Bài 1 Địa 6 sách Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 114, 115 SGK Địa lý 6. Giải bài 1, 2 trang 116 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Bài 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Dựa vào thông tin bài học và hình 1.1, em hãy xác định: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

Hình 1.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

– Kinh tuyến gốc [0o]: được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých [nằm ở ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh].

– Các kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm ở phía đông của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180o

– Các kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm ở phía tây của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180o

– Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm ở bán cầu Bắc [từ Xích đạo đến cực Bắc].

– Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm ở bán cầu Nam [từ Xích đạo đến cực Nam].

– Bán cầu Bắc: nằm phía bắc Xích đạo.

– Bán cầu Nam: nằm phía nam Xích đạo.

II. Tọa độ địa lí trang 115 Địa lí 6

Quan sát hình 1.2, hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.

Hình 1.2. Vị trí của các điểm A, B, C, D trên quả Địa Cầu

– Điểm A [400B, 800Đ].

– Điểm B [200B, 400Đ].

– Điểm C [400N, 200Đ].

– Điểm D [200N, 400T].

III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới trang 115 SGK Địa 6

Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới [hình 1.3 a], hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại [hình 1.3 b và 1.3 c].
Hình 1.3 a có “Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau”.

Hình 1.3 a

Hình 1.3. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

– Hình 1.3 b: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại 1 điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.

– Hình 1.3 c: Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong.

Bài 1 trang 116 SGK Địa lý 6 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên. 2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến: – Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam. – Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam.

3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.

Hình 1.4. Vị trí của các điểm A, B, C, D trên bản đồ thế giới

1. Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến

– Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng vuông góc với nhau.

– Các kinh tuyến còn lại là những đường cong.

– Các vĩ tuyến còn lại là những đường thẳng song song cách đều nhau và vuông góc với kinh tuyến gốc.

2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến

– Vòng cực Bắc: 66o33’B, Vòng cực Nam: 66o33’N.

– Chí tuyến Bắc: 66o27’B, Chí tuyến Nam: 66o27’N.

3. Tọa độ các điểm

– A [30oB; 150oT].

– B [60oB; 90oĐ].

– C [30oN; 60oĐ].

– D [60oN; 150oT].

Bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 116 SGK Địa lí 6 CTST

Dựa vào bản đồ hành chính Việt nam, em hãy xác định và ghi ra tọa độ trên đất liền 4 điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta.

Bản đồ hành chính Việt Nam

Tọa độ địa lí của các điểm cực trên đất liền của lãnh thổ nước ta:

– Cực Bắc: [23023′B, 105019′Đ].

– Cực Nam: [8033′B, 104049′Đ].

– Cực Đông: [12038′B, 109027′Đ].

– Cực Tây: [22024′B, 102008′Đ].

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.
  • Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
  • Biết đọc và ghi toạ độ địa lí của một địa điểm trên quả địa cầu.

Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Quả địa cầu, các hình ảnh về trái đất, hình ảnh, video các điểm cực trên phần đất liền lãnh thổ Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu [nếu có].
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học [nếu có] và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển thường xuyên bị mắt phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Hoặc hàng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến những đâu trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Để khắc phục điều này, con người đã nỗ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi địa điểm trên bề mặt Trái đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng bao phú toàn bộ quả địa cầu đã ra đời, giúp họ làn được điều này. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay- Bài 1: Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến và tọa độ địa lí.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu cho HS hình ảnh quả địa cầu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất, phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc nội dung mục I Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến, Hình 1.1 SHS trang 114,115 và trả lời câu hỏi:

+ Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến là gì?

+ Hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam?

+ Độ dài của các kinh tuyến và vĩ tuyến như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Đây là những đường địa lí rất cơ bản và quan trọng, các bài học sau sẽ được sử dụng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến

- Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến là: một mạng lưới các đường tưởng tượng bạo phú toàn bộ quả địa cầu giúp chúng ta có thể xác định được vị trí của tất cả các địa điểm.

- Các đường kinh tuyến: là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu. Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực.

+ Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°.

+ Dựa vào kinh tuyến gốc [kinh tuyến 0°] và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây. Dựa vào vĩ tuyến gốc [Xích đạo] để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

- Các đường vĩ tuyến:

·       Vĩ tuyến bắc: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.

·       Vĩ tuyến nam: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.

+ Vĩ tuyến gốc: là xích đạo, được đánh số 0°.

- Bán cầu Bắc: là một nửa của bề mặt trái đất, lần lượt nằm ở hướng bắc của đường xích đạo.

+ Bán cầu Nam: là một nửa của bề mặt trái đất, lần lượt nằm ở hướng nam của đường xích đạo.

- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

Hoạt động 2: Tọa độ địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II Tọa độ địa lí SHS trang115 và trả lời câu hỏi: Tọa độ địa lí của một địa điểm được xác định như thế nào?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 SHS trang 115:

- GV hướng dẫn HS:

+ Khi nêu vĩ độ của một địa điểm, cần chỉ rõ địa đếm đó nằm ở phía bắc hay phía nam của Xích đạo. Ví dụ: 23°23'B là một địa điểm có vĩ độ 23°23' nằm ở bán cầu Bắc.

+ Khi nêu kinh độ của một địa điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm phía đông hay phía tây của kinh: tuyến gốc. Ví dụ: 105°20' Đ là một địa điểm có kinh độ 105°20' nằm ở phía đông kinh tuyến.

+ Khi ghi toạ độ địa lícủa một địa điểm, ghi vĩ độ trước và kinh độ sau. Ví dụ:

A [23°23'B, 105°20' Đ]

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tọa độ địa lí

- Tọa độ địa lí của một địa điểm được xác định là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu:

+ Kinh độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kính tuyến gốc.

+ Vĩ độ là khoảng cách bằng số độ từ điểm đếm đó đến đường xích đạo.

Hoạt động 3: Lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.3a và đọc phần mô tả mẫu lưới kinh tuyến, vĩ tuyến:

Hình 1.3a có kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, dựa vào nội dung mô tả đặc điểm lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ thế giới Hình 1.3a, mô tả đặc điểm lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ thế giới Hình 1.3b,c.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Hình 1.3b: phép chiếu phương vị đứng: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.

- Hình 1.3c: phép chiếu phương vị ngang: Kinh tuyến và vĩ tuyến giữa là đường thẳng. Kinh tuyếnkhác là những đường cong. Vĩ tuyến còn lại là những cung tròn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách chân trời sáng tạo

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu ở trên
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB [QR]
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo : 0386 168 725 để nhận tài liệu

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS

Video liên quan

Chủ Đề