Bệnh viện nào chuyên về đường tiết niệu năm 2024

Khám Tiết niệu là khám hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến [ở nam giới].

BS.CKII

LÊ VĂN HIẾU NHÂN

Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu

Thầy thuốc ưu tú TS.BS

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Bác sĩ chuyên gia phòng khám Nội Thận Tiết niệu

BS

QUÁCH TUẤN KHANG

Bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp

Đăng ký nhận thông tin từ bệnh viện

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ NAM SÀI GÒN

  • Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline tư vấn: 1800 6767
  • Email: info@nih.com.vn

GPĐKKD: 0312088602, cấp ngày 14/12/2012 bởi Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 230/BYT-GPHĐ do Bộ Y Tế cấp.

Hệ tiết niệu có nhiệm vụ đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Khám hệ tiết niệu sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này, kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng. Vậy khám hệ tiết niệu là khám những gì, nên khám ở đâu để đảm bảo chính xác.

1. Khám tiết niệu là khám những gì?

Với thắc mắc “Khám hệ tiết niệu là khám những gì”, các chuyên gia giải đáp rằng, khám hệ tiết niệu chính là khám các cơ quan trong hệ tiết niệu, bao gồm khám thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Ở nam giới, các bác sĩ sẽ tiến hành khám cả tuyến tiền liệt.

Hệ tiết niệu bao gồm nhiều cơ quan

1.1. Khám thận

Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hố thắt lưng có bị sưng không, vùng bụng bệnh nhân có khối u nổi lên hay không. Sau đó, bệnh nhân cần nằm lên giường và thực hiện nằm theo một số tư thế để bác sĩ thuận tiện hơn trong việc thăm khám bệnh:

- Bệnh nhân nằm ngửa, đồng thời 2 chân duỗi thẳng, thả lỏng bụng và thở đều: Bác sĩ đặt một tay lên vùng hố thắt lưng và ấn sâu xuống. Tay kia đặt lên bụng người bệnh, sau đó tiến hành ép sát 2 tay lại để kiểm tra xem có khối u hay không. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cũng sẽ quan sát để biết rõ được phản ứng đau của bệnh nhân.

- Để khám kỹ hơn thận phải và thận trái, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh duỗi thẳng 1 chân, đồng thời nằm nghiêng người sang phải để khám thận trái và nghiêng người sang trái khi khám thận phải. Lúc này, bác sĩ sẽ ngồi sau lưng người bệnh, đặt tay phải lên bụng người bệnh và đặt tay trái đặt ở vùng hố thắt lưng. Ngón trỏ sẽ được đặt ở vị trí cách xương sườn thứ 10 trong khoảng cách bằng 2 đốt ngón tay. Khi người bệnh hít sâu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thận.

Khám thận là bước không thể thiếu trong quá trình thăm khám hệ tiết niệu

Để việc thăm khám dễ dàng hơn, cần kê gối vào phần mạn sườn trên của bệnh nhân. Đối với người bệnh nghi ngờ thận đổi chỗ hoặc thận có khối u to, thì việc kê gối trong quá trình thăm khám bệnh lại càng cần thiết.

1.2. Khám bàng quang

Ở người khỏe mạnh sẽ không thấy được bàng quang. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh về bàng quang khiến nước tiểu ứ đọng lại cơ quan này, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện cầu bàng quang trong quá trình thăm khám. Cụ thể như sau:

- Thấy được khối u to ở vùng hạ vị của người bệnh.

- Nếu gõ vào sẽ thấy một vùng đục có hình tròn, lồi lên trên.

- Khi thực hiện sờ nắn sẽ thấy rõ một khối u căng, nhẵn và không di chuyển. Khối u này có thể xẹp xuống ngay sau khi người bệnh được tiến hành thông tiểu. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phân biệt cầu bàng quang với một số loại khối u khác. Nếu người bệnh có sỏi trong bàng quang thì khi thông tiểu có thể nghe thấy âm thanh lạch cạch.

- Khám trực tràng - âm đạo: Để tìm kiếm khối u tại bàng quang và phân biệt với các khối u vùng tiểu khung. Đồng thời có thể phát hiện lỗ rò bàng quang, trực tràng và âm đạo.

1.3. Khám niệu đạo:

+ Đối với bệnh nhân nữ: Âm đạo sẽ ở phía dưới và lỗ niệu đạo nằm ở phía trên. Để kiểm tra cơ quan này, cần vạch môi âm đạo để quan sát rõ phần niệu đạo và phát hiện một số bất thường có thể xảy ra như hiện tượng chảy mủ, viêm loét lỗ niệu đạo,...

+ Đối với bệnh nhân là nam giới: Bác sĩ sẽ thực hiện lộn bao quy đầu để khám. Trường hợp không có vấn đề bất thường thì sẽ không có hiện tượng chảy dịch.

1.4. Khám tiền liệt tuyến

Đối với nam giới, bác sĩ sẽ tiến hành thêm danh mục khám tiền liệt tuyết. Tiền liệt tuyến nằm bao quanh cổ bàng quang và ôm lấy phần niệu đạo. Ở người bình thường, không thể sờ hoặc chỉ sờ được một phần của tiền liệt tuyết. Tuy nhiên, nếu có thể sờ thấy và cảm nhận tiền liệt tuyến to lên bất thường thì có thể là do một số vấn đề sau:

- Viêm tiền liệt tuyến với một số biểu hiện như tiền liệt tuyến to và mềm bất thường, bệnh nhân bị đau nhiều và có thể bị ra mủ khi khám trực tràng. Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch mủ này để phân tích, soi vi khuẩn. Thông thường, bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt thì có thể mắc cả bệnh viêm bàng quang.

Đối với những trường hợp mắc ung thư tiền liệt tuyến: Khi sờ nắn cơ quan này, bác sĩ có thể cảm nhận được độ cứng và to của tiền liệt tuyến, thậm chí có thể cảm nhận rõ được khối u cứng đang lồi lên.

1.5. Khám sức khỏe toàn thân

Không chỉ kiểm tra các cơ quan nêu trên, bác sĩ còn tiến hành khám sức khỏe toàn thân để nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

- Xét nghiệm nước tiểu: Để phát hiện vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu trong nước tiểu và chẩn đoán các bệnh lý về đường tiết niệu.

- Nội soi bàng quang: Để phát hiện những tổn thương trong cơ quan này.

- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp khác siêu âm, chụp CT, chụp MRI,… ở những người bệnh hay bị nhiễm trùng.

2. Khi nào cần khám hệ tiết niệu? Nên khám ở đâu?

Người bệnh nên đi khám hệ tiết niệu nếu gặp phải một số triệu chứng như sau:

- Nước tiểu đục màu, đi tiểu ra máu, khó khăn khi tiểu, có mủ lẫn trong nước tiểu, bị đau buốt khi đi tiểu,…

Nên khám hệ tiết niệu nếu có biểu hiện đau buốt khi đi tiểu

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Một số triệu chứng khác như đau lưng, sốt cao, mệt mỏi, khó tập trung,…

Trước khi đi khám, bạn cũng nên chú ý một số vấn đề sau:

- Không nên quá căng thẳng.

- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

- Không ăn các loại đồ ăn nhanh, món ăn có chứa nhiều mỡ, không uống bia rượu, các loại đồ uống chứa gas,…

- Mang theo đơn thuốc đang dùng và hồ sơ khám bệnh trước đó.

- Một số trường hợp cần siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh nhịn ăn, nhịn tiểu để bàng quang căng lên, giúp cho việc thăm khám trở nên thuận lợi hơn.

Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình thăm khám được thuận lợi

Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thăm khám hệ tiết niệu, hãy lựa chọn Chuyên khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành và được đầu tư các loại máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả thăm khám bệnh chính xác.

Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề “khám hệ tiết niệu là khám những gì” hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

Chủ Đề