Bài tập vẩy tay dịch cân kinh chữa bách bệnh

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho rằng phương pháp này có hiệu quả nhất định nhưng tài liệu chưa đáng tin cậy.

Vẩy tay hay vung tay để phòng và chữa bệnh là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tật không dùng thuốc của y học phương Đông, có lịch sử khá lâu đời. Có người cho rằng đây chỉ là một trong 72 phép của Dịch cân kinh thuộc phái Thiếu Lâm. Theo cổ nhân, vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí (sức đề kháng) giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.

Trên thực tế, ở Trùng Khánh (Trung Quốc), phương pháp này đã được Lưu Dũng chỉnh lý và sử dụng chữa trị hiệu quả một số bệnh lý như cao huyết áp, hen suyễn, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp...

Ở nước ta, vẩy tay đã được nhiều nơi, nhiều người áp dụng và cho thấy những hiệu quả nhất định. Nhiều tác giả chuyên nghiên cứu về khí công dưỡng sinh cũng cho rằng hiệu quả ngăn ngừa và chữa trị tật bệnh của phương pháp vẩy tay là có thực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học bài bản và nghiêm túc nào được tiến hành ở trong nước chứng minh rõ ràng điều này. Hơn nữa, tài liệu và các cơ sở hướng dẫn tập luyện phương pháp vẩy tay chủ yếu dựa vào một tài liệu được photo thành nhiều bản, rồi truyền tay nhau mà chưa có cơ sở đáng tin cậy nào truyền dạy và thiếu tính thống nhất, thậm chí có quan điểm còn thổi phồng lên rằng vẩy tay có thể chữa bách bệnh kể cả… ung thư.

Bài tập vẩy tay dịch cân kinh chữa bách bệnh
Tác dụng phòng bệnh của phương pháp vẩy tay đã được công nhận, còn chữa bệnh thì chưa. Ảnh: SGTT.

Phương pháp tập như sau: hai chân đứng thẳng với khoảng cách rộng bằng hai vai, toàn thân thả lỏng, hai vai và hai cánh tay buông tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, mắt nhìn thẳng về phía trước, thở đều và êm, tinh thần thư giãn thoải mái. Sau khi thả lỏng toàn thân trong trạng thái trên chừng 1-2 phút, hai tay bắt đầu vung về phía trước sao cho tạo với cơ thể một góc 45 độ (lấy ngón tay cái không vượt quá ngang rốn làm giới hạn), khi làm ngược lại lấy mép ngoài của ngón út không vượt quá mông làm giới hạn.

Cứ làm đi làm lại như vậy nhiều lần. Phải tùy thuộc thể lực, tuổi tác, tính trạng sức khỏe để quyết định số lần và tốc độ vẩy tay. Con số 1.800 hay 3.000, 6.000 cái vẩy tay không có ý nghĩa quyết định hiệu quả của phương pháp. Nguyên tắc là phải tiến hành từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh, miễn sao sau mỗi lần tập cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tuyệt nhiên không được làm quá sức.

Chú ý, khi vẩy tay phải thả lỏng toàn thân, đặc biệt vai, cánh tay và phối hợp hài hòa với hoạt động mềm mại của lưng và chân, tuyệt đối không được căng cứng. Hơn nữa, cần hít thở tự nhiên, ban đầu là thở bình thường sau đó chuyển sang thở bằng bụng là chủ yếu. Khi nước bọt tiết ra nhiều thì nuốt vào trong, không nhổ ra bên ngoài. Tuyệt đối không tập khi cảm thấy nóng ruột, cáu giận, quá no hoặc quá đói. Sau khi tập phải giữ nguyên tư thế, đứng yên trong 1-2 phút rồi vận động nhẹ nhàng.

Bác sĩ Võ Tường Kha, trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Y học thể thao Việt Nam thì cho rằng phương pháp này không chữa được bệnh mãn tính.

Chỉ là một động tác nhỏ của Dịch cân kinh nhưng tác dụng phòng bệnh của vẩy tay là có thật. Dịch cân kinh chỉ cho ta phương pháp đào luyện gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc thiền và động tác (động và tĩnh), giữa cương và nhu, thần và khí (tâm và hơi thở), giữa khí và lực (hơi thở và sức mạnh). Tác động này thúc đẩy khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hoà, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, giúp loại trừ các loại cặn bã, các chất độc hại, đưa các chất bổ dưỡng đến tạng phủ, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tạng phủ được nuôi dưỡng tốt còn giúp máu về tim nhiều lên, trao đổi máu tăng, làm mạnh xương, khớp, cải thiện hô hấp, huyết áp... Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là một trong các phương pháp nâng cao thể trạng và giúp phòng bệnh, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, các bệnh cần can thiệp ngoại khoa thì bài tập không thể chữa được bệnh.

Không thể có một phương pháp trị được cùng lúc các bệnh, nhất là những bệnh hiểm nghèo. Cũng nên lưu ý, không phải tất cả mọi người đều có thể tập vẩy tay, nên tập thử một thời gian, nếu thấy sức khỏe cải thiện tốt thì tập tiếp, còn mệt mỏi thì dừng ngay.

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.

Hiện bác sĩ là: Giảng...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Bài viết dưới đây là chia sẻ của BS CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng khoa Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Y Dược TP. HCM, lý giải về những điều cần biết liên quan tới bài tập vẩy tay mà gần đây nhiều người mách nhau tự tập để nâng cao sức khỏe:

Dịch cân kinh là gì mà nhiều người coi là “Bí kíp trường sinh”?

Dịch Cân kinh (dịch: dịch chuyển; cân: gân cốt; kinh: sách) vẫn được xem là một bài vận động rất tốt cho sức khỏe, được nhiều người ưa chuộng.

Dịch cân kinh là tên gọi rút gọn của Dịch cân tẩy tủy kinh hay có nơi gọi là Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh. Dịch cân kinh là bí kíp quan trọng hàng đầu trong những tác phẩm kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung như Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký.

Trong tác phẩm Thiên long bát bộ của ông, nhân vật Trang Tụ Hiền nhờ luyện Dịch cân kinh mà đẩy được kịch độc ra khỏi cơ thể rồi trở thành một cao thủ trong giới võ lâm. Còn nếu cưỡng cầu luyện có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma như trường hợp của Cưu Ma Trí.

Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập.

Bài tập vẩy tay dịch cân kinh chữa bách bệnh

Chuỗi động tác trong bài tập Đạt ma Dịch cân kinh. (Ảnh minh họa)

Tồn tại ngoài đời thực, Dịch cân kinh không cao siêu như những gì Kim Dung viết. Dịch cân kinh là tên rút gọn của Dịch cân tẩy tủy kinh hay có nơi gọi là Đạt Ma dịch cân kinh, chữ Hán có nghĩa "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân". Gồm một chuỗi bài tập kết hợp hơi thở, Dịch cân kinh hướng đến cải thiện sức khỏe cơ bắp, gân đồng thời tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt, tốc độ, mức chịu đựng, sự cân bằng và khả năng phối hợp cơ thể.

Về xuất xứ, tương truyền Dịch cân kinh do Bồ Đề Đạt Ma lĩnh ngộ sau 9 năm diện bích ở chùa Thiếu Lâm vào khoảng thế kỷ VI. Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều người nghi ngờ. Theo Hiệp hội Khí công Trung Quốc, nguyên mẫu của các thức trong Dịch cân kinh được tìm thấy trong văn bản 2.000 năm tuổi có tên Minh họa về vận khí.

Không chỉ nguồn gốc mà số thức trong Dịch cân kinh cũng gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng bí kíp này gồm 18 thức, tương ứng với 18 vị La Hán. Ngày nay, phiên bản được Viện Hàn lâm Y học Trung Quốc công nhận chỉ có 12 thức.

