Bán giấy khám sức khỏe giả xử lý thế nào năm 2024

Giấy khám sức khỏe, một loại giấy tờ quan trọng được sử dụng phổ biến khi thi sát hạch cấp Giấy phép lái xe, nộp hồ sơ xin việc hay hồ sơ nhập học, đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Lợi dụng tâm lý muốn tiết kiệm thời gian của một bộ phận người dân, nhiều đối tượng đã làm giả loại giấy tờ này. Cơ quan công an cảnh báo, đây là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Trên các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp những bài đăng quảng cáo như "Giấy khám sức khỏe lấy ngay, cần là có, giao tận nơi, phục vụ 24/7." Người có nhu cầu chỉ cần gọi điện là ngay lập tức có thể mua được giấy khám sức khỏe giả. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, là một trong số các bệnh viện lớn bị mạo danh để rao bán giấy khám sức khỏe giả trên mạng.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Đức Dũng, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khẳng định: "Những giấy khám sức khỏe trên mạng không phải của Bệnh viện Xanh Pôn. Hành vi mua bán, sử dụng những giấy tờ đó là vi phạm pháp luật. Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Bệnh viện, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người mua và sử dụng giấy tờ giả. "

Chỉ trong vài giờ, giấy khám sức khỏe giả có thể được giao tận nơi với giá từ 60.000 đến 300.000 đồng tùy loại, có ảnh hoặc không ảnh, tự điền hay đã có sẵn nội dung. Trung tá Đỗ Thị Phương Thanh, Khoa Nghiệp vụ và Điều tra Hình sự, Học viện Cảnh sát Nhân dân, cảnh báo: "Giấy khám sức khỏe giả gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội, đặc biệt liên quan đến quản lý con người trong các hoạt động lao động sản xuất hoặc tham gia giao thông vận tải".

Thời gian qua, cơ quan công an đã xác minh và xử lý nhiều đối tượng mua bán giấy khám sức khỏe giả qua mạng. Mới đây, tại huyện Kim Bảng, Hà Nam, ba đối tượng công nhân ở khu công nghiệp Đồng Văn đã bị bắt giữ để điều tra về hành vi buôn bán hàng trăm giấy khám sức khỏe giả, thu lợi bất chính gần 60 triệu đồng.

Theo anh Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam, việc lập ra các hội nhóm mua bán giấy khám sức khỏe giả trên các nền tảng mạng xã hội rất dễ dàng. Khi các nhóm này bị đóng lại, người dùng mạng xã hội có thể dễ dàng lập ra các nhóm khác bằng tài khoản ẩn danh.

Để ngăn chặn hành vi này, điều quan trọng là mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về pháp luật và không thực hiện các hoạt động tìm hiểu, mua bán giấy khám sức khỏe giả trên mạng xã hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Hiện nay, rất nhiều các giao dịch, thủ tục hành chính hay theo quy định của pháp luật có yêu cầu phải nộp giấy khám sức khỏe dùng để xin việc của người lao động, thủ tục nhập học cho học sinh, sinh viên, thi giấy phép lái xe, kết hôn với người nước ngoài…Tuy nhiên, do quá trình khám sức khỏe trong các cơ sở y tế khá rườm rà, mất thời gian nên các đối tượng nhìn thấy nhu cầu sử dụng giấy khám sức khỏe đã làm giả giấy khám sức khỏe nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật. Trong phạm vi bài viết của chúng tôi sẽ nêu rõ các quy định xử phạt của pháp luật đối với các hành vi mua bán giấy khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu giấy khám sức khỏe là một trong những loại giấy tờ do các cơ sở y tế, bệnh viện cấp các cá nhân về các thông tin chi tiết và các mục khám để xác minh được tình trạng sức khỏe của một người một cách tổng quát nhất về nội, ngoại khoa, tai, mắt, thần kinh…

Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì thủ tục khám sức khỏe theo đúng quy định thì người có yêu cầu khám sức khỏe phải nộp tờ khai và giấy tờ tùy thân cho các cơ sở khám sức khỏe tại thời điểm khám. Sau khi nhận được các giấy tờ của người yêu cầu khám sức khỏe thì các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các công việc theo đúng quy trình như đối chiếu các hồ sơ giấy tờ, và thực hiện việc khám chữa bệnh theo từng chuyên khoa. Sau đó trả kết quả cho người yêu cầu khám sức khỏe theo quy định. Nếu có các hành vi khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục theo quy định đều là các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khi có đủ các dấu hiệu tội phạm như sau:

Có thể hiểu về khái niệm làm giả theo quy định pháp luật là các hành vi làm giống như thật về các giấy tờ, tài liệu, con dấu của các cơ quan, tổ chức mà các loại giấy tờ này hiện nay chưa có loại tương tự trong đời sống. Những hành vi này chỉ phạm tội khi các cơ quan, cá nhân, tổ chức sử dụng nó nhằm mục đích lừa đối người khác có hành vi trái pháp luật của những người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ, tài liệu như chữ ký, con dấu, nội dung các giấy tờ tài liệu.

Về mặt chủ thể của tội phạm

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sự thì người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà những người này không mắc các bệnh mất khả năng về nhận thức như bệnh tâm thần, bệnh đao… có thể là bất kể người nào bởi vì chủ thể của loại tội phạm này không phải là các chủ thể đặc biệt theo quy định của Bộ luật hình sự.

Về mặt khách thể của tội phạm

Người phạm tội có hành vi xâm phạm các hoạt động bình thường, tác động lên các đối tượng như các giấy tờ, con dấu giả, xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực trật tự, quản lý hành chính của nhà nước về quản lý các giấy tờ, tài liệu, các con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước.

Về mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi làm giả này tính từ thời điểm những người không cho thẩm quyền tạo ra những con dấu, giấy tờ giả của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong một thời gian nhất định khi phạm tội này hoàn thành.

+ Mặc dù việc sử dụng các con dấu tài liệu, giấy tờ có thể không cần xảy ra khi các hậu quả, nhưng những người phạm tội nhằm mục đích lừa dối các cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.

+ Người phạm tội phải có các hành vi dùng các thủ đoạn khác để nhằm mục đích làm giả con dấu, giấy tờ như in, đúc, khắc..nhằm bắt chước, hoặc có các hành vi thêm, bớt các nội dung theo đúng mẫu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có các hành vi sản xuất trái phép các giấy tờ như hộ chiếu, căn cước công dân, bằng cấp của các trường, sổ hộ khẩu…của các giấy tờ này của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà họ được phép sử dụng để giải quyết công việc hoặc thực hiện nhiệm vụ hoặc họ được phép sản xuất, lưu hành theo đúng quy định của pháp luật. Hậu quả của tội này có thể không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích lừa dối, làm giả ví dụ như để xin việc, để vay tiền các ngân hàng chẳng hạn, và nó không phải là dấu hiệu bắt buộc để đủ các điều kiện cấu thành của tội phạm chỉ cần có các hành vi là người phạm tội đã thực hiện tội phạm đã hoàn thành các hành vi làm giả thì sẽ phải căn cứ vào mức độ t nghiêm trọng trong các tình tiết định khung tăng nặng.

Về mặt chủ quan của tội phạm

Trong tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 thì người phạm tội này hoàn toàn nhận thức được hành vi trái pháp luật của mình nhưng vẫn có hành vi làm giả và sử dụng các con dấu, giấy tờ, tài liệu giả đó để nhằm mục đích lừa dối các cơ quan, tổ chức mà vẫn thực hiện, không quan tậm hậu quả sẽ xảy ra như thế nào với lỗi cố ý.

Về các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt cơ bản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo quy định nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự khi có hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Đối với hành vi sử dụng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân.

Về khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội có hành vi sử dụng và làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm như có tổ chức, tái phạm nhiều lần, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự.

Việc sử dụng giấy khám sức khỏe gây nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan, nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về tài sản, kinh tế, xã hội, uy tín của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và thậm chí là chính bạn thân những người mua bán giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, để ngăn ngừa, giáo dục, răn đe và xử nghiêm, kip thời đúng người, đúng tội những hành vi mua bán giấy khám sức khỏe sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề