Bệnh ung thư máu là gì

Nếu không phát hiện sớm một lượng lớn tế bào hồng cầu trong máu của bệnh nhân ung thư máu có thể bị triệt tiêu và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Dưới đây là các nguyên nhân gây ung thư máu và một số triệu chứng điển hình của bệnh.

1. Các loại ung thư máu

Ung thư máu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thường cao hơn người lớn. Có 3 loại ung thư máu phổ biến bao gồm:

- Bệnh bạch cầu: Là những trường hợp xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào máu bất thường. Những tế bào này có thể gây tắc nghẽn tủy xương, đồng thời ngăn chặn quá trình sản xuất các tế bào máu cần thiết khác từ tủy xương.

Ung thư máu là bệnh nguy hiểm

Khi lượng tế bào bạch cầu tăng quá lớn có thể gây ra tình trạng thiếu thức ăn cho những tế bào này, dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn luôn cả tế bào hồng cầu. Chính vì thế ở những người mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu dư thừa quá mức trong khi đó số lượng hồng cầu lại bị giảm đi nhiều. Từ đó không thể có được dòng máu khỏe mạnh và mất cân bằng hệ miễn dịch. Trường hợp bệnh bạch cầu thường tiến triển nhanh chóng, vì thế bệnh rất nguy hiểm và nên được điều trị sớm.

- Ung thư hạch Lymphoma: Hệ bạch huyết rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng tránh những tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tình trạng ung thư hạch Lymphoma có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ bạch huyết, khiến ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch.

- Đa u tủy xương: So với 2 loại ung thư máu trên thì đa u tủy xương thường ít gặp hơn. Dạng bệnh này có liên quan đến tế bào Plasma. Loại tế bào này ở trong tủy xương và có nhiệm vụ tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng.

Những trường hợp mắc bệnh đa u tủy xương thường sản xuất một lượng lớn tế bào Plasma gây ra những ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch.

2. Các nguyên nhân gây ung thư máu

Hiện nay các nguyên nhân gây ung thư máu vẫn là một “ẩn số”. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng gen di truyền và một số tác nhân từ môi trường có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Rất có thể do đột biến gen ADN ở một vài tế bào máu khiến các tế bào máu phân chia nhanh và bất thường, khiến những tế bào máu này có tuổi thọ lâu hơn các tế bào máu bình thường. Chúng có thể lấn át những tế bào khỏe mạnh tại tủy xương, làm giảm số lượng hồng cầu, tiểu cầu, cuối cùng dẫn đến những triệu chứng của bệnh ung thư máu.

Người từng xạ trị có nguy cơ cao bị ung thư máu

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư máu

- Từng điều trị bệnh ung thư bằng một số phương pháp như hóa trị, xạ trị.

- Rối loạn di truyền: Khi xuất hiện các gen bất thường trong cơ thể thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh ung thư máu cao hơn, chẳng hạn như người mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ đối với bệnh ung thư máu. Tuy nhiên những trường hợp này thường ít gặp.

- Những người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, độc hại chẳng hạn như tiếp xúc quá nhiều với chất benzen – có nhiều trong xăng và dùng nhiều trong ngành hóa dầu,… cũng có nguy cơ cao với bệnh bạch cầu.

- Hút thuốc lá: Đây là thói quen xấu và có thể gây ra nhiều loại bệnh tật khác nhau như ung thư phổi, ung thư vòm họng, các bệnh về tim mạch,… Không những vậy, chất độc trong thuốc lá còn có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh bạch cầu myeloid cấp tính [AML].

- Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư máu: Lưu ý, nếu trong gia đình đã từng có thành viên mắc ung thư máu thì các thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn những đối tượng khác.

Lưu ý: Có những người xuất hiện các yếu tố nguy cơ trên nhưng không mắc bệnh. Ngược lại, có những trường hợp không xuất hiện yếu tố nguy cơ trên những lại được chẩn đoán bị ung thư máu. Do đó, bạn không nên chủ quan, khi cơ thể xuất hiện bất cứ thay đổi bất thường nào thì cần đi khám sớm.

3. Các triệu chứng bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu chia làm 3 loại khác nhau và ở mỗi loại ung thư máu lại có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

- Các triệu chứng của bệnh bạch cầu: Thể bệnh này thường có diễn biến đột ngột. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có biểu hiện giống với bệnh cúm chẳng hạn như cơ thể mệt mỏi, ốm yếu đột ngột. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu. Phần lớn các trường hợp được phát hiện bệnh khi có kết quả xét nghiệm máu bất thường.

Khi bệnh tiến triển, bạch cầu phá hủy một số lượng lớn hồng cầu, có thể dẫn đến những triệu chứng như sau:

+ Thiếu máu khiến có thể thường xuyên khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, da nhợt nhạt,…

+ Máu khó đông do thiếu tiểu cầu: Người bệnh thường xuyên bị chảy máu cam, chảy máu nhiều ở những vết cắt nhỏ, có vết chấm đỏ trên da hoặc thường xuyên xuất hiện vết bầm tím,…

+ Hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng với một số triệu chứng như nhiễm trùng, mệt mỏi kéo dài, bầm tím, đau xương, đổ nhiều mồ hôi, hạch bạch huyết sưng to, sụt cân,…

Vết bầm tím bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư máu

- Ung thư Lymphoma:

Một số hạch bạch huyết sưng to dễ gây chèn ép lên cơ quan khác khiến người bệnh có cảm giác đau bụng, khó thở,… Lách to khiến người bệnh cảm thấy no, đầy hơi. Khi uống rượu, hạch sưng lên khiến người bệnh đau đớn hơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như đổ mồ hôi ban đêm, sốt, ngứa da, mệt mỏi.

Nhiều trường hợp phát hiện ung thư máu khi xét nghiệm máu cho kết quả bất thường

- Ung thư máu thể đa u tủy xương thường xuất hiện với một số nguyên nhân như đau xương, tăng canxi máu,…

Để tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây ung thư máu hoặc có triệu chứng bất thường muốn kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Chủ Đề