Mục đích cơ bản của Dịch cân kinh là biến những gân, cơ mỏng manh trở nên khỏe mạnh, chắc chắn. Động tác trong Dịch cân kinh vừa mạnh mẽ vừa chậm rãi, nhẹ nhàng. Người tập cần vận dụng cả ý chí lẫn thể chất, kết hợp với hơi thở.

Nhờ kết hợp các động tác vận động với hơi thở, Dịch cân kinh có tác dụng xua tan mệt mỏi, điều hòa khí huyết. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn thì đẩy lui được bệnh tật và thấy đời vui tươi, hạnh phúc.

Như vậy, Dịch cân kinh thực sự có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng không thể kỳ vọng tác dụng lập tức như phép nhiệm màu giống trong truyện Kim Dung.

Bài tập vẩy tay dịch cân kinh chữa bách bệnh

Theo tiểu thuyết của Kim Dung, người hùng Lệnh Hồ Xung thoát chết nhờ luyện Dịch cân kinh. (Ảnh minh họa)

Ở nước ta, mọi người thường biết tới bản Dịch cân kinh của tác giả Trần Đại Sỹ.

Theo dịch giả này, bài tập đầu tiên mạo danh Dịch cân kinh chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng tại chỗ, đưa hai tay tập vẫy vẫy như chim non tập bay. Đây là bài tập được rất nhiều người biết đến ở Việt Nam hiện nay.

Có cơ sở khoa học, y khoa nào cho bài tập Dịch cân kinh?

Những nghiên cứu nghiêm túc bên Trung Quốc cũng chỉ ra rằng bản Dịch cân kinh đầu tiên ra đời cùng lắm là đầu đời Thanh. Trong bài tựa bộ Thiếu Lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, xuất bản tháng 10.1984 có đoạn viết: “Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu Lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang Hy (1662-1723), Ung Chính (1723-1736) là quá”.

Nội dung bài tập Dịch cân kinh chia thành 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu khẩu quyết. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài thì các khẩu quyết này cũng bị tam sao thất bản, các bài tập này ngày nay đã có thể khác rất xa bản gốc ban đầu. Dịch cân kinh vẫn bị phủ màu sắc huyền bí, với nhiều dị bản, do đó việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên trong tiểu thuyết của mình, Kim Dung nói rằng Dịch cân kinh do Đạt Ma lão tổ sáng tạo ra sau 9 năm ngồi quay mặt vào tường trong hang động. Kể ra, hư cấu cũng là một thủ pháp thường thấy trong các tiểu thuyết. Đáng lẽ độc giả đọc truyện nên hiểu như vậy. Tuy nhiên, nhiều người lại từ câu chuyện hư cấu của văn học mà khăng khăng cho là sự thực.

Ở Trung Quốc, Dịch cân kinh chỉ là một trong mấy môn khí công phổ biến được đưa vào dạy đại trà trong các đại học, không có gì là mật truyền, bí truyền cả. Từ năm 1974, nó được một số đại học y khoa dạy trong chương trình đào tạo các thầy tẩm quất và bác sĩ thể thao. 11 năm sau, tại Đại hội y khoa toàn Trung Quốc, người ta đã bỏ công phân tích, thẩm định, bỏ đi những chỗ rườm rà và bắt đầu thống nhất dạy Dịch cân kinh trong các trường đại học y khoa.

Bài tập vẩy tay dịch cân kinh chữa bách bệnh

Dịch cân kinh là bài tập vận động tốt nhưng cần luyện đúng và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi thực hiện với mục đích nâng cao thể trạng hay chữa bệnh. (Ảnh minh họa)

Bản Dịch cân kinh của Trần Đại Sỹ được tung lên mạng đã khơi mào cho nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn. Với hiểu biết của mình, tác giả cho rằng những động tác vận động kết hợp hô hấp như vậy có giá trị dưỡng sinh và phục hồi sức khỏe, tinh thần rất tốt.

