Bà bầu ăn trứng ngỗng ung có tốt không

Để biết trứng ngỗng có tốt cho bà bầu không, đầu tiên cần biết được hàm lượng dinh dưỡng mà trứng ngỗng cung cấp. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng ngỗng có trọng lượng từ 150 – 200g và bên trong 100g trứng ngỗng cung cấp:

  • 13g protein
  • 14.2g lipid [chất béo]
  • Khoáng chất: canxi 71mg; phốt pho 210mg; sắt 3.2g
  • Vitamin: vitamin A 360mcg; vitamin B1 0.15mg; vitamin B2 0.3mg; vitamin PP 0.1mg

Có thể thấy, trong trứng ngỗng có hàm lượng canxi, sắt và phốt pho khá cao, cộng với hệ vitamin khá đa dạng và đây đều là những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ để giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện chiều cao, cân nặng… Vậy nên, quan điểm ăn trứng ngỗng tốt cho bà bầu và thai nhi hoàn toàn không phải không có căn cứ.

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai

Như vừa chia sẻ, bà bầu không nên bỏ qua trứng ngỗng trong thai kỳ bởi đây cũng là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo ý kiến của PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Phó trưởng khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: "Trứng ngỗng, cũng như trứng thủy cầm khác như vịt, ngan… thường có nồng độ chất dinh dưỡng cao hơn trứng gà. Vì phôi trứng thủy cầm phải phát triển trong môi trường lạnh [bên bờ đầm, ao hồ] nên cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch về chất dinh dưỡng đó không ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ người sử dụng, bà mẹ cũng như bào thai khi họ ăn trứng”

Dẫu vậy, so với trứng gà, trứng ngỗng có hàm lượng protein thấp hơn [trứng ngỗng 13,5%, tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%] nhưng lại có lượng cholesterol và lipid cao hơn [tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%], nếu bổ sung nhiều 2 chất này, mẹ bầu có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao…

Thêm vào đó, các cụ thường quan niệm khi ăn trứng ngỗng, mẹ phải ăn hết 1 quả/lần mới trọn vẹn, mà trứng ngỗng là loại trứng có kích thước to nhất so với các loại gia cầm nên dường như sau khi ăn trứng ngỗng, mẹ sẽ cảm giác no và đầy bụng, không muốn ăn thêm những thực phẩm khác. Nếu ăn nhiều trứng ngỗng rất dễ dẫn đến tình trạng thừa/thiếu chất khiến trẻ phát triển không toàn diện.

Cuối cùng, trứng ngỗng có giá thành tương đối cao và cũng khó để mua, so về hàm lượng dinh dưỡng và độ thơm ngon lại không bằng trứng gà, trứng vịt hay trứng cút. Do đó, nếu mẹ muốn thay đổi thực đơn có thể thêm trứng ngỗng vào cho chế độ ăn đa dạng chứ không nên ăn quá nhiều hay “lạm dụng” trứng ngỗng với quan niệm ăn càng nhiều trứng ngỗng con sẽ to lớn, khỏe mạnh.

>>> Xem thêm các bài viết của Nhà thuốc 365 về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu

2. BÀ BẦU NÊN ĂN TRỨNG NGỖNG VÀO THÁNG THỨ MẤY

Trứng ngỗng có nguồn gốc từ con ngỗng cái nên tự nhiên và lành tính, do đó bà bầu có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nhưng thông thường, bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.

Nếu mẹ không bị ốm nghén và trứng ngỗng là món ăn yêu thích thì mẹ hoàn toàn có thể bổ sung trứng ngỗng từ những ngày đầu của thai kỳ. Nhưng thông thường, đa phần những mẹ 3 tháng đầu đều bị bị ốm nghén, nhạy cảm với mùi, nôn mửa, ăn uống kém… mà trứng ngỗng có kích thước khó to và cũng không hề dễ ăn như trứng gà nên nếu bổ sung trứng ngỗng trong 3 tháng đầu có thể khiến mẹ càng tăng thêm tình trạng ốm nghén, buồn nôn.

Thêm vào đó, trứng ngỗng cũng khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, táo bón… nên đây không phải là thực phẩm lý tưởng mà mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thay vì “ép” mình phải ăn trứng ngỗng, mẹ bầu có rất nhiều cách để bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu ốm nghén hoặc 3 tháng cuối có nhu cầu dinh dưỡng cao như:

  • Bổ sung dinh dưỡng qua các nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất đa dạng như thịt, cá, rau xanh, trứng, sữa… Nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa để tránh tình trạng táo bón thai kỳ.
  • Bổ sung dinh dưỡng qua viên uống vitamin bầu tổng hợp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe mẹ bầu
  • Uống sữa bầu, là dòng sữa được nghiên cứu chuyên biệt với công thức riêng dành cho bà bầu như bổ sung canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, dưỡng chất giúp phát triển cân nặng, DHA giúp phát triển trí não… để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

>>> Xem thêm: F1-Care Complex - Vitamin Tổng Hợp Số 1 Cho Bà Bầu

>>> Xem thêm: Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz Pregnant Mother Formula - Sữa Công Thức Dành Cho Bà Bầu [Hộp 900g]

3. BÀ BẦU ĂN TRỨNG NGỖNG CÓ TÁC DỤNG GÌ

Với thành phần dinh dưỡng mà trứng ngỗng cung cấp, có thể chắc chắn một điều đây là thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là các đối tượng có nhu cầu bổ sung dưỡng chất cao như bà bầu.

Theo đó, ăn trứng ngỗng giúp mẹ bầu:

  • Cung cấp protein cho cơ thể: Lượng protein trong trứng ngỗng khá dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, để mẹ bầu luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nhờ hệ vitamin và khoáng chất có trong trứng gà
  • Hỗ trợ giúp hệ xương của bé phát triển nhờ cung cấp hàm lượng canxi và phốt pho khá cao.
  • Tốt cho máu: trứng ngỗng là một trong những nguồn bổ sung sắt cho cơ thể, giúp bổ máu, hỗ trợ chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Nhiều người quan niệm rằng ăn trứng ngỗng giúp con thông minh, lanh lợi hơn. Trên thực tế, sự nhanh nhẹn, lanh lợi của một đứa trẻ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như là gene di truyền [trẻ cùng cha mẹ nhưng vẫn có bộ gene di truyền khác nhau], cấu trúc não, bản tính, môi trường sống, sự giáo dục và học hỏi… Và nếu muốn trẻ thông minh, tinh anh từ trong bụng mẹ, mẹ bầu nên bổ sung những “thức ăn” tốt cho não bộ, thị lực của trẻ như những thực phẩm giàu omega 3 [ví dụ dầu cá], DHA… chứ không phải trứng ngỗng.

4. BÀ BẦU ĂN TRỨNG NGỖNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

Các cụ quan niệm rằng “trai 7 gái 9” nghĩa là mẹ bầu cần ăn 7 quả trứng ngỗng trong thai kỳ nếu bầu con trai và 9 quả trứng ngỗng trong thai kỳ nếu bầu con gái. Liệu con số trên là thừa hay thiếu?

Như đã nói, trứng ngỗng tốt nhưng hãy chỉ coi nó như một phần của chế độ dinh dưỡng, không nên lạm dụng cũng không cần tự ép bản thân phải ăn. Tốt nhất bà bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng mỗi tuần hoặc 1 tháng/lần nếu thích hoặc không cần bổ sung trứng ngỗng trong thai kỳ cũng không có vấn đề gì, vì ngoài trứng ngỗng, mẹ còn các nguồn cung dưỡng chất tương tự, thậm chí tốt hơn từ những thực phẩm khác, đơn giản như trứng gà, trứng vịt, trứng cút… hay sữa bầu hoặc vitamin bầu tổng hợp.

Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ của Nhà thuốc 365 về vấn đề bà bầu ăn trứng ngỗng được không. Hy vọng sau bài viết cha mẹ đã hiểu hơn về trứng ngỗng cũng như biết cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ để mẹ khỏe, bé lớn khôn, phát triển toàn diện.

Chủ Đề