Bệnh viêm lợi và cách điều trị

Viêm lợi với biểu hiện thường là chảy máu chân răng, hôi miệng không ngăn ngừa và điều trị sớm sẽ phát triển thành viêm nha chu. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị viêm lợi.

 Nguyên nhân gây viêm lợi

Lợi là hàng rào bảo vệ ngoài cùng của tổ chức quanh răng chống lại vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn và các sang chấn. Viêm lợi xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa sự chống đỡ của hệ miễn dịch tại chỗ và vi khuẩn nằm trong mảng bám răng và vôi răng.

Mảng bám răng là một màng dính nằm trên bề mặt răng, gồm có vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn, trên màng dính này các chất cặn khoáng của nước bọt sẽ lắng đọng lên tạo thành vôi răng.

Mảng bám và Vôi răng nguyên nhân gây viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng...

 Yếu tố thuận lợi gây viêm lợi:

Thay đổi hoc môn ở tuổi dậy thì, tuổi thanh niên và thời kỳ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, người ốm nặng, răng mọc lệch lạc, trám lỗ sâu răng mặt bên không đúng kỹ thuật, răng giả không khít, vệ sinh răng miệng kém.

-Viêm lợi là một bệnh xã hội, ước chừng có đến 90% dân số mắc bệnh ở mức độ nào đó.

 Dấu hiệu phát hiện bệnh viêm lợi

Tùy theo mức độ mà lợi có thể đỏ hay đỏ tía, có thể xưng phì đại, mất độ săn chắc và trông bóng hơn, chảy máu khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên, miệng có mùi hôi, có thể đau hoặc không.

Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu là biểu hiện thường thấy khi bị viêm lợi

 Hậu quả của viêm lợi gây ra

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm toàn bộ tổ chức quanh răng gọi là viêm quanh răng hay còn gọi viêm nha chu, là nguyên nhân chính khiến răng bị rụng sớm.

Viêm lợi dẫn đến viêm nha chu nếu không điều trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

 Phòng và điều trị viêm lợi

Việc chải răng đúng cách cũng rất quan trọng để phòng viêm lợi. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng dưới nướu, hạn chế hiệu quả bệnh viêm lợi.

 

Dùng chỉ nha khoa giúp làm sạch chân răng, ngăn ngừa hiệu quả viêm lợi

► Điều trị: Mỗi người hãy đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và cạo vôi răng cần phải loại bỏ nguyên nhân là mảng bám răng và vôi răng đồng thời nâng cao sức khỏe toàn thân cho bệnh nhân, bệnh nhân phải đến phòng khám để bác sĩ lấy sạch vôi răng. Sau khi đã hết vôi răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng.

Khám và cạo vôi răng 6 tháng định kỳ là cách hiệu quả nhất phòng tránh viêm lợi

Trường hợp bệnh chuyển qua giai đoạn viêm nha chu thì cần phải có những biện pháp điều trị chuyên sâu hơn như: Nạo sạch gốc răng hay phẫu thuật lật vạt bằng thiết bị nha khoa chuyên dụng.

Ngoài ra việc sử dụng một số nước súc miệng sát khuẩn và thuốc kháng sinh có thể giúp làm giảm viêm lợi tạm thời, nhưng đây không phải là cách điều trị tốt nhất. Hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám và điều trị dứt điểm.

Lưu ý: Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Việc tiếp xúc với tinh dầu tràm trà nguyên chất có thể gây ra phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc.

6. Súc miệng bằng gel nghệ

Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy cách chữa viêm lợi tại nhà bằng gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm.

Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành tình trạng chảy máu và đỏ lợi.

Cách thực hiện

  • Đánh răng sạch sẽ.
  • Súc miệng thật kỹ.
  • Bôi gel nghệ vào lợi.
  • Đợi khoảng 10 phút.
  • Súc miệng với nước để loại bỏ gel còn sót.
  • Nhổ nước vừa súc miệng ra.

Bạn có thể lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày.

7. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước xô thơm

Các chuyên gia nha khoa cho biết việc dùng nước súc miệng xô thơm có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây mảng bám trên răng.

Xô thơm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chữa lành sưng lợi và điều trị nhiễm trùng.

Hơn nữa, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.

Cách thực hiện

  • Đun sôi khoảng 225 – 450ml nước.
  • Thêm khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô vào nước.
  • Đun nhỏ lửa 5 – 10 phút.
  • Để dung dịch nguội dần.

Bạn có thể dùng dung dịch đun từ cây xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

8. Súc miệng bằng lá đinh hương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra đinh hương có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm viêm. Đinh hương có đặc tính kháng virus và chống oxy hóa và cũng có thể giúp giảm đau.

Cách thực hiện

  • Băm nhỏ khoảng 5g lá đinh hương.
  • Làm ướt một miếng bông gòn và dậm vào chỗ đựng đinh hương đã băm nhỏ để đinh hương dính vào miếng bông càng nhiều càng tốt.
  • Nhẹ nhàng chà miếng bông có dính lá đinh hương vào lợi.
  • Đợi trong khoảng một phút.
  • Súc miệng để loại bỏ phần lá đinh hương dính trong miệng.
  • Nhổ nước súc miệng ra.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng quá nhiều đinh hương hoặc dùng đinh hương trong một thời gian dài. Những người bị dị ứng với nghệ không nên sử dụng cách chữa viêm lợi này.

9. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng dầu Arimedadi

Theo cổ học Ayurvedic, dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Không những thế, loại dầu này cũng có khả năng giúp răng lợi chắc khỏe, giảm sưng và đau, chữa lành vết loét ở miệng.

Cách thực hiện

  • Ngậm 5–10ml dầu Arimedadi.
  • Súc miệng trong 20 – 30 giây. Lưu ý cẩn thận đừng để dầu chạm vào cổ họng.
  • Nhổ dầu đã ngậm ra.
  • Súc miệng bằng nước.
  • Nhổ nước súc miệng ra.
  • Uống một ly nước đầy
  • Chải lại răng.

Lưu ý: Nếu bị viêm xoang, bạn không nên sử dụng dầu Arimedadi.

10. Cách chữa viêm lợi tại nhà: Súc miệng bằng nước lá ổi

Từ lâu nhiều người đã dùng lá ổi để chữa hôi miệng. Một vài nghiên cứu đã phát hiện nước súc miệng lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật giúp kiểm soát hình thành mảng bám.

Nước súc miệng lá ổi cũng làm giảm viêm lợi, giảm đau và giúp trị viêm lợi hôi miệng.

Cách làm:

  • Giã 5–10 lá ổi bánh tẻ [không non cũng chưa già].
  • Cho lá ổi vừa giã vào khoảng 225ml nước sôi.
  • Đợi 15 phút.
  • Khi dung dịch đã nguội, bạn hãy thêm một chút muối.
  • Súc miệng bằng nước lá ổi trong 30 giây.
  • Nhổ nước súc miệng ra.

Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm lợi tại nhà

  • Tăng tần suất và thời gian chải răng cũng như dùng chỉ nha khoa: Việc làm sạch những mảng bám trước khi chúng trở thành cao răng là rất cần thiết.
  • Lựa chọn, bảo quản và sử dụng các nguyên liệu súc miệng cẩn thận: Bạn hãy chọn chỗ uy tín để mua các nguyên liệu dùng cho điều trị viêm lợi tại nhà và giữ nguyên liệu ở trong tủ lạnh, đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bạn cũng nên cẩn thận không nuốt nước súc miệng ngay cả khi các thành phần đều từ tự nhiên.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang bị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia y tế trước khi áp dụng.
  • Đi khám ngay khi có các triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bạn vẫn có các triệu chứng nghiêm trọng như rất đau đớn hoặc chảy máu, viêm lợi kéo dài sau khi đã thử các cách chữa viêm lợi tại nhà, bạn nên đi khám để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách trước khi chữa viêm lợi: Trước khi chữa viêm lợi, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu bạn không chăm sóc răng và lợi đúng cách, việc áp dụng các cách chữa viêm lợi tại nhà sẽ không thể phát huy tác dụng. Hơn nữa, việc duy trì vệ sinh răng miệng còn giúp bạn phòng các bệnh nha khoa khác.

Mặc dù những cách pha nước súc miệng trên đều dùng nguyên liệu tự nhiên nhưng bạn vẫn nên lựa chọn nguyên liệu cẩn thận và không được nuốt nước súc miệng. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách và súc miệng đầy đủ nhưng chứng viêm lợi vẫn không giảm thì hãy đi khám ngay nhé.

Chủ Đề