Bao lâu thì tái nhiễm covid

Một nghiên cứu mới cho thấy khi trẻ em bị nhiễm virus SARS-CoV-2, chúng không tạo ra nhiều loại kháng thể như người lớn. Vì vậy, cơ thể trẻ có khả năng chống lại COVID-19 kém hơn trong tương lai.

COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Tại Mỹ, kể từ thời điểm đầu dịch đến nay, có ít nhất 6,6 triệu trẻ em mắc COVID-19 và con số ngày càng gia tăng. Hiện chỉ có hơn 58% người Mỹ được tiêm chủng và trong tháng này, trẻ em từ 5-11 tuổi đủ điều kiện sẽ được tiêm chủng.

Trong khi nhiều bậc phụ huynh đã bắt đầu cho con mình đi tiêm chủng, thì một số người vẫn còn do dự. Một lý do khiến một số bố mẹ do dự là họ tin rằng nếu con họ đã từng mắc COVID-19, chúng có thể không cần tiêm vaccine. Tuy nhiên, bằng chứng ban đầu cho thấy việc tái nhiễm ở trẻ em chưa được tiêm chủng là có thể xảy ra và nguy cơ cao hơn so với người lớn.

Theo dữ liệu mới, những người đã nhiễm COVID-19 vẫn cần phải tiêm vaccine, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên và trẻ em.

Khi một người trưởng thành nhiễm virus SARS-CoV-2, họ có xu hướng tạo ra nhiều loại kháng thể chống lại virus này. Tuy vậy, nghiên cứu đã chỉ ra khi trẻ em mắc COVID-19, chúng không tạo ra nhiều loại kháng thể nên  khả năng bảo vệ sẽ kém hơn.

Ông John Alcorn, giáo sư về miễn dịch học nhi khoa tại Đại học Y Pittsburgh và là tác giả nghiên cứu, cho biết: “Một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, không có khả năng phản ứng đặc biệt tốt về trí nhớ miễn dịch đối với đợt nhiễm virus trước đó. Những người này có thể không được bảo vệ tốt khỏi tái nhiễm”.

Dẫn lời Tiến sĩ Ritu Banerjee, giám đốc y tế của Chương trình quản lý kháng sinh nhi khoa tại Đại học Y Vanderbilt: “Chúng tôi nhận thấy các kháng thể chỉ tồn tại trong vài tháng và không tồn tại mãi mãi. Đó là lý do tại sao tiêm mũi tăng cường được khuyến khích cho một số nhóm người nhất định. Mức độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, kể cả miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, ngay cả những người có lượng kháng thể SARS-CoV-2 giảm dần vẫn được bảo vệ chống lại nguy cơ trở nặng và nhập viện do COVID-19. Chính xác thời gian bảo vệ này kéo dài bao lâu hiện vẫn chưa được xác định rõ, song tiêm vaccine sau khi mắc COVID-19 là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tối ưu cho trẻ”.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC], những người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 và chưa được tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn 5 lần so với những người đã được tiêm phòng và không bị nhiễm virus trước đó.

Tiến sĩ Danielle Zerr, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Seattle, nhận định, sau khi nhiễm virus, trẻ em có khả năng chỉ được bảo vệ trong vài tháng. Những trẻ đã từng mắc COVID-19 và đã tiêm phòng ít có khả năng bị tái nhiễm hơn những trẻ đã từng bị nhiễm và không được tiêm.

Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi trẻ em có các triệu chứng nhẹ, chúng vẫn có thể truyền virus cho những người khác có nguy cơ cao hơn. Do đó, tiêm chủng cho trẻ là cách bảo vệ cho cả trẻ và cả gia đình./.

CTV Lương Trâm/VOV.VN [Biên dịch]
Theo Healthline

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: //www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 //zalo.me/1249273939821550616

Hiện nay, trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến thể Omicron có thể vượt qua hàng rào miễn dịch tạo ra bởi vaccine làm gia tăng số ca tái nhiễm COVID-19.

Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, trong những tháng gần đây, có sự gia tăng mạnh mẽ về số ca tái nhiễm COVID-19 sau khi lấy mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình trên khắp đất nước.

Theo đó, nguy cơ tái nhiễm cao hơn 16 lần trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến đầu tháng 1/2022 khi Omicron trở thành chủng thống trị so với biến thể Delta.

Tương tự, dữ liệu thu thập được từ Nam Phi cũng cho thấy đặc tính tấn công hệ miễn dịch của Omicron, với tỷ lệ tái nhiễm cao hơn so với những làn sóng dịch trước đó.

Theo các chuyên gia, những người chưa được tiêm vaccine, người cao tuổi, người có bệnh nền... thuộc nhóm nguy cơ cao dễ tái nhiễm COVID-19. Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia nhận định, khi nhiễm COVID-19 cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch, nhưng không phải miễn dịch nào cũng có tính chất bền vững vì sẽ luôn có sự suy giảm nồng độ kháng thể trong máu. Chưa kể với những biến chủng mới của COVID-19 gần đây sẽ thâm nhập vào các tế bào trong cơ thể rất nhanh mà kháng thể chưa kịp đáp ứng lại được.

Theo TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh.

Do đó, các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, với những người chưa tiêm vaccine hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm COVID-19 hơn so với những người khác.

Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa là đã "thoát", đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus. Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K để chống lại các đợt tấn công mới của virus gây bệnh.

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-f0-khoi-benh-khong-duoc-chu-quan-nhat-la-nguoi-co-nguy-co-tai-nhiem-cao-169220309142737649.htm

Chủ Đề