Bị sốt có tiêm vaccine COVID được không

         Khi đi tiêm chủng mang theo:

  1. Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế.
  2. Sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác... sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).
  1. Trước khi đi tiêm chủng :
  1. Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android hoặc IOS và khai báo thông tin cần thiết.
  2. Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng.
  3. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng
  1. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân
  1. Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính... (nếu có)
  2. Các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị (nếu có)
  3. Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây (nếu có).
  4. Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào (nếu có)
  5. Nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước (nếu có).
  6. Tình trạng nhiễm vi rút SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 (nếu có)
  7. Các vắc xin tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua (nếu có)
  8. Có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu là nữ trong độ tuổi sinh đẻ) nếu có ?
  1. Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế:
  1. Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.
  2. Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau tiêm chủng và cách xử lý.
  3. Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
Những điều cần biết sau tiêm phòng vắc xin COVID-19
  (Dành cho người đi tiêm chủng)

 Theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng

  1. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
  2. Khi về nhà, nơi làm việc: Chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.
  3. Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 như:
  1. Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh
  2. Đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau
  3. Ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn...

Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.

  1.  Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp :
  1. Dấu hiệu nghiêm trọng: Xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.
  • Ở miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi...
  • Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da...
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc...
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng...
  • Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...
  • Toàn thân: mạch yếu, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...
  1. Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên:
  • Sốt cao ≥ 390C
  • Sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội
  • Tăng huyết áp, tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Đường dây nóng:  19009095
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI BẢN THÂN, LÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh

Công Nghệ Thông Tin

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa.

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng và thắc mắc liệu trẻ đang bị sốt có tiêm phòng được không, đặc biệt khi trẻ sốt trên 38 độ có gây nguy hiểm gì không? Và liệu lịch tiêm phòng bị trì hoãn thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin hay không điều trị?

Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay, do đó việc chấp hành đầy đủ việc tiêm phòng là rất cần thiết, nhằm giúp cho trẻ có hệ miễn dịch tốt, phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm và nhiều bệnh khác đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vắc-xin có chứa các kháng nguyên kích thích cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn, virus có trong thành phần vắc-xin. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ sinh ra kháng thể để trung hòa các kháng nguyên trong vắc-xin, tạo trí nhớ miễn dịch để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh thực sự khi xâm nhập vào cơ thể những lần sau nhằm bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh rất nhẹ, không gây các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể

Tiêm chủng đúng theo lịch sẽ tạo kháng thể bảo vệ trẻ tối ưu nhất. Tuy nhiên, lịch tiêm phòng của trẻ có thể bị gián đoạn, trì hoãn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân trẻ bị sốt là hay gặp nhất. Vậy, trẻ bị sốt có tiêm phòng được không? Có phải tất cả các trường hợp trẻ sốt đều cần phải hoãn tiêm chủng hay không?

Trong một số trường hợp trẻ không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng thì cần phải hoãn tiêm và trẻ cần phải tiêm bổ sung mũi vắc-xin thiếu khi sức khỏe trẻ ổn định.

Bị sốt có tiêm vaccine COVID được không

Tiêm chủng theo đúng lịch sẽ tạo kháng thể bảo vệ trẻ tối ưu nhất

Theo quyết định 2470/QĐ-BYT ban hành ngày 14/6/2019 về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em đã quy định rõ:

  • Trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên sẽ tạm hoãn tiêm chủng nếu trẻ sốt ≥ 37.5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.5 độ C đối với các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện và tạm hoãn tiêm nếu trẻ sốt ≥ 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.5 độ C đối với các cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Trẻ sơ sinh sẽ tạm hoãn tiêm chủng chủng nếu trẻ sốt ≥ 37.5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.5 độ C đối với cả cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện và ngoài bệnh viện.

Như vậy, trẻ bị sốt nhẹ vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng ngừa bình thường theo lịch tiêm chủng. Nếu trẻ có các biểu hiện sốt nhẹ, cảm lạnh, chảy nước mũi, ho nhẹ, viêm mũi dị ứng hay tiêu chảy nhẹ... mà chưa cần điều trị thì bác sĩ vẫn có thể tiến hành tiêm chủng cho trẻ theo lịch bình thường.

Trường hợp, sốt trên 38 độ C không được tiêm vắc-xin cho trẻ. Vì trẻ sốt trên 38 độ C có thể là do trẻ mắc các bệnh lý cấp tính, bệnh nhiễm trùng. Nếu vẫn cố tình tiêm chủng cho trẻ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, vì lúc này sức đề kháng của trẻ đang yếu. Lúc này trẻ cần được điều trị cho đến khi hết sốt, sức khỏe ổn định mới tiếp tục tiêm phòng.

Trong một số trường hợp như tiêm vắc-xin phòng dại, tiêm vắc-xin phòng uốn ván sau khi trẻ bị súc vật (chó, mèo, khỉ...) cắn với tình trạng trẻ sốt cao vì vết thương nhiễm trùng..., chúng ta vẫn có thể tiêm vắc-xin, huyết thanh kháng dại đồng thời với điều trị hạ sốt và điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng.

Ngoài thắc mắc liệu trẻ đang bị sốt có tiêm phòng được không? thì việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt đúng cách, an toàn cũng rất quan trọng, góp phần làm giảm nhiệt độ, tránh được các tai biến có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ.

Bị sốt có tiêm vaccine COVID được không

Trẻ bị sốt nhẹ vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng ngừa bình thường theo lịch

Trẻ sau khi tiêm vắc- xin có thể gặp như:

  • Sốt nhẹ, sưng đỏ nhẹ hoặc đau nhức vùng tiêm.
  • Sau tiêm vắc-xin phòng cúm có thể có biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, nhức đầu, đau mỏi cơ là triệu chứng giả cúm. Các triệu chứng này thường tự hết sau khi tiêm vắc-xin 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị gì.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy,...

  • Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước (có cùng thành phần): Sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống.
  • Không tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.
  • Thuốc kháng virus có thể chống lại những virus gây cảm cúm. Loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể trẻ thích nghi với vắc xin. Nếu bé đang dùng thuốc kháng virus như Tamiflu, bác sĩ có thể chờ đợi để chủng ngừa.

Sau khi tiêm chủng trẻ em cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,... cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Bị sốt có tiêm vaccine COVID được không

Trẻ cần được theo dõi tối thiểu 30 phút để đề phòng các biểu hiện bất thường sau khi tiêm

Để giảm tối thiểu những phản ứng sau khi tiêm chủng, cha mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo.

  • Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng;
  • Vinmec bảo quản vắc-xin bằng dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP với hệ thống kho lạnh hiện đại, cho phép các loại vắc-xin luôn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất;
  • Quy trình chặt chẽ: Trước khi tiêm chủng: Tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, khám sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe bình thường, đủ điều kiện tiêm chủng. Nếu đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn sẽ được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. Các bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích rõ ràng, như trẻ cần tiêm mũi gì, công dụng và lợi ích của vắc-xin, thời điểm tiêm nhắc lại...Qua đó, cha mẹ cập nhật thêm thông tin và kiến thức tiêm phòng cho trẻ.
  • Sau khi tiêm chủng: Người được tiêm chủng sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm và gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng sẽ được hướng dẫn tiếp tục theo dõi tối thiểu 24 giờ sau tiêm chủng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; Đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Phòng tiêm chủng thoáng mát, không xảy ra tình trạng quá tải, chen nhau, chờ đợi quá lâu giúp trẻ có cảm giác thoải mái và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM: