Bài tập di truyền quần the nâng cao

Nội dung video bài học Công thức và bài tập cấu trúc di truyền quần thể dưới đây sẽ hướng dẫn cho các em  một số công thức và bài tập về cấu trúc di truyền quần thể bao gồm hai nội dung đó là:

- Các công thức trong quần thể nội phối.

- Các công thức liên quan đến quần thể ngẫu phối và định luật Hacdi-Vanbec.

Xét 1 gen gồm có 2 alen A và a:

I. Quần thể nội phối:

* TH1: Nếu quần thể ban đầu có tp kg:

\[\\ Aa = 100 \% \\ \\ Aa = \left [ \frac{1}{2} \right ]^n \\ \\ AA = aa = \frac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^n}{2}\]

n: Số lần tự thụ

* TH2: Nếu quần thể ban đầu có CT:

\[xAA : yAa : zaa\] [qua n đợt tự thụ]

\[\\ .Aa = \left [ \frac{1}{2} \right ]^n .y \\ \\ .AA=x+ \frac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^n}{2}y\]

\[.aa=z+\frac{1-\left [ \frac{1}{2} \right ]^n}{2}y\]

Ví dụ 1: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?

Giải:

\[\left\{\begin{matrix} 100 \ \% \ [Aa ]\\ \\ n=3 \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\]

Ta có: 

\[\\ Aa=\left [ \frac{1}{2} \right ]^3=\frac{1}{8} \\ \\ AA = \frac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^3}{2}=\frac{7}{16} \\ \\ aa = \frac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^3}{2}=\frac{7}{16}\]

Ví dụ 2: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,8Bb + 0,2bb = 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn cấu trúc của quần thể như thế nào?

Giải:

\[\left\{\begin{matrix} P: 0,8Bb + 0,2bb = 1 \\ \\ n = 3 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\]

Ta có: 

\[\left\{\begin{matrix} Bb = \left [ \dfrac{1}{2} \right ]^3 . 0,8 = 0,1 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ \\ BB = 0+\dfrac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^3}{2}.0,8=0,35 \\ \\ bb=0,2+\dfrac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^3}{2}.0,8 = 0,55 \end{matrix}\right.\]

Ví dụ 3: Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2Bb + 0,4bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475?

Giải:

\[\left\{\begin{matrix} P: 0,4BB : 0,2Bb : 0,4bb = 1 \\ \\ n = \ ?\Leftrightarrow BB= 0,475 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\]

Ta có:

\[\\ BB = 0,4 + \dfrac{1-\left [ \dfrac{1}{2} \right ]^n}{2}.0,2 = 0,475 \\ \\ \Rightarrow n =2\]

II. Quần thể ngẫu phối 

Giả sử quần thể ban đầu có: xAA : yAa : zaa = 1

Gọi p là tần số alen A

      q là tần số alen a

Ta có: 

\[\\ pA=x+\frac{y}{2} \\ \\ qa = z+\frac{y}{2}\]

* Trong trường hợp quần thể đạt trạng thái cân bằng:

p + q = 1

p2 AA : 2pq Aa : q2 aa = 1

* Chứng minh 1 quần thể đã cân bằng:

\[p^2.q^2=\left [ \frac{2pq}{2} \right ]^2\] → Cân bằng

\[p^2.q^2\neq \left [ \frac{2pq}{2} \right ]^2\] → Chưa cân bằng

Ví dụ 1: Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng:

- 0,36AA

- 0,48Aa

- 0,16aa

Giải:

P: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

* C1: Gọi p và q là tần số alen A và a

\[\left.\begin{matrix} \\ p_{A} = 0,36AA + \dfrac{0,48}{2}=0,6 \\ \\ q_{a}=0,16 + \dfrac{0,48}{2} = 0,4 \end{matrix}\right\}\begin{matrix} \Rightarrow CTQT: p^2AA:2pqAa:q^2aa \\ \\ = 0,36 : 0,48Aa : 0,16aa \end{matrix}\]

⇒ Quần thể đã cân bằng.

*C2: p2 = 0,36

       q2 = 0,16

       2pq = 0,48

\[p^2.q^2=\left [ \frac{2pq}{2} \right ]^2 \Rightarrow CB\]

Ví dụ 2: Cho 1 quần thể cáo có số lượng 1050 con lông nâu đồng hợp, 150 con lông nâu dị hợp, 300 con lông trắng, màu lông do một gen gồm 2 alen quy định. Tìm tần số tương đối của các alen?

Giải:

Ta có: 

\[\\ AA=\frac{1050}{1500}=0,7 \\ \\ Aa=\frac{150}{1500}=0,1 \\ \\ aa=\frac{300}{1500}=0,2\]

\[\\ \Rightarrow CTQT: 0,7AA:0,1Aa:0,2aa \\ \\\left\{\begin{matrix} p_{A}=0,7+\dfrac{0,1}{2}=0,7 \\ \\ q_{a}= 0,2+\dfrac{0,1}{2}=0,25 \end{matrix}\right.\]

Ví dụ 3: Ở bò A quy định lông đen, a quy định lông vàng. Trong một quần thể bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tìm tần số của gen A?

Giải:

A: lông đen; a: lông vàng

\[\\ \left\{\begin{matrix} aa = 9 \ \% \Rightarrow q_{a}=\sqrt{9 \ \%}=0,3 \\ \\ p_{A}= \ ? \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\\ \\ pA + qa = 1 \Rightarrow pA=0,7\]

Ví dụ 4: Người bị bạch tạng 1/10000; pA, qa?

Giải:

\[\\ aa=\frac{1}{10000}\Rightarrow q_{a}= \sqrt{\frac{1}{10000}}=0,01 \\ \\ p_{A}=0,99\]

Học247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp bài tập Di truyền học quần thể Sinh học 12 hay và khó có đáp án được biên soạn đầy đủ, chi tiết bám sát với chương trình học tại trường.Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và củng cố lại kiến thức của toàn bộ phần Di truyền học. Mời các em cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Bài tập di truyền quần thể nâng cao



DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

NGUỒN ĐỀ THI CĐ – ĐH- 82 BÀI TẬP DI TRUYỀN–

BAI TẬP KHÓ TỔNG HỢP

Công thức cần nhớ:

I.Quần thể nội phối [tự thụ phấn, tự phối]

Xét 1 gen gồm 2 alen A và a. Giả sử QT ban đầu có 100%Aa với n: số thế hệ tự phối.

Tỉ lệ KG dị hợp qua n lần tự phối = \[{\left[ {\frac{1}{2}} \right]^n}\]

Tỉ lệ KG đồng hợp mỗi loại [AA = aa] qua n lần tự phối =\[\frac{{1 - {{\left[ {\frac{1}{2}} \right]}^n}}}{2}\]

*Chú ý: Nếu quần thể ban đầu không phải là 100% Aa mà có dạng: xAA + yAa + zaa = 1 qua n thế hệ tự phối thì ta phải tính phức tạp hơn. Lúc này, tỉ lệ KG Aa, AA, aa lần lượt là:

Aa =\[{\left[ {\frac{1}{2}} \right]^n}\] . y

AA = x + \[\frac{{1 - {{\left[ {\frac{1}{2}} \right]}^n}}}{2}\] . y

aa = z + \[\frac{{1 - {{\left[ {\frac{1}{2}} \right]}^n}}}{2}\]. y

II.Quần thể ngẫu phối: [ Đinh luật Hacđi-Vanbec ]

Ta có: xAA + yAa + zaa = 1; Nếu gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a thì:

pA = x + \[\frac{y}{2}\]; qa = z +\[\frac{y}{2}\]

* Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1, QT cân bằng à p + q = 1

* Để kiểm tra sự cân bằng của quần thể : p2 x q2 =\[{\left[ {\frac{{2pq}}{2}} \right]^2}\]

* Số kiểu gen ={ r [ r + 1 ] /2 }n [ r : số alen thuộc 1 gen [lôcut], n : số gen khác nhau, trong đó các gen P.li độc lập]. Nếu có nhiều locut thì tính từng locut theo công thức à nhân kết quả tính từng locut.

III.Quần thể Người: [ 1 gen có 3 alen – Người có 4 nhóm máu: A, B, AB, O ]

Gọi : p[IA]; q[IB], r[i] lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO . Ta có : p + q + r = 1

Nhóm máu

A

B

AB

O

Kiểu gen

IA IA + IA IO

IB IB + IB IO

IA IB

IO IO

Tần số kiểu gen

p2 + 2 pr

q2 + 2 pr

2pq

r2


IV. GEN TRÊN NST GIỚI TÍNH

Đối với 1 locus trên NST giới tính X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen: , , , ,

Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi xét trong phạm vi giới cái thì tần số các kiểu gen , , được tính giống trường hợp các alen trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thía cân bằng Hacdi – Vanbec là:

p2 + 2pq + q2 = 1.

Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần số các kiểu gen ở giới đực p + q =1. [Khi xét chỉ trong phạm vi giới đực].

Vì tỉ lệ đực : cái1: 1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên mỗi giới tính phải giảm đi một nửa khi xết trong phạm vi toàn bộ quần thể, vì vậy ở trạng thái cân bằng quần thể Hacdi – Vanbec, công thức tính kiểu gen liên quan đến locus gen trên NST trên NST X [ vùng không tương đồng] gồm 2 alen là:

0.5p2 + pq + 0.5q2 + 0.5p + 0.5q = 1.

BÀI TẬP NỘI PHỐI:

Câu 1.1 Quần thể có 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3 thế hệ tự phối.

A.0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa

C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Câu 2.Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là:

A.46,8750 % B.48,4375 % C.43,7500 % D.37,5000 %

Câu 3.Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là:20%AA:50%Aa:30%aa ,thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA:Aa:aa sẽ là:

A.51,875 % AA : 6, 25 % Aa : 41,875 % aa B.57, 250 % AA : 6,25 % Aa : 36,50 %aa

C.41,875 % AA : 6,25 % Aa : 51,875 % aa D.0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa

Câu 4.Quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1.

Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 ?

A. n = 1 B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4

Câu 5.Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân kiểu gen F1 như thế nào?

A.0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1 B.0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1

C.0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1 D.0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1

Câu 6.Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu?

A. n = 1 B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4

Câu 7.Một quần thể Thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là:

A.0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa B.0,7AA : 0,2Aa ; 0,1aa

C.0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa D.0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Câu 8.Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là

A. 12,5%. B. 25%. C. 75%. D. 87,5%.

Câu 9.Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?

A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.

C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.

BÀI TẬP NGẪU PHỐI: [ GIAO PHỐI TỰ DO, TẠP GIAO ]

Câu 10.Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. QT I : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. B.QT II: 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.

C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa. D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

Câu 11.Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là :

A.0,265 và 0,735 B.0,27 và 0,73 C.0,25 và 0,75 D.0,3 và 0,7

Câu 12.Gen BB qui định hoa đỏ, Bb qui định hoa hồng, bb qui định hoa trắng. Một quần thể có 300 cá thể đỏ, 400 cá thể hoa hồng và 300 cá thể hoa trắng tiến hành giao phấn ngẫu nhiên. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 là

A] 0,25 BB+0,50Bb+0,25bb=1. B] 0,36 BB+0,48Bb+0,16bb=1

C] 0,81 BB+0,18Bb+0,01bb=1. D] 0,49 BB+0,42Bb+0,09bb=1

Câu 13.Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Ở huyện A có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có kiểu gen dị hợp là:

A. 1,98. B. 0,198. C. 0,0198. D. 0,00198

Câu 14.Biết alen A quy định lông xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể chuột ở thế hệ xuất phát có 1020 chuột lông xám đồng hợp, 510 chuột có kiểu gen dị hợp. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 3600 cá thể.

Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi a] và b] sau đây:

Tần số tương đối của mỗi alen là:

A. A: a = 1/6 : 5/6 B. A: a = 5/6 : 1/6 C. A: a = 4/6 : 2/6 D A: a = 0,7 : 0,3

b] Số lượng chuột ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng:

A. AA = 1000; Aa = 2500; aa = 100 B. AA = 1000; Aa = 100; aa = 2500

C. AA = 2500; Aa = 100; aa = 1000 D. AA = 2500; Aa = 1000; aa = 100

Câu 15.Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen qui định lông đen là 0,6, tần số tương đối của alen qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò này như thế nào ?

A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng. B. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.

C. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng. D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.

Câu 16.Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng, có hoa đỏ chiếm 84%. Thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào [B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so b qui định hoa trắng]?

A]0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1. B]0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.

C]0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1. D]0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.

Câu 17.Quần thể người có tỷ lệ máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm 0,2250; máu O chiếm 0,090. Tần số tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?

A]p[IA] = 0,25; q[IB] = 0,45; r[i] = 0,30 B]p[IA] = 0,35; q[IB] = 0,35; r[i] = 0,30

C]p[IA] = 0,15; q[IB] = 0,55; r[i] = 0,30 D]p[IA] = 0,45; q[IB] = 0,25; r[i] = 0,30

Câu 18.Cho cấu trúc di truyền của 1 quần thể người về hệ nhóm máu A, B, AB, O: 0,25 IA IA + 0,20 IA IO + 0,09 IB IB + 0,12 IB IO + 0,30 IA IB + 0,04IO IO = 1

Tần số tương đối mỗi alen IA , IB , IO là:

A] 0,3 : 0,5 : 0,2 B] 0,5 : 0,2 : 0,3 C] 0,5 : 0,3 : 0,2 D] 0,2 : 0,5 : 0,3

Câu 19.Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O chiếm 48,3%, máu A chiếm 19,4%, máu B chiếm 27,9%, máu AB chiếm 4,4%. Tần số tương đối của IA là bao nhiêu?

A]0,128. B]0,287. C]0,504. D]0,209.

Câu 20.Về nhóm máu A, O, B của một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền.Tần số alen IA = 0,1 , IB = 0,7, Io = 0,2.Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là:

A. 0, 3; 0, 4; 0, 26; 0, 04 B. 0,05; 0,7 ; 0,21; 0,04

C. 0, 05; 0, 77; 0, 14; 0, 04 D. 0,05; 0,81; 0,10; 0,04

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong tài liệuTổng hợp bài tập Di truyền học quần thể Sinh học 12 hay và khó. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang glaskragujevca.netđể tải tài liệu về máy tính.

Xem thêm: An Toàn Giao Thông Là Hạnh Phúc Của Mọi Nhà, An Toàn Giao Thông, Hạnh Phúc Của Mọi Nhà

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các emhọc sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập và đạt thành tích cao hơn trong học tập.

Video liên quan

Chủ Đề