Bệnh nghiện internet là gì

Cùng với sự phổ cập của internet, việc một người phải liên đới đến nó trung bình tám tiếng mỗi ngày trở thành đương nhiên. Theo đó, căn cứ để xác định bệnh là: những người sử dụng máy tính để vào mạng nhiều đến mức cản trở cuộc sống bình thường, cô lập mình với cộng đồng, sự tập trung dành cho internet mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống và ngày càng tăng thời gian dùng internet, lâu dài xuất hiện triệu chứng giống như trầm cảm hoặc nghiện ma túy.

Về mặt cơ học, một người sống trong thế giới ảo của internet liên tục 4h trở lên mỗi ngày [ngoài công việc] và kéo dài hơn một tháng được đánh giá là nghiện. Theo thời gian và mức độ phụ thuộc vào internet, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc.
Cụm từ “sự vận hành não giống như dùng ma túy” được giải thích như sau: Khi chơi game, chơi facebook… người ta nhận thấy não người chơi có sự tăng giải phóng dopamine, tăng sản xuất các morphin nội sinh. Các chất này tạo lên sự khoan khoái cho người chơi, dần dần họ trở thành nghiện. Ngoài ra, các triệu chứng của nghiện internet cũng tương tự những triệu chứng của nghiện ma túy: thèm chơi game, mạng xã hội; dùng internet liên tục không nghỉ và không kiểm soát được; bỏ bê công việc, cảm xúc không ổn định, nếu bị buộc cai thì sinh phản ứng tiêu cực, vật vã…

Nếu không được kiểm soát, những thông tin không lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, đạo đức, hành vi của trẻ.

Nghiện" là xu hướng tăng liều lượng, thời gian sử dụng, đến khi không thể bỏ được. Nếu dùng biện pháp ngăn điện thoại, internet thì khiến người "nghiện" có cảm giác khó chịu như không thể chịu đựng được. Khi bị ngăn cấm, người "nghiện" sẵn sàng bỏ học, trốn học, bỏ việc, chểnh mảng vị trí làm việc hay dối trá... để được sử dụng điện thoại di động hay vào máy tính có kết nối internet.

Người thân trong gia đình có thể nhận biết khi thấy con em mình sử dụng điện thoại di động liên tục, gần như 24/24. Thậm chí, khi bị ngăn cấm họ tìm mọi cách để được sử dụng như: ra quán nét; sang nhà hàng xóm, tìm đến bạn bè để mượn ĐTDĐ để sử dụng kết nối internet... Khi sử dụng quá nhiều mạng internet, mạng xã hội, game sẽ khiến họ kém ăn, gầy sút, không ngủ được. Thể lực giảm sút, thường thu rút bản thân, không muốn giao tiếp với ai, chỉ muốn sống trong phòng với thiết bị có kết nối ineternet. Tâm trạng rất hay căng thẳng, hằn học, bức xúc. Ngoài ra, bệnh nhân kèm theo tâm trạng lo âu, buồn chán, bi quan, thậm chí nhiều trường hợp suy nghĩ tiêu cực có thể tự tử.

Các biểu hiện này khi chuyển sang trạng thái "nghiện" thì sẽ gây trầm cảm ở 3 mức: trung bình, nặng không loạn thần và nặng có loạn thần. Ở mức độ nặng nhất là trầm cảm có loạn thần, bệnh nhân thường bị hoang tưởng dẫn đến những hành vi bất thường, gây rối cho người khác; thậm chí có những hành động gây nguy hiểm cho chính bản thân và tự tử. Họ thường có ảo giác khi nghe những âm thanh và suy tưởng thành những chuyện tương tự từng chứng kiến trên mạng internet, game….

Nhiều người cho rằng chơi game hoặc vào mạng xã hội không tác hại bằng nghiện ma túy, nhưng chính game online và mạng xã hội là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống. Trẻ em chơi game nhiều giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để tham gia các các việc khác như học tập, thể dục thể thao, chơi với bạn bè. Mặt khác, các triệu chứng của trầm cảm do nghiện game và mạng xã hội khiến sức khỏa về thể chất và tâm thần của người nghiện game bị suy giảm nghiêm trọng. Nặng nề nhất là ý định và hành vi tự sát vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người này. Nhiều game thủ đã chết vì kiệt sức do chơi game liên tục trong nhiều giờ.

