năng của tim, dẫn tới giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm chứng đau thắt ngực; làm giảm huyết áp khi nghỉ và khi gắng sức, dẫn tới giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ; làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu, tác dụng tích cực lên các enzym tiêu fibrin, cùng với những biến đổi làm tăng thể tích huyết tương và giảm độ nhớt của máu dẫn tới giảm nguy cơ hình thành huyết khối ở hệ mạch vành…

Tuy nhiên bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, suy nhược nặng, rối loạn nhịp nặng như nhịp nhanh thất, block nhĩ - thất hoàn toàn, tăng huyết áp không kiểm soát, nhiễm khuẩn tiến triển tuyệt đối không được tập luyện TDTT.

Suy tim: Suy tim là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Những người bị suy tim thường bị suy giảm khả năng hoạt động thể lực do không đảm bảo cung cấp máu và oxy cho hệ các cơ quan vận động. Tuy nhiên, luyện tập phù hợp được chứng minh có tác dụng cải thiện rõ rệt các chức năng của tim. Do đó, tập luyện được khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim như một phần của việc điều trị.

Cân nhắc lựa chọn bài tập phù hợp với mức độ suy của tim và khả năng đáp ứng vận động của cơ thể. Trong quá trình tập, gắng sức vừa phải được coi là mức độ tập luyện phù hợp. Các bài tập tăng cường sức mạnh hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân suy tim cơ lực thường yếu, vì vậy nên giảm tải trọng và tăng số lần lặp lại mỗi bài tập. Tải trọng khuyến cáo khi tập không vượt quá 60% tải trọng tối đa có thể thực hiện. Nên tập các bài tập sức mạnh sau các bài tập tăng cường sức khỏe chung.

Các tình trạng suy tim mất bù, phình giãn cơ tim, bệnh van tim nặng [đặc biệt là hẹp động mạch chủ], viêm cơ tim hoạt động, tụt huyết áp, loạn nhịp nặng hay thiếu máu cơ tim cục bộ nặng tuyệt đối không được tập TDTT.

Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là tình trạng sai lệch trong phát sinh xung điện và/hoặc dẫn truyền xung điện trong tim. Luyện tập thể lực có tác động đến hệ phó giao cảm của thần kinh tự động, từ đó có thể ảnh hưởng tới các rối loạn nhịp theo nhiều hướng khác nhau.

Luyện tập sức bền đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh lý này bởi sức khỏe toàn thân được nâng cao sẽ giúp cải thiện khả năng dung nạp với những rối loạn chức năng tim mạch.

Những bệnh nhân có rối loạn nhịp thất do tập luyện gây ra, rối loạn nhịp nhĩ tần số cao, loạn nhịp mới xuất hiện hoặc loạn nhịp chưa xác định đều không nên tập.

Cần lựa chọn loại hình vận động phù hợp với sức khỏe tim mạch của từng người.

Một số chú ý khi tập luyện

Mục tiêu chung của là nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe toàn thân thông qua tăng cường chức năng hệ cơ quan tim mạch. Vì vậy, tập luyện có tác dụng và ít gây căng thẳng khi huy động được nhiều nhóm cơ tham gia. Lợi ích có được của việc tập luyện là nhờ duy trì đều đặn, thường xuyên, một cách có hệ thống và phù hợp với đặc điểm trạng thái thể lực của mỗi người.

Mục tiêu chung của tập luyện thể lực đối với bệnh nhân tim mạch là nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe toàn thân thông qua tăng cường chức năng hệ cơ quan tim mạch. Vì vậy, tập luyện có tác dụng và ít gây căng thẳng khi huy động được nhiều nhóm cơ tham gia.

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân đánh giá mức độ thích hợp, khả năng hoạt động thể lực trước khi lựa chọn cường độ vận động cũng như đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện.

Phương pháp tập luyện hiệu quả và ít gây nguy hại là tập ngắt quãng, luân phiên giữa các bài tập khó và dễ, thời gian của mỗi bài tập không nên quá dài, cường độ [mức độ gắng sức] phụ thuộc vào từng đối tượng, tình trạng bệnh lý và các bài tập khác nhau.

Về cơ bản cường độ vận động phù hợp được xác định bằng tần số tim cần duy trì khi tập qua công thức: [220 - số tuổi] x [60% hoặc 70%]. Thời gian tập luyện trong khoảng 30-60 phút hàng ngày hoặc 150 phút hàng tuần được chứng minh có tác dụng tích cực lên hệ tim mạch.

Những người có thể trạng yếu, thời gian tập có thể rút ngắn hơn, hoặc thay vì tập luyện có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như làm vườn, lau nhà, hay tất cả các công việc sinh hoạt khác có thể.

Một số loại hình vận động phù hợp với những người có bệnh lý tim mạch là: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, aerobic, yoga, bóng bàn, cầu lông….

Khởi động kỹ trước mỗi buổi tập và thư giãn đủ sau khi tập nhằm giúp cơ thể cũng như hệ thống tim mạch thích nghi với lượng vận động.

Người tập cần biết cách tự kiểm tra, theo dõi nhận biết tình trạng sức khỏe và ảnh hưởng của tập luyện đối với sức khỏe qua tần số mạch khi tập, sau khi tập, sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ; cảm giác ngon miệng; thời gian và chất lượng giấc ngủ; sự thay đổi của trọng lượng cơ thể…thông báo kịp thời những biểu hiện bất thường cho nhân viên y tế để điều chỉnh, ngăn ngừa những biến cố do tập luyện gây ra.

Lưu ý sự tương tác giữa vận động trị liệu với các thuốc điều trị. Một số thuốc chẹn beta, kháng calcium, thuốc lợi tiểu có thể làm giảm khả năng hoạt động thể lực. Vì vậy cần đặt mục tiêu, khối lượng, cường độ vận động phù hợp trong thời gian dùng các thuốc này.


Video liên quan

Chủ Đề