Bài toán lớp 3 tiến sĩ bó tay

Bài toán yêu cầu người giải cần phải điền vào khoảng trống các số từ 1 tới 9 để hoàn thiện phép toán có kết quả bằng 66.

Trước đó, tại Việt Nam, bạn đọc Hồ Hữu Công cho biết, bài toán được trường đưa vào đề ôn thi cuối kỳ của cháu anh đang học lớp 3 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Sau khi bài toán được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tiến sĩ Việt Nam cũng phải “bó tay” với đề toán hóc búa này. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Giang đã tìm hết tất cả đáp án của bài toán qua ngôn ngữ lập trình Maple và chỉ 3-4 phút đã cho tới 74 trang A4 các đáp số của bài toán.

Bài toán hóc búa này đã nhanh chóng lan sang tận châu Âu, sau đó được tạp chí Guardian đăng trong mục khoa học của họ.

Bài toán được đăng tải trên báo nước ngoài

Tờ báo cho hay: “Hãy quên đất nước Singapore đi. Hãy hướng mọi sự chú ý đến bài toán hóc búa nhất gây nóng trong các bản tin ở Việt Nam”.

"Việt Nam là quốc gia có vị trí xếp hạng cao trong bảng PISA về toán học, khoa học và đọc hiểu. Việt Nam đứng 17 về môn Toán, thứ 8 về Khoa học trong khi đó các nước phương Tây khác như Anh đứng lần lượt vị trí 26, 20 còn Mỹ đứng vị trí 36 và 28", theo tờ báo Guardian.

Tờ báo Guardian cũng cho biết, nhiều tiến sĩ phương Tây cũng chưa có đáp án chính thức cho bài toán hóc búa này.

Có những bài Toán tréo ngoe đến mức ngay cả người lớn cũng lắc đầu. Chẳng hạn, bài tập Toán của học sinh lớp ba được một người dùng trên Reddit [trang web mạng xã hội và diễn đàn lớn] chia sẻ sau đây. Được biết, một bà mẹ tên Dusty Sappington đã đăng bức ảnh một phần bài tập về nhà của cô con gái Izzy 8 tuổi.

Sappington đã khoanh tròn một câu hỏi với nội dung:

"Janell có 15 viên bi. Cô bé đã mất đi một số trong đó. Hỏi bây giờ Janell có bao nhiêu viên bi?".

Bài Toán khiến cả học sinh và phụ huynh bó tay

Câu trả lời của Izzy là một dấu chấm hỏi.

Sappington nói với

HuffPost rằng con gái cô mắc chứng khó đọc và đang theo học tại một trường tư thục có các lớp học chuyên về khuyết tật học tập. Sau khi đăng bức ảnh lên Reddit, cô nói thêm: "Nếu ai đó có thể trả lời đúng câu này, con tôi sẽ làm xong bài tập về nhà". Đồng thời cho biết bài tập này không có hướng dẫn bổ sung hoặc các câu hỏi trắc nghiệm.

"Tôi chưa tìm ra câu trả lời nhưng hy vọng sớm được nhìn thấy bài viết được chấm điểm của con. Thành thật mà nói, tôi không chắc liệu nó bị in nhầm hay đây là một câu hỏi để kiểm tra kiến thức về khái niệm nhỏ hơn và lớn hơn mà con đã đề cập đến trước đây", bà mẹ nói.

Một số cư dân mạng hài hước đưa ra đáp án:

"Phụ huynh có thể hướng dẫn con ghi là: Janell tạm thời mất trí nhớ"; "Tôi nghĩ đáp án ở đây là 15 - x, còn x bao nhiêu thì để giáo viên tự tính"; "Đây mà là Toán lớp 3, tôi là cử nhân còn bó tay đó"...

Người mẹ cho biết cô đăng câu hỏi lên Reddit chủ yếu để giải trí:

"Là mẹ của một học sinh lớp ba và một học sinh lớp năm, tôi thấy rất nhiều bài tập về nhà trong những năm qua có nội dung vô lý, khiến phụ huynh chỉ biết gãi đầu, giơ tay xin hàng. Có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy nên tăng lương giáo viên" , Sappington hài hước nói.

Toán học vốn là bộ môn vô cùng thú vị và cần nhiều chất xám. Không chỉ có những con số khô khan, Toán còn chứa vô vàn những câu hỏi tư duy logic , đòi hỏi người học cần phải có IQ cao, cộng thêm khả năng quan sát, liên tưởng chặt chẽ mới có thể giải được. Bởi nhiều khi các câu đố Toán học đưa ra những dữ liệu "bẫy" và chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ mới đưa ra được đáp án đúng.

Tuy nhiên lại có những bài toán quá khó, không hợp với nhận thức, độ tuổi của học sinh. Thậm chí ngay cả những giáo sư, tiến sĩ cũng cảm thấy khó hiểu. Theo đó từng có 3 bài toán tiểu học ở Việt Nam gây xôn xao mạng xã hội, khiến phụ huynh bàn ra tán vào như sau:

1. Bài toán cưa gỗ

Đây là một bài toán tiểu học từng gây xôn xao cộng đồng mạng, khiến các bậc phụ huynh tranh cãi nảy lửa. Nội dung bài toán tiểu học này cụ thể như sau: "Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?".

