Bài hát nhà của tôi có nhịp bao nhiêu năm 2024

- Trẻ yêu quý ngôi nhà, các thành viên trong gia đình, biết dọn dẹp, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.

2.Chuẩn bị :

- Lớp học rộng rãi, chiếu đủ cho trẻ.

- Dụng cụ âm nhạc, đàn Yamaha. Tranh về ông, bà, bố, mẹ...

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Cô mở giai điệu bài hát “Nhà của tôi” cho trẻ nghe, gợi hỏi:

+ Các cháu vừa nghe giai điệu bài hát gì?

+ Bài hát nói về gì? Ngôi nhà dùng để làm gì?...

* Hoạt động 2: Hát, vổ tay theo nhịp bài “Nhà của tôi”.

- Cô mời cả lớp hát cùng cô 2 lần theo nhạc.

- Cô hát, vổ tay theo nhịp bài hát cho trẻ xem 1 lần, hỏi trẻ.

- Cô vừa hát và vổ tay theo gì của bài hát?

- Vổ tay theo nhịp là vổ như thế nào?

- Mời trẻ cả lớp vổ tay theo nhịp cùng cô.

- Mời cả lớp hát và vổ tay theo nhịp bài hát 2 lần.

- Mời cá nhân, tổ, nhóm thi đua thể hiện theo nhịp của bài hát kết hợp với các dụng cụ âm nhạc. (Cô chú ý sữa sai cho trẻ)

* Hoạt động 3: Nghe hát “Ru con”.

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát cho trẻ biết.

- Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát lần 1, gợi hỏi:

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Tác giả nào sáng tác? Bài hát nói về ai?

+ Gia đình mạng lại cho chúng ta những gì?

- Lần 2: Cô hát kết hợp làm điệu bộ minh hoạ và mời trẻ cùng đứng dậy tham gia hưởng ứng cùng cô.

* Hoạt động 4: TCÂN “Hát theo tranh vẽ”.

- Cô giới thiệu tên trò chơi và nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ.

(Khi cô giơ bức tranh vẽ về ai thì các cháu phải nhớ xem hình ảnh đó có trong bài hát nào và giơ tay thật nhanh ).

- VD: Hình ảnh về mẹ: Các cháu phải hát bài hát nói về mẹ…

- Tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.

- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên, khuyến khích trẻ.

* Kết thúc: Cô mời cả lớp đứng dậy hát và nhún chân theo lời bài hát “Nhà của tôi”.

* Hoạt động góc: Góc sách (góc chính).

Bài hát nhà của tôi có nhịp bao nhiêu năm 2024

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung hoạt động: - Quan sát và thực hành gieo hạt Cải.

- TCVĐ: Cáo và Thỏ. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Yêu cầu:

- Trẻ biết tên và các đặc điểm nổi bật của cây Cải. Cùng giúp cô gieo hạt.

- Biết trả lời các câu hỏi của cô và tham gia vào trò chơi một cách hứng thú và đúng luật.

2. Chuẩn bị:

- Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chỗ đứng hợp lý cho trẻ quan sát, gieo hạt.

- Vườn cây rau cải, hạt Cải.

- Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện để tiết kiệm điện, ra sân không được chạy lộn xộn.

* Quan sát cây Cải.

- Cô cho trẻ xuống sân đứng xung quanh vườn rau Cải và đàm thoại:

+ Vườn rau gì? Lá rau cải như thế nào? Màu gì?

+ Trồng cây cải để làm gì? Ăn rau Cải giàu chất gì?

+ Muốn cây tươi tốt thì phải làm sao?....

* Gieo hạt cải: Cô gieo hạt cho trẻ xem và phát cho mỗi trẻ 1 ít hạt cải cho trẻ thực hành gieo hạt.

- Cô bao quát, nhắc nhở trẻ không dẫm vào trong vườn kẻo dẹ hết đất và rất bẩn…

* TCVĐ: Cáo và thỏ.

- Cô hỏi trẻ về cách chơi và luật chơi, tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần.

* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.

- Chơi theo ý thích ở các nhóm

1. Mục đích:

- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài học, trẻ học hứng thú.

- Chơi đoàn kết với bạn…

2. Chuẩn bị:

- Máy vi tính, có đủ chổ ngồi cho trẻ học, chơi.

- Đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại học máy.

* Học Kidsmart: - Cô cho nhóm trẻ lại máy để học.

- Cô hướng dẫn trẻ thao tác trên máy và chơi.

* Chơi ở các góc theo ý thích.

- Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1 học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống học, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi với bạn. Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng vào góc.