Bài 34. ôn tập hình phẳng

Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu [hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời] rồi lặp lại như vậy ba lần.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • LT1
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4
  • Bà5
  • LT2
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4
  • Bài 5

LT1

Bài 1 [trang 129 SGK Toán 2 tập 1]

Tìm số thích hợp.

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ rồi đếm số đoạn thẳng có trong mỗi hình.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Cho các đoạn thẳng sau:

a] Đo độ dài mỗi đoạn thẳng.

b] Hai đoạn thẳng nào dài bằng nhau?

c] Đoạn thẳng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất?

Phương pháp giải:

a] Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng đã cho.

b, c] So sánh độ dài các đoạn thẳng để tìm hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau, tìm đoạn thẳng dài nhất hoặc ngắn nhất.

Lời giải chi tiết:

a] Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:

b] Ta có: 7 cm = 7 cm.

Vậy hai đoạn thẳng CD và PQ dài bằng nhau.

c] Ta có: 5 cm < 7 cm < 9 cm.

Vậy đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.

Bài 3

Những hình nào dưới đây là hình tứ giác?

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ để nhận dạng các hình tứ giác có trong hình vẽ đã cho.

Lời giải chi tiết:

Trong các hình đã cho, hình A và hình D là hình tứ giác.

Bài 4

Tìm ba điểm thẳng hàng có trong hình dưới đây.

Phương pháp giải:

- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng [hoặc một đoạn thẳng]

- Quan sát hình vẽ rồi kể tên ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình vẽ ta có:

- Ba điểm M, R, N thẳng hàng.

- Ba điểm N, S, P thẳng hàng.

- Ba điểm Q, O, N thẳng hàng.

- Ba điểm M, O, P thẳng hàng.

Bà5

Vẽ [theo mẫu].

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát các hình mẫu rồi vẽ theo mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự vẽ hình theo mẫu đã cho.

LT2

Bài 1 [trang 130 SGK Toán 2 tập 1]

a] Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.

b] Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Phương pháp giải:

Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.

Làm tương tự để vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Lời giải chi tiết:

a] Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 5 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 5 cm.

b] Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:

- Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.

- Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.

- Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 7 cm.

- Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 7 cm.

Bài 2

a] Tính độ dài đoạn thẳng BC.

b] Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.

Phương pháp giải:

a] Để tính độ dài đoạn thẳng BC ta lấy độ dài đoạn thẳng AC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.

b] - Dùng thước kẻ để đo độ dài các đoạn thẳng.

- Độ dài đường gấp khúc MNPQ bằng tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.

Lời giải chi tiết:

a] Độ dài đoạn thẳng BC là:

13 6 = 7 [cm]

Vậy độ dài đoạn thẳng BC là 7 cm.

b] Độ dài các đoạn thẳng đo được như sau:

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:

5 + 3 + 6 = 14 [cm]

Vậy độ dài đường gấp khúc MNPQ là 14 cm.

Bài 3

Chọn hình thích hợp đặt vào dấu ?.

Phương pháp giải:

Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu [hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời] rồi lặp lại như vậy ba lần.

Lời giải chi tiết:

Quan sát dãy hình và nhận thấy quy luật sắp xếp các hình: theo nhóm gồm 4 hình đầu [hình tròn màu đỏ, hình tứ giác màu xanh lá, hình tứ giác màu tím, hình tam giác màu xanh da trời] rồi lặp lại như vậy ba lần.

Do đó, hình thích hợp đặt vào dấu ? là hình tứ giác màu xanh lá.

Chọn B.

Bài 4

Dùng bao nhiêu hình A để xếp thành hình B?

Phương pháp giải:

Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A rồi đếm số tam giác nhỏ đó.

Lời giải chi tiết:

Chia hình B thành các hình tam giác nhỏ A như sau:

Vậy: Xếp 6 hình A được hình B.

Bài 5

Chọn câu trả lời đúng.

Số hình tam giác có trong hình sau là:

A. 3 B. 4

C. 5 D. 6

Phương pháp giải:

Đếm các hình tam giác đơn trước, sau đó gộp một số hình tam giác đơn thành hình tam giác mới.

Lời giải chi tiết:

Ta kí hiệu các hình tam giác như sau:

Các hình tam giác có trong hình đã cho là:

- Các hình tam giác đơn là: hình [1], hình [2], hình [3].

- Các hình tam giác gồm 2 hình tam giác đơn là: hình gồm [1] và [2], hình gồm [2] và [3].

- Hình tam giác gồm cả ba hình [1], [2], [3].

Vậy có tất cả 6 hình tam giác.

Chọn D.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề