Áp lực từ khách hàng là gì

Nhắc đến Michael Porter là nhắc đến một nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh nổi bật hiện nay. Ông đã cung cấp nhưng lý thuyết phân tích, mô hình các ngành kinh doanh và ông cho rằng bất cứ ngành kinh doanh nào cũng cần chịu tác động của các lực lượng cạnh tranh. Trong đó mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter chính là một trong những mô hình kinh doanh kinh điển trong hoạch định chiến lược mà các nhà kinh tế, kinh doanh và marketing đều phải biết đến. Từ khi ra đời cho đến nay mô hình này vẫn được ứng dụng rất rộng rãi. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?

Như đã đề cập, cha đẻ của mô hình 5 áp lực cạnh tranh là giáo sư, nhà hoạch định, cạnh tranh nổi tiếng Michael E. Porter. Mô hình này được xem là thành tựu quý giá của nhân loại và là một trong những công cụ chiến lược kinh doanh phổ biến nhất và được đánh giá cao trên Thế giới. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh xuất bản lần đầu năm 1979 trên tạp chí Harvard Business Review với mục tiêu tìm ra những yếu tố tạo lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Một công cụ giúp cho các doanh nghiệp duy trì lợi nhuận, cung cấp chiến lược cạnh tranh với đối thủ.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh hay còn được biết đến với tên gọi Porter’s Five Forces là mô hình giúp xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng cho mọi ngành công nghiệp. Nó giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành, các xu hướng sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành như thế nào, doanh nghiệp nên cạnh tranh trong ngành nào và cách các doanh nghiệp có thể định vị mình để thành công. Từ đó các doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình, đưa ra cái nhìn tổng quan và có điều chỉnh phù hợp.


Tổng quan về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Luận Văn 99 hiện đang cung cấp dịch vụ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN, VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn. Chi tiết về dịch vụ cũng như báo giá viết thuê luận văn chi tiết, truy cập: //luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Michael Porter chia mô hình này ra thành các lực lượng cụ thể như sức mạnh của nhà cung cấp, nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, áp lực từ đối thủ cạnh tranh, áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng, sức mạnh từ khách hàng. Để hiểu rõ hơn về 5 năng lực này, chúng ta cùng đi phân tích cụ thể ngay sau đây:

Sức mạnh của nhà cung cấp [Bargaining Power of Suppliers]

Sức mạnh của nhà cung cấp chính là yếu tố đầu tiên được đề cập trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Sản phẩm sẽ được tạo ra từ nguyên vật liệu đầu vào nên nhà cung cấp có tác động cực lớn đến giá bán sản phẩm, ảnh hướng đến lợi nhuận và thu nhập của doanh nghiệp.

Chỉ cần một nhà cung cấp tăng giá lên một chút cũng có thế khiến cho giá vốn sản xuất của sản phẩm cũng tăng lên. Trong khi đó thì các doanh nghiệp sẽ không thể tăng giảm giá bán sản phẩm một cách tùy tiện được và dĩ nhiên lúc này doanh nghiệp chỉ còn cách chịu giảm đi lợi nhuận mà thôi.. Hơn nữa việc tăng giá của nhà cung cấp vẫn còn giải quyết dễ dàng hơn khi các nguyên vật liệu đầu vào bị giảm chất lượng kéo theo đó chất lượng sản phẩm cũng bị giảm. Điều này dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp bị mất khách.

Trong trường hợp này doanh nghiệp có 2 cách xử lý đó là phản ánh, thương lượng lại với nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm hoặc đi tìm kiếm một nhà cung cấp mới để thay thế. Nhưng cả 2 cách này cũng không dễ dàng và mang lại rủi ro khá cao. Đặc biệt nếu doanh nghiệp có ít nhà cung cấp thì quyền lực của nhà cung cấp càng lớn và việc giải quyết càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp. 

Đặc biệt sức mạnh của nhà cung cấp còn được thể hiện thông qua một số yếu tố chính sau:

  • Số lượng nhà cung cấp
  • Mức độ tập trung của các nhà cung cấp
  • Mức độ khác biệt của nhà cung cấp
  • Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp
  • Tác động của các yếu tố đầu vào đến sự khác biệt hóa, chi phí sản xuất sản phẩm
  • Số lượng các nhà cung cấp thay thế
  • Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành
  • Sự liên kết của các nhà cung cấp


Sức mạnh của nhà cung cấp trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế [Threat of Substitutes]

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác biệt so với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp và chúng có khả năng thay thế trong tiêu dùng. Thành phần nổi bật của sản phẩm hiện tại được thay thế bởi những điểm riêng biệt khác đến từ sản phẩm thay thế khiến cho khách hàng cảm thấy hứng thú, đáp ứng một nhu cầu tiềm ẩn nào đó họ mong muốn.

