Bài đánh giá chương trình đào tạo

Trường Đại học Ngoại thương ______________________________________ Thành lập: 1960 ______________________________________ Loại hình: Đại học công lập ______________________________________ Địa chỉ: 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội ______________________________________

10. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO BỘ TIÊU CHUẨN AUN-QA: MỘT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM

04:04 19/04/2021

Tóm tắt: Hiện nay, bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của AUN-QA được các trường đại học ở Việt Nam sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu này xem xét tác động của kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá AUN-QA ở một cơ sở giáo dục đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy yêu cầu từ sinh viên và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đã giúp đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá, và xây dựng phát triển chương trình đào tạo. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của đảm bảo chất lượng bên trong với những thay đổi tích cực nhằm cải tiến chất lượng của chương trình đào tạo. Từ khóa: giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng, AUN-QA, chương trình đào tạo, tác động

1. QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: MỘT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG

23:03 18/04/2021

Tóm tắt: Kế thừa những thành công trong chính sách phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang ứng dụng các giải pháp để phát triển mô hình giáo dục đại học hiện nay như đa dạng hóa mô hình hệ thống giáo dục hướng vào mục tiêu chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học, chú trọng công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, mô hình quản lí chất lượng các chương trình đào tạo trong nước chưa rõ ràng, vì vậy các chương trình đào tạo hiện nay thiếu sự nhất quán, thống nhất giữa nhu cầu của doanh nghiệp và việc thiết kế chương trình đào tạo cũng như thiếu hụt các chương trình đào tạo giúp trang bị cho sinh viên các phẩm chất cần thiết theo yêu cầu của nhà sử dụng lao động. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xem xét các mô hình đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó xây dựng mô hình đánh giá chất lượng phù hợp với bối cảnh các cơ sở giáo dục trong nước hiện nay. Từ khóa: chương trình đào tạo, đánh giá, mô hình, quản lí chất lượng, yếu tố ảnh hưởng

2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

04:33 11/12/2020

Tóm tắt: Xây dựng và triển khai mô hình quản lí chất lượng trong trường đại học là yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và gia tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình quản lí chất lượng sẽ phụ thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể của từng trường. Bài viết trình bày tổng quan về một số mô hình quản lí chất lượng phổ biến trên thế giới, giới thiệu chính sách chất lượng, hệ thống đảm bảo chất lượng của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, từ đó, xây dựng mô hình quản lí chất lượng phù hợp. Từ khóa: đảm bảo chất lượng, quản lí chất lượng, mô hình quản lí, chương trình đào tạo, giáo dục đại học

5. XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO

04:35 11/09/2020

TÓM TẮT: Bên cạnh các chương trình đạo tạo cử nhân theo chuẩn thì đào tạo cử nhân chất lượng cao là một phương thức đào tạo đặc biệt nhằm tiếp cận chuẩn mực chất lượng khu vực, quốc tế đối với các sinh viên giỏi trong một số ngành đào tạo mũi nhọn ở trường đại học. Bài viết trình bày cách xây dựng và quản lí chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao: đề xuất cách thức quản lí một cách hiệu quả mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương thức thực hiện chương trình, đồng thời chỉ ra cách thức xây dựng tham chiếu cho từng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và cách thực hiện các tham chiếu hiệu quả. Trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển siêu tốc của khoa học công nghệ và cạnh tranh quyết liệt trong môi trường toàn cầu hóa, việc xây dựng và áp dụng chương trình chất lượng cao trong đào tạo cử nhân là việc làm thiết thực của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Chương trình đào tạo, cử nhân, chất lượng cao, quản lí, đại học.

4. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

04:02 29/07/2020

Tóm tắt: Trước sự thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới thì chương trình đào tạo giáo viên tiểu học của Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học hiện nay; chỉ ra những vấn đề thực tiễn đặt ra cho quá trình đào tạo, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Khoa Tiểu học - Mầm non cần xây dựng chuẩn đầu ra, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá sinh viên. Từ khóa: nâng cao, chất lượng, chương trình đào tạo, giáo dục tiểu học.

19. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO HƯỚNG “MỞ” Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐẮK LẮK

05:40 22/05/2020

Tóm tắt: Chuẩn đầu ra chính là những yêu cầu của đơn vị đào tạo về những gì người học phải có được sau quá trình đào tạo. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chuẩn đầu ra theo hướng “mở”. Đây chính là thách thức lớn đối với các trường vẫn đang đào tạo theo niên chế. Hiện nay, ở Trường Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã có những thành tựu nhất định khi xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo theo hướng “mở. Từ thực tiễn đào tạo, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thực hiện chuẩn đầu ra theo hướng mở ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Từ khóa: Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo niên chế.

03. Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập Vấn đề đặt ra đối với mở chương trình đào tạo, mở mã ngành đào tạo

23:03 27/12/2019

Tóm tắt: Tự chủ các trường đại học là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, tự chủ mở mã ngành, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố then chốt. Trong phạm vi bài viết, đi sâu phân tích về cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập về thực trạng, mở mới chương trình tại các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, những ưu điểm, tồn tại trong thực hiện mở ngành và chuyên ngành đào tạo đối với các đơn vị công tự chủ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chủ trương, mô hình tự chủ trong các trường đại học. Từ khóa: cơ chế tự chủ, đại học công lập, chương trình đào tạo, mã ngành đào tạo.

3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU 2020

22:53 03/09/2019

Tóm tắt: Lịch sử và Địa lí là một môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2020. Việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lí nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục là một vấn đề cấp bách. Căn cứ vào những cơ sở pháp lí của việc phát triển chương trình đào tạo, bám sát chương trình giáo dục phổ thông sau 2020 và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông quy định tại thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng chương trình đào tạo Lịch sử và Địa lí bao gồm các bước sau: Khảo sát thực tiễn nghề nghiệp giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí làm cơ sở để xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đạo tạo; Xây dựng hồ sơ NL của sinh viên; Xây dựng ma trận môn học, Dự kiến khung chương trình đào tạo; Xây dựng đề cương chi tiết các học phần; Tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện chương trình. Từ khóa: Chương trình đào tạo, Lịch sử và Địa lí, Chuẩn nghề nghiệp, năng lực.

12. Hoạt động đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La - thực trạng và những vấn đề đặt ra

23:00 07/07/2019

Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào, đặc biệt đối với 08 tỉnh Bắc Lào là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng. Trong những năm qua các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào và đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó, đó nhóm tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Từ khóa: chương trình đào tạo, lưu học sinh, Ủy ban Nhân dân, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân.

04. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA

10:08 11/11/2018

Tóm tắt: Chương trình đào tạo là xương sống của toàn bộ quá trình đào tạo tại trường đại học và là yếu tố có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường đại học nói chung và Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng nói riêng là tập trung phát triển chương trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của AUN-QA. Bài viết đề cập đến nội hàm phát triển chương trình đào tạo ở trường đại học, đánh giá thực trạng phát triển và đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Chương trình đào tạo, AUN-QA, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.

48. Đề xuất tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Bóng rổ cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức

11:00 26/10/2018

Tóm tắt: Bóng rổ là môn học nằm trong chương trình đào tạo của Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập đã được đội ngũ giảng viên hết sức coi trọng. Cuối mỗi học phần, kết quả giảng dạy, học tập được xác định thông qua việc tổ chức kiểm tra cho mỗi sinh viên trong nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các sinh viên ở mỗi học kì là cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ môn. Bài viết nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Bóng rổ cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Hồng Đức, làm tiền đề và cơ sở để lựa chọn các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn học này. Từ khóa: Chương trình đào tạo, bóng rổ, tiêu chuẩn đánh giá, giáo dục thể chất.

18. Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta

22:28 18/09/2018

Tóm tắt: Bài viết phân tích khái niệm chuẩn đầu ra; tình hình xây dựng chuẩn đầu ra một số chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học nước ta và đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động xã hội hiện nay. Từ khóa: chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, thị trường lao động xã hội.

04. Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay

23:49 07/01/2018

Tóm tắt: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay đã đặt ra yêu cầu mới trong công tác quản lí, đào tạo giáo viên - yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của các cơ sở giáo dục có đào tạo sư phạm. Bài viết này đề cập thực trạng chất lượng giáo viên trung học phổ thông và đề xuất nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên trung học phổ thông phù hợp với bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Giải pháp, chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng, đào tạo giáo viên.

16. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

21:03 18/12/2017

Tóm tắt: Trước những yêu cầu đổi mới về chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao, một trong những vấn đề được đặc biệt coi trọng trong giáo dục và đào tạo giáo viên Thể dục thể thao là chương trình đào tạo. Vì vậy việc đánh giá thực trạng chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục thể chất của trường Đại học Sư phạm Hà Nội là việc làm cần thiết nhằm tìm ra những ưu nhược điểm của chương trình. Điều này sẽ làm cơ sở đề xuất một số định hướng phát triển chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành Giáo dục thể chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Từ khóa: Chương trình đào tạo, Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

17. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng kĩ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh

05:14 07/11/2017

Tóm tắt: Phát triển chương trình đào tạo là hoạt động quan trọng để các trường cao đẳng kĩ thuật nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của xã hội. Từ những bất cập trong thực trạng phát triển chương trình đào tạo [nhận thức, xây dựng kế hoạch, đội ngũ nhân lực, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đảm bảo các điều kiện, kiểm tra và đánh giá], các trường cao đẳng kĩ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp quản lí khoa học, khả thi, đồng bộ để thực hiện tốt công tác phát triển chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Từ khóa: cao đẳng kĩ thuật, chương trình đào tạo, phát triển, thực trạng.

Đánh giá chương trình đào tạo để làm gì?

Theo Posavac và Carey [2007] đánh giá chương trình đào tạo là việc chọn một phương thức đánh giá, kỹ năng để xác định xem liệu chương trình có đáp ứng được nhu cầu; chương trình có được triển khai như theo kế hoạch và liệu chương trình đào tạo được đưa ra theo nhu cầu của khách hàng đã được định giá hợp lý chưa.

Chương trình đào tạo bao gồm những gì?

Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, khoá đào tạo nhằm đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam và chuẩn chương trình đào tạo.

Tại sao phải đánh giá hiệu quả đào tạo?

Đánh giá hiệu quả trong đào tạo là hoạt động nhằm để thống kê lại kết quả làm việc mà nhân viên mang lại sau chương trình. Đây là việc mà các doanh nghiệp thường tiến hành để so sánh kết quả sau đào tạo với những mục tiêu mà tổ chức kỳ vọng.

Chất lượng chương trình đào tạo là gì?

Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội.

Chủ Đề