Lưu ý gì khi tập vẩy tay kiểu Dịch cân kinh để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe?

Nội dung của Dịch cân kinh tập những gì hiện nay còn chưa được thống nhất. Phiên bản lưu truyền phổ biến đơn giản nhất là chỉ cần tập vẩy tay mấy ngàn cái là chữa được bách bệnh. Còn tùy người tập lựa chọn tập cái gì, sức khỏe thể chất ra sao mà sự tác động là khác nhau. Tuy nhiên tự ý luyện tập không qua tham khảo ý kiến người có chuyên môn thì có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp các cô bác lớn tuổi đi công viên chỉ nhau tập Dịch cân kinh vẩy tay mấy ngàn cái, sau đó hai tay mỏi nặng, sưng đau khớp, hạn chế vận động. Hậu quả trên 2 cánh tay như vậy gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt.

Ngày nay, các thông tin dễ tìm kiếm và vô cùng phong phú, nhưng cũng dễ khiến nhiều người “lạc lối”. Việc mọi người tìm kiếm và làm theo các bài hướng dẫn trên mạng để tự điều trị các vấn đề sức khỏe nên được nhìn dưới nhiều góc độ. Thông tin trên mạng rất nhiều và nếu chúng ta biết cách sử dụng nó thì rất tốt, nhưng sẽ gây hại nếu áp dụng không phù hợp.

Thực tế, không chỉ bài tập này, các bộ môn vận động khác như như bơi lội, chạy bộ, aerobic, gym khi tập đúng thì đều có tác dụng tốt với sức khỏe, cơ thể được vận động phù hợp sẽ khỏe mạnh, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, các bệnh mãn tính được kiểm soát tốt hơn, sức đề kháng mạnh hơn. Vấn đề ở đây là cần tập đúng và phù hợp.

Với bài tập vẩy tay Dịch cân kinh, khi tham khảo các thông tin hướng dẫn cách tập luyện, bạn cần xem xét hướng dẫn trên mạng là nguồn nào, chất lượng thông tin đến đâu. Bên cạnh đó còn phụ thuộc trình độ của người tìm kiếm thông tin có hiểu đúng hay không nữa. Sức khỏe là vấn đề cần được cá nhân hóa vì mỗi người có đặc điểm khác nhau, từ đó mà luyện tập cũng khác nhau. Nên an toàn nhất là cần có người có chuyên môn hỗ trợ bạn. Còn tự tập luyện thì hên xui, có thể tốt, có thể không do phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố khác nhau.

Bài tập vẩy tay dịch cân kinh chữa bách bệnh

Bác sĩ nổi tiếng người Nhật Toshiro Iketani đã 56 tuổi nhưng trông ông rất trẻ, chỉ như người 30 tuổi, đặc biệt không hề thừa cân. Bí quyết rất đơn giản nằm ở 3 loại thực phẩm bán nhiều ngoài chợ và một bài tập thể dục đơn giản.

Bài tập dịch cân kinh chữa được bệnh gì?

Các bài tập dịch cân kinh đều rất đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi, quan trọng là có thể tập luyện tại bất kỳ đâu. Bằng cách giảm mỡ thừa trong cơ thể, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và ung thư.

Đạt Ma Dịch Cân Kinh của ai?

Dịch Cân Kinh là Đệ Nhị Thần Công trong Thiếu Lâm Tứ Đại Thần Công. Được Đạt Ma sáng tạo sau Kim Chung Trạo.

Vẫy tay dịch cân kinh bao nhiêu cái?

Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Bài tập thể dục vậy tây cơ tác dụng gì?

Động tác vung tay kích thích các dây thần kinh, gân và cơ xung quanh vai. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 60 đến 70 thực hiện các công việc hàng ngày như dọn dẹp, gấp quần áo hay nấu nướng một cách dễ dàng hơn sau bài tập đơn giản.