Tiêu tốn về tiền bạc do chơi game và vào mạng xã hội khiến người nghiện phải tìm mọi cách để có tiền. Khi không có đủ tiền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình, họ có thể làm các việc phạm pháp như trộm cắp, cướp của, bán dâm, giết người để có tiền chơi game tiếp.

Cần chủ động phòng chống nghiện internet

Đối với chứng nghiện internet, nên phòng hơn chữa. Bởi một khi đã xác định nghiện, quá trình điều trị sẽ rất dai dẳng, mệt mỏi bởi cai nghiện internet cũng giống như cai nghiện ma túy. Chưa kể, bởi vì máy tính đã trở thành phổ biến nên việc cai nghiện có phần khó khăn hơn. Trong đó khó khăn nhất là giai đoạn đầu khi bệnh nhân buộc phải ngừng hoàn toàn việc vào mạng.

Không thể cai nghiện internet bằng cách giới hạn thời gian sử dụng, điều này giống như nghe người nghiện rượu hứa rằng họ sẽ bỏ rượu mà chuyển sang uống… bia. Thời gian cai nghiện internet phụ thuộc vào đáp ứng điều trị từng người bệnh nhưng trung bình không dưới 24 tháng.

Khi phát hiện người có dấu hiệu như nêu trên thì người nhà cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Đồng thời, khuyến khích người sử dụng internet, mạng xã hội cần tăng cường tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe, làm tất cả các công việc bình thường trong gia đình để không còn lệ thuộc vào điện thoại di động, máy tính truy cập internet, mạng xã hội, game…

Để tránh tình trạng trẻ em nghiện internet, các bậc cha mẹ cần nâng cao nhận thức, kỹ năng tiếp xúc, nuôi dạy con cái theo phương pháp đúng đắn; đồng thời tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh, giúp trẻ có được trải nghiệm tuổi thơ bổ ích...

Theo WHO, Việt Nam là một trong những nước phát triển internet vượt bậc ở Đông Nam Á với hơn 96 triệu dân, người dân sử dụng internet rất nhiều. Dân số đang phát triển nên tốc độ phát triển kinh tế nhanh kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là việc sử dụng internet quá nhiều.

Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy có tới 0,7-1,2 quần thể dân cư sử dụng internet quá nhiều dẫn tới bị biến đổi về cảm xúc. Ở Nhật có tới 0,5-0,8%, ở Úc là 0,7% người có những biến đổi về tâm lý, cảm xúc sau khi sử dụng internet quá nhiều.

Có nhiều bậc cha mẹ cũng "nghiện" mạng xã hội, thường xuyên dán mắt vào điện thoại, khiến trẻ bắt chước làm theo. Muốn con không bị nghiện internet, thì trước hết cha mẹ phải làm gương, dành thời gian tiếp xúc với con nhiều hơn.

Cần định hướng cho con tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, để trẻ có cơ hội giao tiếp, trải nghiệm, qua đó hoàn thiện các kỹ năng. Cha mẹ gần gũi với con cái sẽ tạo không khí gia đình ấm áp, con trẻ không còn cảm giác cô đơn để tìm đến mạng xã hội như một cách để tìm kiếm các mối quan hệ hay giải trí thiếu lành mạnh.


Sau một năm học vất vả cùng những đợt thi căng thẳng, các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè để thư giãn và phục hồi năng lượng. Thế nhưng, đây cũng là khoảng thời gian làm không ít phụ huynh lo lắng. Việc trẻ không đến trường, có nhiều thời gian ở nhà sẽ tạo cơ hội cho các em tham gia các hình thức giải trí khác nhau. Một trong số đó là sử dụng mạng Internet, tham gia các game online. Khi việc sử dụng Internet kéo dài với thời lượng không hợp lý, dễ có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu cảnh báo ‘nghiện internet’

Internet chính thức ra đời vào năm 1991 và dần đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống của con người thời đại hôm nay. Nhờ vào mạng internet mà chúng ta có thể liên lạc, tìm kiếm thông tin và gia tăng cơ hội học hỏi, làm việc một cách dễ dàng. Thế nhưng, nếu không chủ động kiểm soát, công cụ này dễ gây nên tình trạng lệ thuộc và chi phối cuộc sống của con người.

Cho đến thời điểm hiện nay, trong các sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần, người ta vẫn chưa đưa ra khái niệm chính thức về tình trạng ‘nghiện internet’ hay ‘nghiện game’. Tuy nhiên, từ năm 1996, nhà tâm lý học Kimberly S.Young tại Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên và đưa ra khái niệm ‘nghiện internet’ [Internet Addiction]. Theo bà đề xuất, tình trạng ‘nghiện internet’ có thể được xác định dựa trên 8 tiêu chí sau đây:

  1. Bận tâm với internet khi luôn nghĩ về hoạt động online của mình ờ lần trước hay các lần sắp tới.
  2. Nhu cầu gia thời gian sử dụng internet
  3. Nhiều lần thất bại khi cố gắng kiểm soát, giảm bớt hoặc ngưng sử dụng internet.
  4. Bồn chồn, ủ rũ, buồn phiền hoặc dễ cáu kỉnh khi cố gắng giảm hoặc ngưng sử dụng internet
  5. Online trên mạng internet trong thời gian nhiều hơn so với dự định ban đầu
  6. Hủy hoại hoặc nguy cơ mất mối quan hệ quan trọng, mất việc làm, mất cơ hội học tập hoặc đề bạt vì internet
  7. Nói dối những người trong gia đình, nhà trị liêu hoặc những người khác để che dấu mức độ bị cuốn hút vào internet
  8. Sử dụng internet như một cách thức để tạm tránh đối diện với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hay những cảm xúc khó chịu như lo lắng, thất vọng, mặc cảm…

Nếu một người có từ 5/8 dấu hiệu kể trên trở lên, có thể họ đang cần sự hỗ trợ từ gia đình, nhà chuyên môn cho vấn đề nghiện internet của mình. Tuy lệ thuộc internet không có cơ chế giống nghiện chất nhưng nơi người nghiện vẫn xuất hiện các dấu hiệu hết sức đặc trưng tình trạng ‘nghiện’. Đó là việc gia tăng thời lượng sử dụng ngày càng nhiều [dung nạp], có sự trăn trở bận tâm và tìm kiếm xoay quanh chủ đề internet và những phản ứng khó chịu khi tìm cách giảm sử dụng [triệu chứng cai].

Thông thường, những người ‘nghiện Internet’ sẽ có thời gian sử dụng quá 38 giờ/ tuần cho mục đích không liên quan đến học tập hay làm việc và gây ra ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân.

Nguyên nhân của nghiện internet

Có rất nhiều lý do để một người rơi vào tình trạng nghiện internet. Bắt đầu bằng việc sử dụng nhiều, lạm dụng dẫn đến kết quả là lệ thuộc vào internet và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ, công việc. Ở mỗi độ tuổi, internet lại thu hút các đối tượng ở những khía cạnh khác nhau.

Trẻ tuổi mẫu giáo, tiểu học thường tìm đến các chương trình hoạt hình, video thiếu nhi có nhiều hình ảnh trực quan sinh động, âm thanh, chuyển động hấp dẫn. Ở tuổi vị thành niên và dậy thì, nhiều bạn trẻ tìm đến internet như một kênh thông tin để khám phá thế giới. Ngoài ra, ở giai đoạn này, vị thành niên có nhu cầu lớn về khẳng định hình ảnh bản thân và xây dựng căn tính.

Những trò chơi online, đặc biệt là game nhập vai cho phép người chơi cơ hội để thể hiện mình qua các nhân vật anh hùng, hiệp sĩ với chiến công lừng lẫy. Có thể, những ‘chiến tích’ trên game cũng là một cách bù đắp lại những thất bại trong học tập, cuộc sống mà trẻ đang gặp phải.

Một yếu tố khác cũng cần được quan tâm là áp lực đồng đẳng [peer pressure] thúc đẩy các trẻ em vị thành niên tham gia trò chơi, mạng xã hội để gia nhập vào các hội, nhóm bạn và tham gia tương tác, thảo luận cùng nhau.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng tìm đến internet như một cách giải toả quen thuộc trước những áp lực cuộc sống, căng thẳng trong công việc hay các cảm xúc lo âu, cô đơn, buồn phiền. Điều này tương tự với cơ chế tìm đến những hình thức giải toả khác như ‘nghiện’ mua sắm, đánh bạc, tình dục…

Chuyên gia Tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Video liên quan

Chủ Đề