Do vậy sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế trong mô hình này được thể hiện thông qua các yếu tố phổ biến như:

  • Chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
  • Xu hướng sử dụng hàng thay thế đến từ khách hàng
  • Tương quan giữa chất lượng và giá cả của các mặt hàng thay thế

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành [Internal Rivalry]

Không có một ngành nghề hoặc là lĩnh vực kinh doanh nào không có đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh này được thể hiện thông qua giá, số lượng sản phẩm, thị phần,... Ở một thị trường nhỏ hay ngành bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn thì sự cạnh tranh này có thể biến tướng thành thế độc quyền, quyền lực nắm hết vào tay của một doanh nghiệp duy nhất, rất khó có một doanh nghiệp nào chen chân hay uy hiếp đến doanh nghiệp lớn này.

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh sẽ được thể hiện thông qua:

  • Mức độ tập trung của ngành
  • Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành
  • Chi phí cố định hoặc giá trị gia tăng
  • Tình trạng tăng trưởng của ngành
  • Khác biệt giữa các loại sản phẩm
  • Các chi phí chuyển đổi
  • Sự đa dạng của các loại đối thủ cạnh tranh


Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng [Threats of New Entrants]

Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì đối thủ cạnh tranh tiềm năng chính là những đơn vị dù chưa tham gia vào ngành nhưng họ có thể là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp trong ngành trong trường hợp họ quyết định lấn sân sang một lĩnh vực mới. Tuy nhiên với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn gia nhập vào một ngành mới đều cần xem xét đến một số yếu tố sau:

  • Lợi thế về chi phí
  • Yếu tố đầu vào
  • Chính sách của chính phủ
  • Các yêu cầu về vốn
  • Chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh
  • Kênh phân phối
  • Tính cạnh tranh ở trong ngành
  • Các sản phẩm độc quyền

Sức mạnh đến từ khách hàng [Bargaining Power of Customers]

Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần đến khách hàng và họ luôn sở hữu một quyền lực vô hạn quyết định đến vận mệnh của toàn doanh nghiệp. Người mua được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc là có nhu cầu về chất lượng và dịch vụ cao hơn. Ngược lại nếu người mua yếu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng giá để kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng hoặc là nhà phân phối, nhà mua công nghiệp.

Bên cạnh đó thì người mua cũng có thể gây áp lực bằng cách liên kết lại với nhau để mua với một khối lượng lớn với mức giá cả hợp lý. Trường hợp có nhiều nhà cung ứng thì họ có quyền lựa chọn nhà cung ứng nhà tốt, giá rẻ hơn. Và đương nhiên các nhà cung ứng này phải cạnh tranh với nhau.

2 Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Để hiểu hơn về mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích hai ví dụ cụ thể dưới đây:

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks


Tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

Mối đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Có một số rào cản nhất định khi gia nhập ngành này, việc thiết lập một chuỗi cửa hàng khổng lồ như Starbucks đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cũng như mất rất nhiều thời gian để phát triển thương hiệu và giành được sự trung thành với thương hiệu. Trong khi đó, hiện tại thương hiệu Starbucks đã khiến cho khách hàng cảm nhận và thích thú với các sản phẩm của mình, việc gia nhập và thu hút khách hàng của Starbuck là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, có thể bắt đầu một cửa hàng duy nhất với mức đầu tư vừa phải. Trên thực tế, có rất nhiều cửa hàng cà phê ở cấp địa phương đã thành công trong việc phát triển cơ sở khách hàng trong khu vực của họ. Nói tóm lại, mối đe dọa từ những người mới gia nhập đối với Starbucks là ở mức trung bình.

Sức mạnh của khách hàng

Starbucks đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang có rất nhiều sự lựa chọn. Nếu Starbucks hoặc bất kỳ thương hiệu nào khác cố tình tăng giá sản phẩm, đơn giản người mua sẽ bỏ đi vì chi phí chuyển đổi thấp đối với người mua. Tuy nhiên, lợi thế của Starbucks là không gian cửa hàng và hương vị đặc biệt độc đáo của sản phẩm đã khiến cho nó thu hút nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng thương lượng của khách hàng đối với Starbucks là cao.

Quyền lực của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp chỉ có thể gây áp lực từ mức thấp đến trung bình đối với Starbucks. Với 20.891 cửa hàng toàn cầu, Starbucks có thể tận dụng lợi thế của quy mô và lợi ích kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, Starbucks hiện đang làm việc với một số lượng lớn các nhà cung cấp trên toàn thế giới và bởi yêu cầu cung cấp lớn của mình, Starbucks trở nên rất quan trọng đối với các nhà cung cấp. Ngoài ra, các nhà cung cấp sẵn sàng đưa ra các điều khoản có lợi chỉ đơn giản là được liên kết với Starbucks. Chi phí chuyển đổi của Starbucks không cao. Ngoại trừ cà phê arabica, những loại cà phê còn lại theo yêu cầu của Starbucks đều có sẵn. Do đó, các nhà cung cấp không có tư cách gì để mặc cả hay cố gắng tác động đến giá cả nguyên liệu đối với Starbuck. Điều này đồng nghĩa với khả năng thương lượng của các nhà cung cấp đối với Starbucks là thấp.

Mối đe dọa đến từ sản phẩm thay thế

Tất cả các sản phẩm [như cà phê, trà, thực phẩm…] được cung cấp bởi Starbucks đều có sản phẩm thay thế. Trong số đó, có rất nhiều sản phẩm thay thế có giá thấp hơn so với sản phẩm của Starbucks. Điều này khiến cho mối đe dọa đến từ sản phẩm thay thế đối với thương hiệu này là ở mức cao.

Cạnh tranh trong ngành của Starbucks

Hiện nay, ngành công nghiệp nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh và cà phê đặc biệt phát triển mạnh mẽ. Các đối thủ của Starbucks bao gồm Dunkin Donuts, McDonald, các cửa hàng, quán cà phê địa phương. Starbucks hiện đang là công ty dẫn đầu thị trường với hơn 40% thị phần tại Mỹ. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Starbucks hiện đang làm việc liên tục để đổi mới, chuyên môn hóa và xây dựng các chiến lược cạnh tranh nhằm mục đích thu hút nhiều khách hàng nữa. Đồng thời, chi phí chuyển đổi rất thấp đối với khách hàng làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Nhiều loại cà phê, đồ uống… đang được cung cấp bởi Starbucks cũng đang được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm “đặc trưng” riêng của Starbucks đã giúp Starbucks xây dựng lòng trung thành thương hiệu của khách hàng. Nói tóm lại, sự cạnh tranh trong ngành của Starbuck là rất cao.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Milo

Cạnh tranh trong ngành của Milo

Hoi đối thủ cạnh tranh trong ngành chính là Milo và Ovaltine. Cuộc chiến marketing giữa hai thương hiệu luôn là chủ đề được bàn tán nhiều năm qua. Vì Milo và Ovaltine có quy mô gần giống nhau, sản phẩm và chiến lược kinh doanh tương tự. Mức độ khác biệt của hai dòng sản phẩm này cũng thấp. Vì vậy cuộc chiến của team xanh và team đỏ về giá và thị phần cực gay gắt.


Cạnh tranh trong ngành của Milo và Ovaltine

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Milo

Ngành công nghiệp sẽ hiện đang rất phát triển vì có sự gia nhập của các thương hiệu mới cộng với việc nhu cầu tiêu thụ ngày càng tiềm năng nên tính đến nay đã có khoảng 54 đơn vị đang sản xuất, kinh doanh sữa. Vì vậy tỉ lệ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh là rất cao. Một vài đối tượng đang trong độ tuổi phát triển giống Milo có thể kể đến như Ovaltine, Vinamilk,... Điều này khiến cho người tiêu dùng đứng trước nhiều sự lựa chọn về sản phẩm dinh dưỡng phù hợp nhất cho con của họ.

Nhà cung cấp đối với Milo

Nestle là một ông lớn trong thị trường sữa ngoại Việt Nam và chính Milo đang là đứa con cưng. Trong đó Nestle hoàn toàn có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác. Nhưng chẳng nhà cung cấp nào có thể loại bỏ hay chuyển đổi Nestle sang lựa chọn tương đương. Điều này cho thấy sức mạnh của nhà cung ứng với Mili khá yếu.

Quyền thương lượng của khách hàng đối với Milo

Theo đánh giá thì mức độ khác biệt của hai dòng sữa này là không cao. Chính sách giá cả cũng gần tương đương. Do vậy khách hàng thường có tâm lý mua sản phẩm với số lượng ít, không tập trung trong thị trường cụ thể. Chi phí chuyển đổi giữa Milo sang Ovaltine là tương đối cao. Song do có lượng khách hàng trung thành nhờ chiến lược marketing nhất quán trong suốt nhiều năm, Milo vẫn là thương hiệu sữa tiên phong trong việc khuyến khích trẻ dùng sản phẩm kết hợp chơi thể thao, hướng đến một Việt Nam năng động, khỏe mạnh. 

Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

Hiện nay Milo cũng đang đối mặt với nhiều thách thức khi ngày càng có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thay thế để đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng là ít đường, ít béo những vẫn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Các thương hiệu khác cũng đang trong quá trình cải thiện chất lượng, giá cả, bao bì. 

Lợi ích khi sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Rõ ràng chung quy lại ta có thể thế cuối cùng mọi hình thức kinh doanh đều nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Dựa vào việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích sau:

  • Hiểu rõ tổng quan bức tranh toàn cảnh: Môi trường kinh doanh rất đa dạng và phong phú nhưng cũng rất phức tạp và thay đổi liên tục theo từng ngày với sự tham gia của nhiều đối thủ mới, cạnh tranh từ đối thủ cũ. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn bao quát nhất.
  • Đánh giá lại tiềm năng của doanh nghiệp: Khả năng tự đánh giá và nhận xét bản thân chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tìm ra đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu. Từ đó đề ra chiến lược kinh doanh tốt hơn.
  • Định hướng lại những áp lực: Sau khi phân tích được tình hình hiện tại của doanh nghiệp và dựa trên mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì chúng ta có thể hình dung áp lực nào tác động lớn nhất đến doanh nghiệp. Từ đó kịp thời đưa ra các chiến lược phù hợp với áp lực cạnh tranh lên tổ chức, doanh nghiệp.

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó áp dụng trong công việc và học tập được hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề