Bạc Liêu có bao nhiêu cửa biển?

Từ khi tái lập tỉnh năm 1996, kinh tế Bạc Liêu có mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng nhanh, năm 1997 là 1.971.589 triệu VNĐ, năm 2006 là 8.879.535 triệu VNĐ [tính theo giá hiện hành], tăng 450,374%. GDP bình quân đầu người năm 1997 là 218,10 USD, năm 2006 là 679,90 USD, tăng 311,79%. 

Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ biến đổi còn chậm. Năm 1997, cơ cấu kinh tế tỉnh bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 57,08%, Công nghiệp - Xây dựng 18,79%, Thương mại - Dịch vụ: 24,13%. Năm 2006. cơ cấu kinh tế tỉnh bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 54,77%, Công nghiệp - Xây dựng 24,00%, Thương mại - Dịch vụ: 21,23%. [Tính theo giá hiện hành - Số liệu trên Website tỉnh Bạc Liêu].

Cơ cấu kinh tế theo loại hình có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước, tăng dần tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước và Khu vực có Vốn đầu tư nước ngoài [Khu vực có VĐTNN]. Năm 1997, cơ cấu loại hình kinh tế của tỉnh bao gồm: Kinh tế nhà nước 24,33%, Kinh tế ngoài nhà nước 75,67%, Khu vực có VĐTNN: 0%. Năm 2006, cơ cấu này bao gồm: Kinh tế nhà nước 18,81%, Kinh tế ngoài nhà nước 80,23%, Khu vực có VĐTNN: 0,95%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 và hướng đến năm 2020 của tỉnh đề ra những mục tiêu: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, trong đó tốc độ tăng GDP bình quân 12%/năm, cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp khoảng 39,5%, công nghiệp 33%, dịch vụ 27,5%; Giá trị xuất khẩu tăng từ 151 triệu USD [năm 2005] lên 360 triệu USD [năm 2010]; Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm...Theo quy hoạch, kinh tế biển sẽ là mũi nhọn kinh tế của Bạc Liêu trong những năm tới, dự kiến năm 2020, kinh tế biển sẽ chiếm 50% GDP của tỉnh.

Nông - Lâm - Ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Trước năm 1997, ngành chỉ độc canh cây lúa, vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tái lập tỉnh, ngành đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang luân canh đa cây đa con trên cùng một diện tích. Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngư nghiệp.

Từ năm 1997 - 2005, diện tích đất trồng lúa của Bạc Liêu giảm gần 70 ngàn ha do chuyển dịch sang nuôi tôm, nhưng sản lượng lúa vẫn giữ mức ổn định 550 - 600 ngàn tấn/năm, vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa xuất khẩu. Nông dân thay đổi tập quán canh tác, không còn độc canh cây lúa nữa mà kết hợp giữa trồng lúa với nhiều loại cây con khác mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhất là từ khi có sự chuyển đổi các mô hình: lúa - cá, lúa - màu, lúa - tôm, lúa - cua, mô hình VACB [vườn - ao - chuồng - bioga]. Các mô hình này cho thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/ha, trừ chi phí cũng còn lãi từ 20 - 25 triệu đồng/ha và quan trọng nhất là bảo vệ được môi trường sinh thái bền vững so với sản xuất độc canh cây lúa hoặc độc canh con tôm.

Hướng phát triển sắp tới Bạc Liêu sẽ tiếp tục đầu tư 600 - 630 tỷ đồng vốn từ nội lực cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực kinh tế trọng điểm trong sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, lúa chất lượng cao, sản xuất đa cây đa con, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; hoàn chỉnh từ 80 - 85% hệ thống thủy lợi nội đồng, phục vụ trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Hệ thống ngân hàng sẽ dành nguồn vốn tín dụng trên 3.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn toàn diện, nhằm thực hiện thành công Chương trình xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái đang được triển khai ở nhiều vùng nông thôn Bạc Liêu hiện nay.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh Bạc Liêu. Từ năm 1997, ngành đã có những bước phát triển, thay đổi giống và kỹ thuật canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thông tin từ Website tỉnh, giá trị sản xuất năm 1997 của ngành là 1.340.088 triệu VNĐ, năm 2006 là 2.953.685 triệu VNĐ [theo giá hiện hành], tăng 220,4%. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 là 1.639,2 tỷ VNĐ [theo giá so sánh 1994], đứng thứ 12 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hơn tỉnh Cà Mau.

Quý I năm 2009, diện tích gieo sạ lúa Đông Xuân và Xuân Hè của tỉnh là 42.170 ha, tăng 19,8% kế hoạch và 5,5% so cùng kỳ năm 2008; đã thu hoạch khoảng 13.000 ha; năng suất 5,5 tấn/ha, sản lượng 71.500 tấn, tăng 30% so cùng kỳ năm 2008. Lĩnh vực chăn nuôi bị ảnh hưởng do dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn huyện Phước Long và Giá Rai vào trung tuần tháng 2. Theo đánh giá của tỉnh Bạc Liêu, 3 tháng đầu năm 2009, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực đạt kết quả khá nhất trong phát triển kinh tế. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng so với cùng kỳ, giá thu mua lương thực đang có lợi cho nông dân, sản xuất muối kịp thời khắc phục thiệt hại sau những cơn mưa trái mùa cùng với giá muối tăng cao nên thu nhập mùa vụ của các hộ diêm dân đạt khá. Bên cạnh tình hình khá thuận lợi của sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo được xem là khá tốt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay với 28.320 tấn gạo được xuất khẩu trong quý I, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ...

Bảng thống kê thành tựu 10 năm trồng trọt của tỉnh Bạc Liêu

Danh mụcDiện tích gieo trồng [ha]Sản lượng lúa bình quân đầu người [kg/người/năm]LúaMàuCây hằng nămCây lâu năm1997152.00989159.45113.204708,972006145.762467160.65811.735825,69Tốc độ tăng trưởnggiảmgiảmgiảm116,48%


                                                                                                                        Nguồn: Website tỉnh Bạc Liêu

Số lượng vật nuôi của tỉnh qua các năm

Danh mục

Đơn vị tính

2000

2001

2002

2003

2004

Trâu - bò

con

6.492

3.278

2.982

3.018

2.297

Heo

con

206.012

187.063

203.328

222.319

226.372

nghìn con

3.309

1.988

2.398

2.192

1.401

Vịt

nghìn con

2.495

1.249

1.613

1.200

                                                Nguồn: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - NXB Giáo Dục - Tập 6 - Trang 80

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích rừng phòng hộ ven biển và rừng đặc dụng sân chim tương đối ổn định. Hều hết diện tích đất trống ven biển đã được trồng rừng phòng hộ. Tổng diện tích đất có rừng năm 1997 là 4.157 ha, năm 2003 là 5.390 ha. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31-12-2008, tổng diện tích rừng của tỉnh Bạc Liêu là 4.300 ha, trong đó, rừng tự nhiên là 2.300 ha, rừng trồng là 2.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 là 19,6 tỷ VNĐ [giá so sánh 1994]. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008 là 2.900 m3.

Ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Bạc Liêu. Ngày 10-10-2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt đề án phát triển kinh tế biển đến năm 2020. Theo đó đến năm 2020 kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu sẽ phấn đấu đạt các chỉ tiêu:

- Tổng sản lượng thủy sản: 250.000 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng: 130.000 tấn, sản lượng khai thác: 120.000 tấn.

- Năng lực sản xuất thủy sản: ổn định đội tàu khai thác hiện có đến năm 2010, đến năm 2020 có 80% tàu có công suất 90 CV trở lên

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: 62.823 ha

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ biển: 550 triệu USD

- Kinh tế biển chiếm 50% GDP của tỉnh vào năm 2020

Giai đoạn 2010, tỉnh xác định thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn tiếp đến là phát triển du lịch và dịch vụ ven biển. Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cảng cá khu neo đậu tránh trú bão; đầu tư phát triển sản xuất muối theo chiều sâu và công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo muối nguyên liệu cho công nghệ; phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương tiến hành khảo sát, điều tra tài nguyên biển, quy hoạch sản xuất vùng biển; đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển.
Giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven biển gắn với các khu đô thị; hình thành và phát triển kinh tế hàng hải gồm: xây dựng cảng thương mại, xây dựng đội tàu vận tải biển, sửa chữa đóng tàu biển; tổ chức sản xuất, nuôi trồng một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở vùng biển thích hợp; tiếp tục đầu tư phát triển dịch vụ và du lịch biển; đầu tư phát triển một số nghề biển như: năng lượng gió, năng lượng sóng, thủy triều, khai thác khoáng sản vùng đáy biển, dầu khí.
Trên thực tế, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh đã không ngừng gia tăng qua các năm. Theo thông tin từ Website tỉnh, giá trị sản xuất thủy sản năm 1997 là 887.929 triệu VNĐ, năm 2006 là 17.273.000 triệu VNĐ, tăng 9,35%. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất thủy sản sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 4.364,3 tỷ VNĐ [giá so sánh năm 1994]. Quý I năm 2009, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt 42.629 tấn [Bao gồm: sản lượng nuôi trồng 21.837 tấn, bằng 83,8% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 20.792 tấn, tăng 19,4% so cùng kỳ].

Từ năm 1997 đến năm 2005, hơn 70.000 ha đất trồng lúa trong tỉnh đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Khu vực nội địa trong bờ biển của tỉnh nằm 2 bên quốc lộ 1A, có hơn 135.000 ha đất thuộc vùng sinh thái mặn và nước lợ có khả năng nuôi trồng và phát triển đa dạng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, cua, cá kèo... đồng thời có điều kiện thích hợp cho việc hình thành các trung tâm sản xuất con giống phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản.

Ngày 08-10-2008, tỉnh Bạc Liêu đã khởi công xây dựng vùng nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Dự án có tổng diện tích 800 ha, vốn đầu tư lên đến 30 tỷ đồng thuộc Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn. Dự án tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất tôm sú giống, ao hồ nuôi…nhằm quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khép kín với quy trình kỹ thuật cao. Dự kiến năm 2010, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là lần đầu tiên sau 10 chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu quy hoạch được vùng sản xuất tôm sú hiện đại, khép kín với quy mô lớn.

Năm 2009, người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại đang gặp khá nhiều khó khăn. Quý I năm 2009, diện tích đang thả nuôi các loài thủy sản 105.259 ha. Diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp giảm đến 37% so với cùng kỳ, giá tôm nguyên liệu thấp, chất lượng con giống không bảo đảm, nông dân thiếu vốn đầu tư, hạ tầng cho vùng tôm không bảo đảm... đã làm cho sản lượng nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi các loại thủy sản mới ở Bạc Liêu [như cua, cá kèo, cá bống tượng, cá chình, ba ba, cá thác lác cườm...] xuất hiện ngày một nhiều. Ở các vùng phía Bắc tỉnh, có nguồn nước ngọt quanh năm từ sông Hậu đổ về, nghề nuôi thủy sản trên sông phát triển khá mạnh. Mô hình nuôi cá lóc trong mùng [màn] trên sông được nhiều người áp dụng vì vốn đầu tư ít nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Người nuôi chỉ đầu tư vài triệu đồng mua cá giống, vải màn, cây làm cọc để bao cá, sau đó thả cá, thả chà [cắm nhiều cây có nhánh khô, để làm chỗ cho cá tránh, trú bớt ánh nắng gay gắt] và chăm sóc cá. Nuôi từ 3-3,5 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng từ 300 - 700 gram/con. Đây là hình thức nuôi trồng mới, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Vùng biển Bạc Liêu có trữ lượng hơn 460.000 tấn thủy sản các loại, hàng năm cho phép khai thác trên 100.000 tấn thủy sản với nhiều loại có giá trị kinh tế cao, như tôm, cua, mực... Đặc biệt, dọc theo bờ biển của tỉnh có 3 cửa sông lớn rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ, cung cấp nước mặn và con giống cho nuôi trồng thủy sản. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, số lượng tàu đánh bắt xa bờ sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 350 chiếc, sản lượng thủy sản khai thác sơ bộ năm 2008 là 75.421 tấn.

Chủ trương phát triển kinh tế biển và kinh tế thủy sản đã giúp hàng chục ngàn lao động, nhất là nhân dân vùng biển có thêm việc làm, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, công trình cảng cá và Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Gành Hào đã xây xong và đưa vào khai thác phục vụ cho ngư dân vùng biển… Các ngành chức năng của tỉnh đang tiếp tục hoàn thành các thủ tục để xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, cảng cá ở Nhà Mát và Cái Cùng nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu ngành Công nghiệp - Xây dựng có gia tăng, nhưng không mạnh. Năm 1997, ngành này chiếm 18,79% trong cơ cấu kinh tế tổng sản phẩm các ngành kinh tế của tỉnh [tính theo giá hiện hành]. Năm 2006, con số này là 24,00%. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2007 của tỉnh là 4.285,7 tỷ VNĐ, đứng thứ 12 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cao hơn tỉnh Trà Vinh. Theo thông tin từ Website Sở Công Thương tỉnh, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 2.817 tỷ đồng, phân theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước chiếm 903 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước : 1.439 tỷ đồng và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 475 tỷ VNĐ.

Theo thông tin từ Website tỉnh Bạc Liêu, quý I năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 495,8 tỷ VNĐ, bằng 15% kế hoạch, tăng 3,4% so cùng kỳ. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: gạo xay xát, tăng 6,12%, điện thương phẩm, tăng 6,35% và nước thương phẩm, tăng 4,42% so cùng kỳ. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu thực hiện 3.955 tấn, giảm 13,6% so cùng kỳ.

Về cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. Năm 2004, ngành này chiếm 90% tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất nước đá, cơ khí sửa chữa. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: muối biển, thủy sản đông lạnh xuất khẩu, gạo xay xát, vật liệu xây dựng......

Không như các tỉnh thành khác, ở Bạc Liêu, phân bố công nghiệp có xu hướng chuyển dịch về nông thôn, như việc bố trí các nhà máy chế biến thủy sản, lúa gạo ở các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi - là vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến. Nhà máy chế biến tôm đông lạnh Tân Phong tại xã Tân Phong, huyện Giá Rai, thu hút hàng ngàn lao động.

- Công nghiệp chế biến: là ngành công nghiệp chủ yếu ở Bạc Liêu, bao gồm chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất muối và chế biến lương thực xuất khẩu. Cuối năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh có 12 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 gồm: thủy sản đông lạnh đạt 28.700 tấn, xay xát đạt 357 ngàn tấn, sản xuất nước đá đạt 810 ngàn tấn, muối biển 91 ngàn tấn, muối Iod  6 ngàn tấn, thức ăn chăn nuôi 3.620 tấn, nước máy thương phẩm 3.571 ngàn m3

- Tiểu thủ công nghiệp bao gồm: đan lát, dệt chiếu, rèn, dệt may, chế biến đường, các loại thực phẩm và gia vị thường dùng… hoạt động xen kẽ trong các khu dân cư với quy mô nhỏ.

- Công nghiệp cơ khí: năm 2004, Bạc Liêu có 2 xí nghiệp sửa chữa ô tô - cơ khí và 400 cơ sở sản xuất tư nhân khác

- Công nghiệp dệt may là ngành sản xuất đã có từ lâu với các sản phẩm vải mùng, khăn tắm nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Năm 2004, giá trị sản xuất của ngành này đạt trên 1,3 tỷ VNĐ.

- Công nghiệp sản xuất gỗ tập trung nhiều ở huyện Hồng Dân. Năm 2004, giá trị sản xuất ngành này đạt 82,6 tỷ VNĐ, chiếm 5% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Cả tỉnh Bạc Liêu hiện vẫn chưa có khu công nghiệp nào hoạt động. Khu công nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh có tên trong danh mục các khu công nghiệp cả nước là khu công nghiệp Trà Kha, thuộc phường 8, thị xã Bạc Liêu. Khu Công nghiệp Trà Kha được bắt đầu quy hoạch từ năm 1997, diện tích ban đầu là 123 ha. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm quy hoạch và quản lý, Ban quản lý dự án đã để cho người dân tự do xây cất nhà ở trong phạm vi khu công nghiệp. Hiện nay, nếu tiến hành giải toả thì chi phí đền bù quá lớn, vì thế giải pháp được các nhà quản lý đưa ra là thu hẹp diện tích khu công nghiệp. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam phê duyệt lại dự án với diện tích 98,26 ha. Năm 2006, Chính phủ lại phê duyệt dự án với tổng diện tích 63,9 ha. Hiện nay, trong khu công nghiệp chỉ có duy nhất một nhà máy đang hoạt động, đó là Nhà máy Sản xuất bia với công suất lên đến 30 triệu lít/năm.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, phương hướng hoạt động sắp tới của khu công nghiệp này cũng chưa biết ra sao. Vì hiện nay hạ tầng cơ cở chưa hoàn thành và cũng không có doanh nghiệp nào đầu tư vào một khu công nghiệp quá nhỏ lại nằm gần khu dân cư. Đã có ý tưởng đề xuất dịch chuyển một phần khu công nghiệp sang hướng Đông, phía bên kia bờ sông kênh Bạc Liêu - Cà Mau - vốn là vùng đất nông nghiệp thuần túy, không có nhà dân. Các chuyên gia cho rằng, điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thị xã Bạc Liêu về hướng Đông trong tầm nhìn quy họach 2010 - 2020. Cầu Bạc Liêu 2 cũng đã khởi công xây dựng nên việc xúc tiến quy hoạch khu công nghiệp Trà Kha dịch chuyển theo hướng mở về phía Đông là hợp lý. Tiến trình hình thành khu công nghiệp Trà Kha có thể sẽ tiếp tục bị chậm lai từ 1 đến 2 năm nữa nếu theo hướng mở về phía Đông, nhưng sự chậm này là cần thiết cho một tương lai ổn định lâu dài của khu công nghiệp này.

Ngoài khu công nghiệp Trà Kha, tỉnh Bạc Liêu còn quy hoạch các cụm công nghiệp như:

- Cụm công nghiệp Hộ Phòng - huyện Giá Rai 18 ha, Vĩnh Trạch - thị xã Bạc Liêu 50 ha.

- Cụm công nghiệp Gành Hào - huyện Đông Hải 80 ha với các ngành khai thác thủy hải sản, làm muối, chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp các dịch vụ cho khai thác hải sản.

- Cụm công nghiệp Rạch Bà Gia - huyện Giá Rai 40 ha với các ngành chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nuôi tôm, đồ nhựa, chế biến bột cá, thủy sản, sửa chữa tàu thuyền, gạch ngói.

- Cụm công nghiệp Phước Long - huyện Phước Long 50 ha.

- Cụm công nghiệp Hồng Dân 50 ha.

- Cụm công nghiệp Ninh Quới - huyện Hồng Dân 40 ha.

- Cụm công nghiệp Châu Hưng - huyện Vĩnh Lợi 50 ha với các ngành khai thác và chế hải sản, làm muối, xay xát, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng.

Năm 1997, tổng mức bán lẻ hàng hoá của tỉnh là 1.180 tỷ VNĐ. Năm 2004, con số này là 4.350 tỷ VNĐ. Năm 2004, toàn tỉnh có 62 chợ, trong đó có 2 chợ loại I là chợ Bạc Liêu và chợ Hộ Phòng; 11 chợ loại II là: Hoà Bình, Vĩnh Hưng, Phước Long, Ngan Dừa, Phó Sinh, Giá Rai, Láng Tròn, Gành Hào, Xóm Lung, Nhân Dân và 49 chợ loại III. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của tỉnh sơ bộ năm 2007 là 7.154 tỷ VNĐ [giá thực tế].

Quý I năm 2009, tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ 2.761 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch, tăng 18,4% so cùng kỳ; Chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 2,38% so với tháng 12/2008 và tăng 0,78% so với tháng trước; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,4 triệu USD, bằng 15% kế hoạch, tăng gần 5% so cùng kỳ [chủ yếu là do xuất khẩu gạo 28.320 tấn, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ].

Chủ Đề