Anh là ai thiền sư

Giống như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhiều vị Thiền sư khác cũng đã có đóng góp không kể hết bằng lời cho nền Phật giáo thế giới và cả xã hội loài người.

  • Chia sẻ từ nữ tiến sĩ Văn học sau 1 tuần tu tập tại Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hạnh phúc sẽ "gõ cửa" khi bạn ngộ ra điều này
  • 4 thần chú tâm đắc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền lại cho người đời để xây dựng một cuộc sống đầy tình yêu thương
  • Đài truyền hình Mỹ tưởng nhớ Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên bản tin giờ vàng, hàng loạt báo đài quốc tế ca ngợi sư thầy đáng kính
  • Làng Mai gắn liền với Thiền sư Thích Nhất Hạnh nằm ở đâu và có ý nghĩa thế nào trong cuộc đời vị sư thầy được nhiều người khắp thế giới kính trọng?

Ngày 22/5, cáo phó của tăng đoàn Làng Mai cho biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, thành phố Huế lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 95. Thông tin này ngay lập tức lan truyền ở khắp nơi trên thế giới, từbáo đài tới mạng xã hội, người ta tỏ lòng thành kính, tiếc thương cho vị sư Thầy.

Tờ The New York Times của Mỹ viết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – nhà thơ, nhà giáo và nhà hoạt động vì hòa bình, là người có ảnh hưởng lớn tới cách thực hành Phật giáo phương Tây. Hãng tin Al Jazeera, CNN cũng đưa tin về việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch và còn gọi ông là một trong những nhà sư có ảnh hưởng nhất thế giới với những đóng góp không thể kể hết bằng lời, cho Phật giáo nói riêng và cả xã hội nói chung.

Trong tác phẩm Thế giới Phật giáo, Giáo sư - Tiến sĩ John Powers, một học giả Phật học của Australia, đã chọn 13 vị sư góp phần vào sự hình thành và phát triển đạo Phật trên thế giới trong suốt 2500 năm qua, và Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng nằm trong số này.

  • Chia sẻ từ nữ tiến sĩ Văn học sau 1 tuần tu tập tại Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hạnh phúc sẽ "gõ cửa" khi bạn ngộ ra điều này

Còn Tạp chí Times [châu Á] đã vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh là 1 trong 60 vị anh hùng của châu Á, bao gồm cả thánh Ghandhi và Đạt Lai Lạt Ma.

Quả thực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có cống hiến to lớn cho nhân loại trong suốt cả cuộc đời. Tên tuổi của ông đã, đang và sẽ mãi còn được nhắc đến cho muôn đời sau.

Giống như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhiều vị Thiền sư khác cũng đã có đóng góp to lớn cho nền Phật giáo thế giới và cả xã hội loài người. Cũng nhìn lại dấu ấn của những vị Thiền sư đã được ghi danh vào sử sách giống như cách Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã làm.

1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni [Đức Thế Tôn]

Theo ghi chép trong sử sách, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thái tử Tất Đạt Đa Cô Đàm, sinh ra tại vườn Lâm – Tỳ – Ny ở thủ đô Ca Tỳ La Vệ [Kapilavattsu], của một vương quốc nhỏ đóng đô tại chân núi Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ thuở xưa, ngày nay thuộc nước Nepal. Ngài sinh ngày 8/4/ 624 TCN [khoảng thế kỷ thứ 6 TCN]. Về sau đổi và lấy ngày 15/4 hàng năm để tổ chức Đại hội Phật Giáo thế giới và Đại lễ Phật Đản.

Tên gọi Thích Ca Mâu Ni [tiếng Anh là Buddha] mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Trong đó, Thích Ca là chỉ bộ tộc người văn võ song toàn, Mâu Ni là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ với người xuất gia tu hành.

Cả tên gọi của Ngài theo tiếng Phạn hướng đến người cạo đầu xuất gia tu hành thành công là người của tộc Thích Ca. Đức Phật này dạy chúng ta bài học về lòng nhân từ, đối đãi với người khác bằng lòng yêu thương, tâm từ bi, đại từ bi đối đãi với chúng sinh.

2. Đạt Lai Lạt Ma

Tờ tin tức Lion's Roar của Pháp đánh giá Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ là nhà sư Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - hay còn gọi là Tenzin Gyatso - tự nhận mình là một Tu sĩ Phật giáo đơn giản. Ngài là bậc lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935, trong một gia đình nông dân, tại ngôi làng nhỏ nằm ở Taktser, Amdo, Đông Bắc Tây Tạng.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là hiện thân của Đức Quán Thế Âm hay Chenrezig - vị Bồ Tát của Lòng Từ Bi và là vị Thánh bảo hộ của Tây Tạng. Bồ tát là những chúng sanh đã giác ngộ, được truyền cảm hứng từ lòng khát khao muốn đạt được Phật Quả vì lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Ở tuổi 23, ngài đã thi đậu với hạng danh dự và được trao bằng tiến sĩ Geshe Lharampa, tương đương với tiến sĩ bậc cao nhất trong triết học Phật giáo.

Năm 1989, ngài được trao Giải Nobel Hòa bình về cuộc đấu tranh bất bạo động của Ngài cho sự nghiệp giải phóng Tây Tạng. Ngài đã đi khắp hơn 67 quốc gia trải dài trên 6 lục địa, nhận được hơn 150 giải thưởng, bằng tiến sĩ danh dự... Ngài cũng là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 110 cuốn sách.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thảo luận với các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau và tham gia vào nhiều sự kiện nhằm nâng cao sự hiểu biết và hòa hợp liên tôn giáo.

3. Thiền sư Nhật Bản Joshu Sasaki Roshi

Thiền sư Joshu Sasaki Roshi được gọi là bậc thầy Phật giáo, một nhân vật hàng đầu trong thiền Phật giáo tại Mỹ. Ngày 29/7/2014, ông đã viên tịch tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai, Gento Steve Krieger, thọ 107 tuổi.

Thiền sư Roshi đến Los Angeles hơn 50 năm trước, và là một trong những bậc thầy Nhật Bản tạo nên làn gió mới để thích ứng việc dạy thiền cho người phương Tây. Ông từng cam kết với học trò rằng mình sẽ không tịch "cho đến khi THIỀN được khai sinh ở Mỹ". Ông đã mở hàng chục trung tâm thiền, trong đó có một trung tâm trên núi Baldy nổi tiếng với chế độ đào tạo nghiêm ngặt.

4. Thiền sư Philip Kapleau

Thiền sư Philip Kapleau được xem là người có công lao đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật nói chung và thiền tông nói riêng tại Mỹ.

Trước năm 35 tuổi, khi Philip Kapleau bắt đầu những suy tư đầu tiên về Thiền, vị thiền sư Tây phương này đã sống một cuộc sống bình thường. Ít lâu sau, ông quyết định theo học một khóa đào tạo luật ngắn hạn. Sau khóa học, Philip Kapleau may mắn có được một chân báo cáo viên trong tòa án liên bang ở Connecticut. Nghề báo cáo viên tòa án không để lại ảnh hưởng gì lớn trong sự nghiệp của Philip Kapleau, tuy nhiên, nó lại chính là con đường dẫn Philip Kapleau đến với Thiền tông để ông gây dựng sự nghiệp lừng lẫy.

Philip Kapleau là người phương Tây đầu tiên được phép ghi chép lại những bài giảng về Thiền. Và điều này đã giúp ông có được cuốn sách nhập môn Thiền kinh điển của người Tây phương. Tập hợp những gì đã ghi chép và quan sát được, ông tự tay biên soạn thành cuốn sách với tựa là “Ba cột trụ của Thiền”.

Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, Philip Kapleau quyết định trở về Mỹ và bắt đầu sứ mệnh truyền bá Thiền tông.

Tháng 6 năm 1966, với sự giúp đỡ của Carlson, Philip Kapleau đã thành lập trung tâm Thiền Rochester. Ngay từ khi mới thành lập, trung tâm Thiền của Philip Kapleau đã liên tục mở những khóa tu cho các thiền sinh Mỹ đến tham dự. Sau đó, trung tâm Thiền đã trải qua một vài biến cố nhưng vẫn gây được tiếng vang lớn.

Nguồn: Tổng hợp

//afamily.vn/ngoai-thien-su-thich-nhat-hanh-day-la-4-vi-thien-su-co-suc-anh-huong-lon-tren-the-gioi-mai-sau-nay-van-duoc-hau-the-khong-ngung-nhac-den-20220123013357951.chn

Đọc được tin nhắn giữa vợ cũ và các con, người đàn ông gọi cảnh sát vạch trần tội ác của bà mẹ giáo viên ăn chơi sa đọa

Video liên quan

Chủ Đề