Bị chó dại cắn bao lâu thì chết

  • 14:53 19/01/2022
  • Xếp hạng 4.85/5 với 20451 phiếu bầu

Virus bệnh dại [Rhabdovirus] là một loại virus truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ tiến triển rất nhanh. Như vậy, chó bị bệnh dại sống được bao lâu hay virus dại sống bao lâu trong cơ thể đến khi phát bệnh? Virus dại sống bao lâu?

Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở động vật chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc chó/mèo mang mầm bệnh. Virus bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, thông qua qua nước bọt tại vết cắn. Virus bệnh dại có thể tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu virus bệnh dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.

Đặc điểm của bệnh là virus sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên hoảng loạn [điên dại] và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó [90%], mèo nuôi [5%] và còn lại ở động vật hoang dã [5%]. Dấu hiệu bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồng và thể dại câm.

Hàng năm, căn bệnh này đã gây ra cái chết cho hơn 50.000 người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới. Nó là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người nói chung, những chủ nuôi và thú nuôi nói riêng.

Mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó và mèo? Một con vật mắc bệnh dại có thể sống được bao lâu?

Bệnh dại thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.


  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh sẽ phát tác trong vòng 21 - 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Đối với chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm [bại liệt]. Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 - 3 ngày.

Hình ảnh con mèo mắc bệnh dại

Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây vật nuôi sẽ được cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của chúng đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho vật nuôi như:

  • Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại nhưng lại đòi hỏi phải có mô não, vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.

Hàng năm có khoảng 59.000 người [phần lớn là ở trẻ nhỏ] chết và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại vì phơi nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh dại khi đã khởi phát bệnh thì không có cách gì cứu chữa được. 100% trường hợp khi đã khởi phát bệnh dại đều tử vong. Loại virus này có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới, vậy nên việc tiêm vắc-xin phòng dại cho trẻ em và cho cả người lớn cần được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng trước căn bệnh này.

Lợi ích của việc tiêm phòng dại đầy đủ mũi trước phơi nhiễm là sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vắc-xin và không cần sử dụng huyết thanh kháng dại. Việc này giúp đơn giản hóa việc chăm sóc sức khỏe sau phơi nhiễm.

Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ do tạo được tế bào nhớ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch tăng lên rất nhanh khi được tiêm nhắc lại. Đây chính là lý do tại sao các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại bởi vì phần lớn trẻ em là nạn nhân của chó cắn và vết thương thường rất sâu và nguy hiểm.


Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ

Video đề xuất:

Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có vắc-xin phòng dại.

Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Khách hàng được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Bệnh dại là bệnh phát sinh bởi loại virus lây lan qua vết cắn hoặc vết xước được gây ra bởi động vật. Khi các triệu chứng dại xuất hiện thì đã quá muộn để cứu bệnh nhân. Vì vậy, biết được thời gian ủ bệnh dại là vô cùng quan trọng. Nhờ đó, chúng ta có thể kịp thời tiêm phòng trước khi các triệu chứng xuất hiện và dẫn đến tử vong.

Ở người, thời gian ủ bệnh dại [thời gian giữa lần tiếp xúc ban đầu với virus và khởi phát bệnh] thường dao động từ 2-8 tuần. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể thay đổi từ 10 ngày đến 2 năm. Đây là thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Thời gian ủ bệnh ngắn hơn đối với trẻ em và ở những người tiếp xúc với một lượng lớn virus dại. Tải lượng virus phụ thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết cắn hoặc vết xước của động vật. Khi bị cắn càng gần não, các triệu chứng bệnh dại càng có khả năng xuất hiện sớm.

Ở động vật, thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào loài động vật. Đối với chó, nó thường nằm trong khoảng từ 14-60 ngày.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại là bệnh gì

Các giai đoạn phát triển của bệnh dại

Giai đoạn tiền triệu [giai đoạn sớm]

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như cúm, bao gồm:

  • Sốt 38oC trở lên
  • Đau đầu
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Mệt mỏi
  • Đau họng và ho
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khó chịu tại vị trí vết cắn

Những triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 10 ngày và xấu đi theo thời gian.

Các triệu chứng về thần kinh trong giai đoạn này bao gồm:

  • Nhầm lẫn và hung hăng
  • Liệt, co giật cơ và cứng cơ cổ
  • Thở gấp và khó thở
  • Dị ứng hoặc tiết ra nhiều nước bọt, có thể sùi bọt mép
  • Sợ nước hoặc kỵ nước, khó nuốt
  • Ảo giác, mất ngủ
  • Cương cứng vĩnh viễn ở nam giới
  • Sợ ánh sáng

Đến cuối giai đoạn này, hơi thở trở nên nhanh và không nhất quán.

Hôn mê và tử vong

Nếu người bệnh rơi vào hôn mê, cái chết sẽ xảy ra trong vòng vài giờ, lâu hơn nếu họ được gắn máy thở. Hiếm khi người bệnh có thể phục hồi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn này.

Tại sao bệnh dại khiến người bệnh sợ nước?

Bệnh dại ở người thường được gọi là “chứng kỵ nước” vì nó gây ra nỗi sợ nước cho bệnh nhân.

Khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy co thắt dữ dội trong cổ họng khi cố gắng nuốt. Ngay cả ý nghĩ nuốt nước cũng có thể gây co thắt và khó chịu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ nước ở người bệnh. Nếu vật nhiễm có thể nuốt nước bọt dễ dàng, thì sẽ làm giảm nguy cơ lây lan virus sang vật chủ mới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lây nhiễm bệnh dại là:

  • Loại hình tiếp xúc
  • Mức độ nghiêm trọng của vết cắn
  • Số lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể
  • Loại động vật cắn
  • Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân
  • Vùng bị cắn
  • Vết thương ở đầu và cổ cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách virus xâm nhập và mô thần kinh ngắn hơn.

Thời gian ủ bệnh dại thường kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi chết dao động từ 1 đến 7 ngày

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân

Để tìm hiểu thông tin về vaccine phòng bệnh dại, bạn có thể đọc bài Liều tiêm và phác đồ điều trị cho người bị bệnh dại

Học hỏi thêm cách bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình trong mùa dịch.

Cơ hội kết nối trực tiếp với bác sĩ và trao đổi kinh nghiệm hồi phục từ COVID-19 cùng các thành viên khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề