Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5 phần bài tập bổ sung trang 45, 46 sbt toán 7 tập 2

b] Trên hai cạnh của góc \[O\] lấy hai điểm \[C\] và \[D,\] sao cho \[OC = OD.\] Hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai cạnh của góc \[O\] tại \[C\] và \[D\] cắt nhau ở \[E.\] Chứng minh rằng \[OE\] là tia phân giác của góc \[O.\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 5.1
  • Bài 5.2
  • Bài 5.3
  • Bài 5.4
  • Bài 5.5

Bài 5.1

Cho góc \[xOy\] bằng \[60°,\] điểm \[M\] nằm trong góc đó và cùng cách \[Ox, Oy\] một khoảng bằng \[2cm.\] Khi đó đoạn thẳng \[OM\] bằng

[A] \[2cm;\] [B] \[3cm;\]

[C] \[4cm;\] [D] \[5cm\]

Hãy chọn phương án đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+]Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó

+]Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

+]Nếu tam giác vuông có một góc nhọn bằng \[30^0\] thì cạnh góc vuông đối diện với góc nhọn đó bằng nửa cạnh huyền

Lời giải chi tiết:


Do \[M\] cùng cách \[Ox, Oy\] những khoảng bằng nhau nên \[M\] nằm trên tia phân giác của góc \[xOy.\]

Gọi \[H\] là chân đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[Ox \] thì tam giác vuông \[HOM\] có \[HM=2cm\] và\[\widehat {HOM} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\]

Nên \[MH=OM:2\] [Nếu tam giác vuông có một góc nhọn bằng \[30^0\] thì cạnh góc vuông đối diện với góc nhọn đó bằng nửa cạnh huyền]

Hay \[OM = 2MH = 4cm\]

Chọn [C]

Bài 5.2

Cho điểm \[A\] nằm trong góc vuông \[xOy.\] Gọi \[M, N \] lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ \[A\] đến \[Ox, Oy.\] Biết \[AM = AN = 3cm.\] Khi đó

[A] \[OM = ON > 3cm \]

[B] \[OM = ON < 3cm\]

[C] \[OM = ON = 3cm \]

[D] \[OM \neON\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+] Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau

+]Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó

+]Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

Lời giải chi tiết:


+] Vì A nằm trong góc xOy và cách đều Ox, Oy [do AM = AN = 3cm] nên điểm A nằm trên tia phân giác của góc xOy.

Suy ra: OA là tia phân giác của góc xOy.

Do đó:\[\widehat {MOA} = \widehat {NOA} = \dfrac{{\widehat {MON}}}{2} \]\[= \dfrac{{{{90}^0}}}{2} = {45^0}\]

Tam giác \[MAO\] vuông tại M có \[\widehat {MOA}=45^0\] nên \[\widehat {MAO}=90^0-45^0=45^0\]

Do đó, tam giác \[MAO\]vuông cân tại \[M,\] bởi vậy \[MO = MA = 3cm.\]

+] Chứng minh tương tự ta có tam giác OAN vuông cân tại N nên \[NO = NA = 3cm.\]

Vậy \[OM=ON=3cm\]

Chọn [C]

Bài 5.3

Cho góc đỉnh \[O\] khác góc bẹt.

a] Từ một điểm \[M\] trên tia phân giác của góc \[O,\] kẻ các đường vuông góc \[MA, MB\] đến hai cạnh của góc này. Chứng minh rằng \[AB \bot OM\]

b] Trên hai cạnh của góc \[O\] lấy hai điểm \[C\] và \[D,\] sao cho \[OC = OD.\] Hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai cạnh của góc \[O\] tại \[C\] và \[D\] cắt nhau ở \[E.\] Chứng minh rằng \[OE\] là tia phân giác của góc \[O.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+] Tính chất hai tam giác bằng nhau

+]Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó

+]Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

Lời giải chi tiết:

a]


Gọi \[H\] là giao điểm của \[AB\] và \[OM.\]

Xét hai tam giác vuông \[AOM\] và \[BOM,\] ta có:

+] Cạnh huyền \[OM\] chung

+] \[MA = MB\] [vì \[M\] thuộc tia phân giác của góc \[O].\]

Vậy \[AOM = BOM\] [cạnh huyền - cạnh góc vuông].

Suy ra \[OA = OB.\]

Từ đó, xét\[AOH\] và \[BOH\] có:

+] \[OA=OB\] [cmt]

+]\[\widehat {AOH} = \widehat {BOH}\] [vì \[OH\] là phân giác góc \[O]\]

+] \[OH\] là cạnh chung

Nên \[AOH = BOH\] [c.g.c]. Suy ra\[\widehat {AHO} = \widehat {BHO} \]

Mà\[\widehat {AHO} + \widehat {BHO} = {180^0}\] [hai góc kề bù] nên\[\widehat {AHO} = \widehat {BHO} \]\[= 180^0:2={90^0}\]

Tức là \[OM \bot AB\]

b]

Xét hai tam giác vuông \[COE\] và \[DOE\] có:

+] Cạnh huyền \[OE\] chung

+] \[OC = OD\] [giả thiết]

Nên\[\Delta COE = \Delta DOE\][cạnh huyền - cạnh góc vuông]

Suy ra\[\widehat {EOC} = \widehat {EOD}\]hay \[OE\] là tia phân giác của góc \[O.\]

Bài 5.4

Cho tam giác cân \[ABC, AB = AC.\] Trên các cạnh \[AB, AC\] lần lượt lấy hai điểm \[P, Q\] sao cho \[AP = AQ. \] Hai đoạn thẳng \[CP, BQ\] cắt nhau tại \[O.\] Chứng minh rằng:

a] Tam giác \[OBC\] là tam giác cân.

b] Điểm \[O\]cách đều hai cạnh \[AB, AC.\]

c] \[AO\] đi qua trung điểm của đoạn thẳng \[BC\] và vuông góc với nó.

Phương pháp giải:

a] Chứng minh tam giác \[OBC\] có hai góc \[OBC\] và \[OCB\] bằng nhau

b] c] Sử dụng:

+]Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó

+]Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

Lời giải chi tiết:


a] Xét\[ABQ\] và \[ACP\] có:

+] \[AP=AQ\] [gt]

+] \[\widehat A\] chung

+] \[AB=AC\] [gt]

Suy ra \[ABQ = ACP\] [c.g.c] nên \[\widehat {ACP} = \widehat {ABQ}\].

Mặt khác \[\widehat {ACB} = \widehat {ABC}\]do tam giác \[ABC\] cân tại \[A\] [vì \[AB=AC]\] nên \[\widehat {OCB} = \widehat {OBC}\].

Suy ra tam giác \[OBC\] cân tại \[O.\]

b] Vìtam giác \[OBC\] cân tại \[O\] nên \[OB=OC\]

Xét hai tam giác \[AOB\] và \[AOC\] có:

+] Cạnh \[AO\] chung

+] \[AB = AC \] [giả thiết]

+] \[OB = OC\] [chứng minh trên]

Vậy \[AOB = AOC\] [c.c.c].

Suy ra\[\widehat {OAB} = \widehat {OAC}\] hay \[AO\] là tia phân giác của góc \[BAC.\]

Suy ra \[ O\] cách đều hai cạnh \[AB, AC\] [tính chất].

c] Gọi giao điểm \[AO\] với \[BC\] là \[H.\]

Xét hai tam giác \[AHB\] và \[AHC\] có:

+] Cạnh \[AH\] chung

+] \[\widehat {BAH} = \widehat {CAH}\][theo câu b]

+] \[AB = AC\]

Vậy \[AHB = AHC\] [c.g.c].

Suy ra \[HB = HC\] và \[\widehat {AHB} = \widehat {AHC} \]

Mà\[\widehat {AHB} + \widehat {AHC} = {180^0}\] [hai góc kề bù] nên\[\widehat {AHB} = \widehat {AHC} \]\[= 180^0:2={90^0}\]

Tức là \[AH \bot BC\]

Vậy \[AO \bot BC\] và \[AO\] đi qua trung điểm H của \[BC.\]

Bài 5.5

Cho hai đường thẳng song song \[a, b\] và một cát tuyến \[c.\] Hai tia phân giác của một cặp góc trong cùng phía cắt nhau tại \[I.\] Chứng minh rằng \[I\] cách đều ba đường thẳng \[a, b, c.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+]Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó

+]Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

Lời giải chi tiết:


Gọi \[A, B, C\] lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ \[I\] đến \[a, b, c.\]

Xét hai góc trong cùng phía \[E\] và \[F.\]

Do \[I\] thuộc tia phân giác của góc \[E\] nên \[IA = IC.\] [1]

Do \[I\] thuộc tia phân giác của góc \[F\] nên \[IC = IB.\] [2]

Từ [1] và [2] suy ra \[IA = IB = IC,\] tức là \[I\] cách đều ba đường thẳng \[a, b, c.\]

Video liên quan

Chủ Đề