Bị cảm lạnh có nên truyền nước không

Truyền nước hay truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ điều trị hoặc phục hồi sức khỏe. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý truyền dịch bừa bãi, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi, nghiêm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

1. Khi nào cơ thể mới cần truyền nước?

Các chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,... ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này chúng ta cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi từ đó có những biện pháp bù đắp với liều lượng thích hợp. Do đó việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền dịch, để có thể kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể không ít hơn và cũng không nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số những đối tượng sau thì vẫn cho bệnh nhân truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm: bệnh nhân bị mất máu, mất nước, ngộ độc, trước và sau thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay việc tự ý truyền dịch tại nhà khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ngủ ít, ăn uống kém,... rất phổ biến. Không phải lúc nào truyền cũng tốt, tùy theo thể trạng và đối tượng bệnh nhân mà sẽ có nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó việc truyền dịch mà không được bác sĩ kiểm tra rất dễ xảy ra tai biến và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Đối với một số trường hợp bị mất nước nhưng vẫn còn khả năng ăn uống thì việc truyền dịch lại không hiệu quả bằng việc uống trực tiếp. Ví dụ: Truyền một chai muối 9% chỉ tương đương với việc bạn uống trực tiếp một bát canh, truyền glucose 5% chỉ như uống một muỗng cà phê đường.

Truyền nước khi được sự chỉ định của bác sĩ

2. Một số loại dịch truyền phổ biến

2.1. Những nhóm dịch truyền phổ biến

Có 3 loại truyền nước phổ biến tùy thuộc vào mục đích điều trị như sau:

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: Được sử dụng để truyền cho những người cơ thể suy nhược, không ăn uống được bằng miệng, trước và sau phẫu thuật. Bao gồm: glucose nhiều nồng độ 5%, 10%, 20%,... các loại chất đạm, chất béo, vitamin.

Cung cấp nước và chất điện giải: Được sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu do tiêu chảy, ngộ độc,... Bao gồm: Dung dịch NaCl 0,9%, bicarbonate natri 1,4%, lactate ringer.

Nhóm đặc biệt: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân cần bù dịch tuần hoàn trong cơ thể hoặc bù nhanh albumin. Bao gồm: dung dịch chứa albumin, dung dịch cao phân tử, dung dịch dextran, huyết tương tươi,...

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định truyền những loại dịch khác nhau

2.2. Giới thiệu một số loại dịch truyền phổ biến

NaCl 0,9% [Nước muối sinh lý]

Loại truyền nước thông dụng nhất, thường được gọi với cái tên “truyền muối biển”. Tại nồng độ 0,9%, dung dịch muối đẳng trương, nồng độ này thích hợp nhất do có độ thẩm thấu tương đầu với các dịch bên trong cơ thể người.

Truyền 1000ml nước muối sinh lý thì có khoảng 250ml được giữ lại trong lòng mạch.

Được sử dụng trong những trường hợp sau:

- Sốt siêu vi mất nước, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu đường,...

- Pha loãng cùng với một số loại thuốc để truyền vào cơ thể.

- Sử dụng khi có những chỉ định đặc biệt của bác sĩ.

Lactate Ringer

Nacl 0,9% là loại được sử dụng nhiều nhất

Trong dung dịch Lactate Ringer bao gồm nước và một số ion như Na+, K+, Ca2+. Cl-,... Dung dịch này có tình chất thẩm thấu giống như huyết tương, ươu trương nhẹ. Được chỉ định trong những trường hợp cần bù nước và điện giải, không nên sử dụng cho những bệnh nhân bị mất nước do nôn nhiều. Truyền 1000ml thì có 190ml được giữ lại trong lòng mạch.

Đường Glucose 5%

Dung dịch đường Glucose 5% có tính chất tương tự như dung dịch NaCl 9%, được sử dụng trong những trường hợp sau:

- Bù dịch.

- Ăn uống kém, nôn ói nhiều.

- Mệt mỏi nôn nao sau khi say rượu.

3. Một số lưu ý khi truyền nước

Không phải nhân viên y tế hoặc bác sĩ nào cũng có đủ chuyên môn để ứng phó với những trường hợp tai biến khi truyền dịch. Những biến chứng xảy ra có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ.

Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị đau, sưng ở vị trí truyền. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị suy tim, phù phổi, viêm tĩnh mạch do tiếp nhận lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền dịch.

Do đó cần chú ý một số vấn đề sau đây trước khi tiến hành truyền dịch như sau:

- Chỉ truyền khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều lượng truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm.

- Có bộ dụng cụ xử lý tai biến, thuốc chống sốc. Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn.

- Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.

- Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.

- Nếu còn ăn uống được thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì cách này an toàn và tự nhiên hơn so với việc truyền dịch.

Truyền dịch rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe và phục vụ điều trị, tuy nhiên cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để việc truyền nước đạt được hiệu quả tốt nhất mà không có những rủi ro ngoài ý muốn.

Theo dõi tình trạng bệnh nhân thường xuyên khi tiến hành truyền nước

Để được truyền nước an toàn hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, chúng tôi thực hiện khám và xét nghiệm trước khi truyền nước cho bệnh nhân để kiểm soát được liều lượng thích hợp. Bên cạnh đó MEDLATEC còn trang bị đầy đủ dụng cụ truyền, dụng cụ cấp cứu khi tai biến đều đạt chuẩn chất lượng. Ngoài ra bạn có nhận được sự tư vấn của những bác sĩ là chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm.

Không những về vấn đề truyền nước, MEDLATEC còn hỗ trợ khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm tra hơn 500 loại xét nghiệm. Đến với MEDLATEC bạn sẽ được tận hưởng chất lượng dịch vụ y tế tuyệt vời.

Hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC khi có nhu cầu truyền nước hoặc muốn đặt lịch thăm khám xét nghiệm.

Cúm là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm [influenza virus] gây ra cho người bệnh, có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C...trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Cần phân biệt dấu hiệu cảm lạnh và dấu hiệu cảm cúm khi mang thai để có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng nhất.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi em bé bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai phụ lúc này có những thay đổi nhất định, đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến họ dễ bị mắc ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.

Ngoài ra, nguyên nhân khách quan khiến bà bầu mắc cảm cúm có thể là do thời tiết thay đổi hay môi trường xung quanh. Cúm là một truyền nhiễm cấp tính, một số chủng virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: Sứt môi, sinh non, đục thuỷ tinh thể hoặc thai chết lưu.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu thường là lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm, đặc biệt là ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm miễn dịch.

 2. Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu

Thai phụ có thể mắc phải bệnh cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông, một số dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
  • Viêm họng.
  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
  • Ho khan.
  • Bị sốt.
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.

Các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường đến rất nhanh, biểu hiện rõ ràng, có xu hướng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn từ 1 đến 2 tuần. Nếu thai phụ nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh cúm thì hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước hay không?

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén dẫn đến kiệt sức, buồn nôn và cơ thể cực kì mệt mỏi. Khi đó, các mẹ thường không bổ sung theo đường ăn uống mà lạm dụng việc truyền nước tại nhà để lấy lại sức. Tuy nhiên, khi mang bầu sức khỏe của mẹ còn ảnh hưởng đến thai nhi, nên dù truyền trước có tốt cũng không thể tùy tiện. Vậy, bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không? Do sức khỏe của mỗi người là khác nhau nên không phải trường hợp nào cũng có thể truyền dịch.

Theo các bác sĩ, mẹ bầu có thể truyền nước và truyền đạm tại nhà nếu như bị rơi vào tình trạng quá kiệt sức và không ăn uống được dài ngày. Còn các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi thường sẽ hết sau 3 tháng nên không cần thiết phải truyền nước.

Để hạn chế tình trạng trên, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là bổ sung sắt và acid folic trong thời kỳ này để tránh nguy cơ thiếu máu và thiếu chất.

4. Phòng ngừa dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu hiệu quả

Trên thực tế, việc điều trị cảm cúm ở bà bầu thường gặp khó khăn hơn so với các trường hợp bình thường vì sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ lên thai nhi và gây ra tình trạng: Thai nhi dị dạng, sẩy thai, nhiễm độc thai nghén...đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.

Việc điều trị gặp khó khăn, nhưng sức đề kháng của mẹ bầu trong thời gian này cũng rất kém nên để bệnh tự khỏi sẽ rất mất thời gian và còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai là tiêm phòng vacxin để bảo vệ cả mẹ và con, giúp an toàn trong suốt các giai đoạn của thai kỳ.

Virus gây bệnh cúm có khả năng lây lan qua không khí nên bà bầu cần hạn chế đến chỗ đông người, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm.

Ngoài ra, để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm khi mang thai, bà bầu nên rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng.

Bà bầu bị mắc bệnh cảm cúm không được chủ quan trước tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng khi thấy có dấu hiệu cảm cúm khi mang thai mà phải đi khám để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc, nhắc nhở các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống.

Trong trường hợp đã cố gắng phòng tránh nhưng vẫn có những dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thì mẹ bầu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị như là súc miệng bằng nước muối loãng, uống nhiều nước, uống chanh nóng hoặc nước mật ong pha thêm gừng.

Đi vào hoạt động trong nhiều năm, Y tế Toàn Phúc có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh luôn đưa ra kết quả đánh giá xác thực cùng với nhiều lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra trung tâm còn cung cấp các dịch vụ truyền dịch, truyền đạm tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 094 345 0115, bạn sẽ nhận câu trả lời nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề