Bị ung thư có nên tiêm vaccine covid không

Ông mắc U lympho ác tính không Hodgkin 14 năm, đã từng xạ trị và hóa trị, đang uống thuốc điều trị đích.

Đại dịch khiến việc thăm khám định kỳ của ông gặp nhiều khó khăn. Ông thường xuyên gọi điện để bác sĩ tư vấn từ xa và lấy thuốc từ hai đến ba tháng, sinh hoạt khoa học để kiểm soát bệnh. "Nếu nhiễm Covid-19, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng", ông Nam nói.

Giống như ông Nam, chị Lan, 39 tuổi cũng lo lắng khi số ca nhiễm tiếp tục tăng. Chị điều trị ung thư vú từ tháng 11/2020, giai đoạn 3a nên rất dè chừng, hạn chế ra ngoài. Chị đang truyền đích, tiêm bất hoạt buồng trứng, uống nội tiết nên muốn chọn vaccine để tiêm. "Đọc báo thấy nhiều rủi ro sau tiêm như sốc phản vệ, đông máu, mình lại có bệnh nền nên khá hoang mang", chị nói.

PGS. TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đây là hai trong nhiều trường hợp gọi điện xin tư vấn và lời khuyên để đi tiêm vaccine khi mắc bệnh nền. Câu hỏi chung là "có nên tiêm hay không", "đang xạ trị có phải dừng tiêm" và "có nên chọn vaccine và loại vaccine nào tốt nhất"... Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư là đối tượng nhạy cảm với Covid-19 do có hệ miễn dịch yếu, cần ưu tiên tiêm chủng sớm, kể cả người đang xạ trị hoặc hóa trị.

Về lựa chọn vaccine cho bệnh nhân ung thư, theo bác sĩ Phương là không cần thiết. Tất cả vaccine hiện đang được cấp phép tại Việt Nam đều có thể tiêm chủng được. Mỗi loại đều có hiệu lực bảo vệ và phản ứng phụ có thể xảy ra và không có nghiên cứu nào cho thấy ở bệnh nhân ung thư thì phải chọn dùng vaccine loại nào cũng như không thấy tỉ lệ phản ứng phụ cao hơn.

"Do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi được mời đi tiêm chủng, không cần chọn. Có loại vaccine nào bạn dùng loại đó cho mũi một cũng như mũi hai theo khuyến cáo của Bộ Y tế", bác sĩ nói.

Các phản ứng sau tiêm vaccine ở bệnh nhân ung thư cũng giống như các đối tượng khác như đau tại nơi tiêm, sốt, mẩn đỏ tại vùng tiêm, sưng tấy tại vùng tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa trên da, phát ban... Điều này có thể làm chậm chu kỳ hóa trị tiếp theo khoảng vài ngày nhưng "không làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh".

Cùng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng Đơn nguyên Cấp cứu và Chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết các nghiên cứu trên thế giới cho tới thời điểm này chưa thấy sự khác biệt về hiệu quả giữa các loại vaccine phòng Covid-19. Hệ thống tiêm chủng tại Việt Nam cũng chưa cho phép người được tiêm chủng được tự lựa chọn loại vaccine. Tất cả khuyến cáo trên thế giới đều đề nghị bệnh nhân ung thư nên được tiêm phòng ngay khi có thể nếu không có chống chỉ định, giúp giảm nhẹ triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. Vì vậy bệnh nhân ung thư cũng giống như mọi người, sẽ được tiêm chủng theo sự phân phối vaccine của chính phủ.

Theo bác sĩ, các vaccine phòng Covid-19 đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả trên dân số chung, nhưng các dữ liệu trên bệnh nhân ung thư vẫn chưa đầy đủ. Đến nay vẫn chưa có báo cáo nào về việc tăng các tác dụng phụ của vaccine khi tiêm trên bệnh nhân ung thư.

"Các vaccine hiện có ở Việt Nam không chứa virus sống hoặc chứa vector virus đã được biến đổi nên không gây ra các nguy hiểm tức thì cho người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân ung thư", bác sĩ phân tích.

Bệnh nhân ung thư cũng không cần trì hoãn quá trình xạ trị nếu hiện tại không có tác dụng phụ gì nghiêm trọng của xạ trị. Để yên tâm hơn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để có thời điểm tiêm chủng phù hợp nhất.

Đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng 6 loại vaccine phòng Covid-19, gồm AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Ảnh: Giang Huy

Để tiêm chủng an toàn, bệnh nhân cần nắm rõ các phương pháp điều trị hiện tại mà mình đang tiếp nhận và trao đổi với bác sĩ để lựa chọn thời điểm tiêm chủng thích hợp. Sau tiêm, người bệnh cần được theo dõi sát sao để phát hiện và xử lý kịp thời các tác dụng phụ, nếu có. Người thân hoặc người chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng cần được tiêm chủng, đồng thời nghiêm túc thực hiện nguyên tắc 5K và khuyến cáo phòng tránh dịch bệnh để bảo vệ bản thân và người nhà.

Được bác sĩ tư vấn, ông Nam và chị Lan yên tâm hơn, đến bệnh viện và tiêm chủng theo lịch. Sau tiêm, chị Lan đau mỏi người và sốt cao từ 38,5 trong một ngày. Hiện, sức khỏe hoàn toàn ổn định.

Còn ông Nam sau tiêm chỉ đau nhức chỗ tiêm, không sốt, không có phản ứng bất thường. Hiện, ông tham gia vào tổ Covid cộng đồng, giám sát tại chốt kiểm soát ở địa phương, tuyên truyền mọi người chống dịch.

"Mình có sức khỏe, có hiểu biết, có thời gian, đã tiêm vaccine, thì không có lý do gì tôi đứng ngoài cuộc chiến này".

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Thùy An

Nhiều người bị ung thư hoặc có người thân đang điều trị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi thực hiện tiêm một trong các loại vắc xin COVID-19 đã được phê duyệt hay không. Chúng ta biết rằng người có bệnh lí nền chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim, nếu mắc Covid có nguy cơ tiến triển bệnh nghiêm trọng hơn những trường hợp khác.

Các Hiệp hội và mạng lưới phòng chống ung thư như ASCO, ESMO, NCCN, ANZTCT, HSANZ, MOGA đã đưa ra những khuyến cáo cho trường hợp bệnh nhân ung thư như sau:

Bệnh nhân ung thư có nên chích ngừa Covid-19 được không?

Hiện tại, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm ngừa như bình thường, trừ khi có các thành phần trong thuốc gây chống chỉ định chung. Tuy nhiên bạn cần được tư vấn về sự an toàn của vắc xin cũng như khả năng hệ miễn dịch của mình đáp ứng kém hơn với vắc xin, và vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa Covid-19. Các chuyên gia nhận định rằng vắc xin giúp làm giảm nguy cơ có triệu chứng nặng khi nhiễm Covid-19.

Bệnh nhân ĐANG điều trị ung thư có tiêm vắc xin được không?

Cho đến thời điểm này, thông tin vẫn cho thấy không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang điều trị ung thư. Đã có nhiều kinh nghiệm về an toàn tiêm các loại vắc xin khác khi bệnh nhân đang điều trị ung thư như hóa trị, điều trị miễn dịch và xạ trị, thường việc tiêm vắc xin được thực hiện giữa các chu kỳ điều trị ung thư để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và đảm bảo hiệu quả của vắc xin.

Bệnh nhân ĐÃ điều trị ung thư có tiêm vắc xin được không?

Bệnh nhân đã điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin an toàn như những người khác. Một số nghiên cứu cho thấy vắc xin loại mRNA có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán hình ảnh trong ung thư . Ví dụ như hình ảnh bệnh lý hạch nách ở bệnh nhân ung thư vú có thể gặp nhiều hơn sau khi tiêm vắc xin Moderna và Pfizer-BioNTech. Một nghiên cứu của SBI (Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh ung thư vú) cho thấy sau khi tiêm vắc xin Moderna thì cảm giác căng và phù vùng nách quan sát thấy ở 11,6-16% bệnh nhân ung thư vú, thường xảy ra trung bình 1-2 ngày sau tiêm, kéo dài 2-4 ngày.

Các liệu pháp điều trị ung thư và thời điểm tiêm vắc xin Covid- 19

• Bệnh nhân hoá trị và điều trị thuốc ức chế miễn dịch: Nên tiêm vắc xin ở thời điểm không có giảm bạch cầu máu. Do sau tiêm vắc xin 24-48 giờ có thể bị sốt, nếu kèm giảm bạch cầu bạn cần phải nằm viện theo dõi. Một số trường hợp cần trì hoãn việc tiêm vắc xin như khi hóa trị ở bệnh nhân bệnh ung thư hệ tạo huyết. • Bệnh nhân điều trị miễn dịch, điều trị hormone, xạ trị: không hạn chế thời điểm tiêm vắc xin. • Bệnh nhân điều trị corticoids: corticoids làm giảm đáp ứng miễn dịch, do đó bạn cần tư vấn với bác sĩ điều trị để lựa chọn thời gian cụ thể. • Đang điều trị Rituximab, Blinatumomab, Anti-thymocyte globulin, Alemtuzumab và các thuốc làm giảm Lymphocyte khác: các thuốc này làm giảm tế bào Lympho, do đó hiệu quả tiêm vắc xin tốt nhất là ít nhất 3 tháng sau khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng dịch bệnh Covid-19 quá nặng nề, bạn có thể cân nhắc tiêm vắc xin vì cũng có tác dụng bảo vệ một phần. • Bệnh nhân điều trị phẫu thuật: do vắc xin có thể gây sốt sau 24-48 giờ, bạn cần tránh tiêm chủng trong vòng vài ngày trước và sau phẫu thuật vì sốt có thể phải trì hoãn phẫu thuật. • Bệnh nhân đã phẫu thuật hạch nách (bao gồm cả ung thư vú): cần được tiêm vắc xin ở tay đối bên, vì vắc xin có thể làm phì đại hạch nách và làm nặng thêm tình trạng phù cánh tay. • Bệnh nhân đã điều trị tế bào gốc và CART: Nếu điều trị trong vòng 3 tháng hoặc tế bào B thấp thì cần tư vấn kỹ với bác sĩ điều trị để cân nhắc việc tiêm vắc xin. • Bệnh nhân đã điều trị quang hóa (extracorporeal photopheresis) hoặc lọc huyết tương: kế hoạch điều trị nên thực hiện ít nhất 2 tuần sau khi tiêm vắc xin. • Những bệnh nhân dị ứng nặng với hóa chất hoặc kháng thể đơn dòng: các thành phần polyethylene glycol và polysorbate trong hóa chất có thể gặp trong vắc xin, do đó nếu bạn đã dị ứng với các thuốc này khi điều trị thì cần đặc biệt lưu ý. • Bệnh nhân đã dị ứng nặng với liều vắc xin đầu tiên: không nên tiêm liều thứ 2, ngoại trừ được bác sĩ dị ứng xem xét kỹ.

• Nếu bạn đã nhiễm Covid- 19: bạn vẫn nên tiêm vắc xin sau khi đã nhiễm Covid-19 (mặc dù theo lý thuyết bạn có thể chờ 3-6 tháng sau khi bị nhiễm mới tiêm lại).

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi