Bài đọc Cậu bé đứng ngoài lớp học

TRƯỜNG TH LÊ QUÝ ĐÔNHọ và tên HS: ......................................................Lớp:3................... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I [Năm học 2010 -2011] MÔN: TIẾNG VIỆT ĐIỂM Lời phê của thầy [cô] giáo:Đ V TB A/ ĐỌC:I/ ĐỌC – HIỂU:[5 điểm] CẬU BÉ ĐỨNG NGOÀI LỚP HỌC Vũ Duệ con nhà nghèo. Không được đến trường nhưng ham học, ngày ngày, Duệ cõng em đứng ngoài lớp học nghe lỏm. Một hôm, thầy giáo nêu một câu hỏi khó, không trò nào trả lời được. Thấy cậu đứng ngoài mấp máy môi như muốn nói, thầy gọi cậu vào. Duệ trả lời rất trôi chảy. Sau lần ấy, thầy đến nhà Duệ, khuyên cha mẹ Duệ cho cậu đi học. Đến lớp vài tháng, Duệ đã đứng đầu lớp. Duệ đối đáp rất tài. Một lần, có người đến đòi tiền, hỏi Duệ cha mẹ đi đâu. Duệ đáp: - Cha cháu đi nhổ cây sống. Mẹ cháu đi trồng cây chết. Khách không hiểu như thế là thế nào, hứa sẽ xóa nợ cho cha mẹ Duệ nếu Duệ giải thích câu nói đó. Duệ nói: - Cha cháu đi nhổ cây sống nghĩa là đi nhổ mạ. Mẹ cháu đi trồng cây chết nghĩa là đi cấy mạ.Về sau, Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên, làm quan thời Lê, nổi tiếng là vị quan tài năng, trung nghĩa. Theo MAI HỒNG* Dựa vào bài đọc em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất hoạc viết vào chỗ chấm theo yêu cầu:1/ Vì sao Duệ không đi học?a. Vì Duệ là con nhà nghèo b. Vì Duệ không thích đi học.c. Vì Duệ phải trông em. d. Vì Duệ lười học2/ Duệ ham học như thế nào?a. Nhà nghèo, Vũ Duệ không được đến trường.b. Duệ ham học, vừa cõng em, vừa đứng ngoài lớp học nghe lỏm.c. Thấy Duệ ham học, thầy cho Duệ vào lớp.d. Thầy kiểm tra, biết Duệ sáng dạ, khuyên cha mẹ Duệ cho cậu đến trường. 3/ Em hiểu thế nào là sáng dạ?a. Là tốt bụng, nhanh nhẹn. b.Là thông minh, nhanh hiểu.c. Là chăm chỉ, mặt mũi sạch sẽ. 4/ Vũ Duệ thành tài nhờ đâu?a.Chỉ nhờ chăm chỉ, chịu khó. b.Chỉ nhờ sáng dạ, thông minh.c.Nhờ ham học, sáng dạ, có chí vươn lên. d. Tất cả các ý trả lời trên.5// Bộ phận in đậm trong câu “Vũ Duệ là vị quan tài năng, trung nghĩa.” Trả lời câu hỏi nào? a. Ai là gì? B.Ai làm gì? C. Ai thế nào?II/ Đọc thành tiếng [5 điểm] GV cho học sinh đọc bài Tập đọc Chiếc áo len trả lời 1 câu hỏi.B. PHẦN VIẾT: 10 điểmI. Chính tả nghe- viết [3 điểm]....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................II. Tập làm văn [5 điểm] Viết một đoạn văn để kể về buổi đầu em đi học.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cậu bé đứng ngoài lớp học trang 92, 93 chi tiết Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cậu bé đứng ngoài lớp học trang 92, 93

Kể chuyện - Trao đổi: 

Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 92: Nghe và kể lại mẩu chuyện sau: Cậu bé đứng ngoài lớp học.

Trả lời:

Cậu bé đứng ngoài lớp học

[a] Vũ Duệ là con nhà nghèo, không được đến trường. Hằng ngày, cậu phải trông em và làm việc nhà để cha mẹ đi làm đồng.

[b] Không được đến trường nhưng rất ham học, lại sáng dạ, ngày ngày cậu bé cõng em đứng ngoài lớp học của thầy đồ trong làng để nghe lỏm những lời thầy giảng. 

[c] Một hôm, thầy giáo nếu một CH khó, không trò nào trả lời được. Thấy cậu bé đứng ngoài lớp học mấp máy môi như muốn nói, thầy gọi cậu vào. Duệ trả lời rất trôi chảy. Thầy gật đầu khen ngợi, còn đám trò nhỏ trong lớp thì ngạc nhiên, thán phục.

[d] Sau buổi học hôm ấy, thầy đến nhà Duệ, khen cậu bé sáng dạ và khuyên cha mẹ Duệ cho cậu đi học. Đến lớp vài tháng, cậu đã đứng đầu lớp. 

[e] Về sau, Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên khi mới 22 tuổi. Ông làm quan, nổi tiếng là vị quan tài năng, trung nghĩa. 

Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 93: Theo em, trong câu chuyện trên:

a] - Thầy giáo sẽ khen Vũ Duệ thế nào khi cậu trả lời được câu hỏi khó?

- Vũ Duệ sẽ đáp lại lời khen của thầy giáo như thế nào?

b] - Thầy giáo sẽ nói thế nào để khuyên bố mẹ cho Duệ đi học?

- Bố mẹ sẽ đáp lại lời khuyên của thầy giáo như thế nào?

Trả lời:

a] - Thầy giáo sẽ khen Vũ Duệ thế nào khi cậu trả lời được câu hỏi khó?: Con rất thông minh. Con giỏi lắm! Câu hỏi của ta khó vậy mà con trả lời được.

- Vũ Duệ sẽ đáp lại lời khen của thầy giáo như thế nào?: Con cảm ơn thầy ạ/ Thầy giảng rất dễ hiểu ạ.

b] - Thầy giáo sẽ nói thế nào để khuyên bố mẹ cho Duệ đi học?: - Con trai ông bà rất thông minhg. Ông bà nên thu xếp cho cháu đi học./ Cậu bé là một nhân tài. Không được đi học thì rất tiếc. 

- Bố mẹ sẽ đáp lại lời khuyên của thầy giáo như thế nào?: Dạ, chúng tôi rất cảm ơn thầy. Ngày mai chúng tôi sẽ thu xếp để cháu được đi học.

Video liên quan

Chủ Đề