Học sinh đã đưa ra cách giải: "Cưa cả cây gỗ đó hết số phút là: 12 x 6 = 72 phút". Tuy nhiên cách làm này bị cô giáo gạch sai và thay bằng đáp án: "Cưa được số đoạn là: 7 x 1 = 7 đoạn. Cưa cả cây gỗ hết thời gian là 12 x 7 = 84 phút".

Nhiều phụ huynh cho rằng học sinh giải đúng và cô giáo đã giải sai. Cây gỗ dài 7 đoạn thì chỉ cần 6 lần cưa là đủ và thời gian cưa là 72 phút. Bên cạnh đó, không ít ý kiến lại chỉ ra rằng đề bài chưa chặt chẽ. Đây có thể là đề muốn học sinh làm quen với cách nhân chia, nhưng học sinh lại thông minh hơn đề bài.

Bài toán cưa gỗ

2. Bài toán tính nhanh

Cộng đồng mạng tại Việt Nam từng được phen dậy sóng trước một bài toán tính nhanh dành cho học sinh tiểu học. Đề bài cụ thể như sau: 66 - 6 + 7 + 23 - 18 + 2 = ?

Đáp án học sinh đưa ra là 74 sau khi thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái qua phải. Tuy nhiên, phần sửa mực đỏ được cho là của giáo viên lại nhóm các phép tính với nhau để có kết quả tròn [phù hợp với yêu cầu tính nhanh], đáp án là 70. Bài toán sau khi được chia sẻ lên mạng đã nhận về nhiều tranh cãi dữ dội.

Theo ý kiến của một giáo viên tiểu học, phép toán trên không có nhân chia, phải thực hiện theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải. Theo nữ giáo viên, cách nhóm các phép tính lại như trên là hoàn toàn sai vì không theo quy luật toán học. Đáp án của học sinh là đúng, song đó không phải là cách tính nhanh phù hợp cho bài toán này.

Bài toán tính nhanh

3. Bài toán lớp 3 ở Lâm Đồng

Năm 2015, một bài toán ôn tập để thi cuối kỳ của học sinh lớp 3 ở Bảo Lộc [Lâm Đồng] đã khiến phụ huynh, nhiều giáo viên và thậm chí cả tiến sĩ không làm được. Thậm chí, báo chí nước Anh cũng đưa tin về bài báo quá khó này.

Cụ thể đề bài như sau: "Điền các số từ 1 đến 9 vào ô trống để được kết quả đã cho".

Bài toán lớp 3 ở Lâm Đồng.

Theo ý kiến của các chuyên gia, về mặt kiến thức, bài toán phù hợp với học sinh lớp 3 vì ở cuối kỳ II, các em đã học thứ tự thực hiện các phép tính, nhân chia trước, cộng trừ sau.

Tuy nhiên, dù là kiến thức lớp 3 nhưng để tìm ra lời giải đúng lại là một chuyện khác. Bài toán này khó ngay cả với những người lớn giỏi Toán, vì vậy sẽ rất khó cho học sinh lớp 3, và còn thách thức hơn đối với học sinh ở vùng cao. Cũng theo ý kiến chuyên gia, bài toán có 362.880 khả năng điền số, nhưng chỉ một vài đáp án đúng. Với khả năng của người lớn, có thể tư duy và lập luận logic thì sau khi loại trừ cũng phải thử vài chục trường hợp mới có thể tìm ra đáp án.

Tờ The Guardian [Anh] đã đăng bài toán này kèm tiêu đề: "Bạn có thể giải được bài toán dành cho một đứa trẻ 8 tuổi ở Việt Nam đã khiến các bậc phụ huynh và giáo viên đau đầu, này không?". Chuyên trang về công nghệ Gizmodo cũng đăng tải bài toán này. Hầu hết các độc giả đều bó tay và cho rằng bài toán này quá khó, đến chính họ là người lớn cũng không tài nào giải nổi chứ đừng nói đến đứa trẻ 8 tuổi.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương sau đó đã mời các nhà toán học là giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Phùng Hồ Hải và Nguyễn Tiến Dũng giải bài toán gây sốt ở Việt Nam và báo chí quốc tế này. Tiến sĩ Giáp Văn Dương đặt câu hỏi: "Thực sự muốn biết các giáo sư làm bài này hết bao nhiêu thời gian?".

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng [giảng dạy tại Đại học Toulouse, Pháp] cho biết, làm xong bài trong 18 phút. Giáo sư Tiến Dũng nhận định: "Bài này dùng để dạy số học thì dở, dạy về thuật toán không đến nỗi nào".

Được biết, người giao bài toán này cho học sinh là cô Nguyễn Thị Kim Q., giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Thăng Long, Lâm Đồng. Cô Q. chia sẻ rằng mình chỉ tìm tòi và chép một số bài toán ấn tượng để học sinh luyện tập thêm. Tuy nhiên khi thấy bài quá khó và rối rắm với học sinh lớp 3, cô đã nói các em không cần làm.

Cô Q. sơ suất khi không nói học sinh gạch chéo bài toán khó. Một số em mang bài toán về nhà nhờ ba mẹ, người thân giải thử lại quên không nói rằng cô giáo không yêu cầu làm bài toán trên. Theo chia sẻ của cô Q., bài toán lớp 3 trên nằm trong cuốn Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Toán Và Tiếng Việt lớp 3 của NXB Đại học Sư Phạm.

Chủ Đề