Biên bản thẩm định giá hàng hóa

Định giá tài sản góp vốn trong trong doanh nghiệp có thể hiểu bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn Điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tài sản góp vốn có thể là tài sản hữu hình hoặc cũng có thể là tài sản vô hình [theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014].

Nghiêm cấm các hành vi định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị thực [Khoản 5 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014.

CÔNG TY …………………..CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:            /BB – …………

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——— ***** ——–

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Hôm nay, ngày…tháng….năm…Tại địa điểm …………………

–          Căn cứ Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

–          Xét nhu cầu của các cổ đông [thành viên góp vốn] ….

Hôm nay, ngày ………………..tại …………………………………….. đã tiến hành việc định giá tài sản.

Thành phần tham gia định giá gồm các ông, bà có tên dưới đây:

Địa chỉ: ……………

Địa chỉ: ……………………..

Địa chỉ: ………………

đã tiến hành định giá tài sản như sau

  1. Tài sản định giá là ………………………..
  2. Nguyên tắc định giá: Định giá tài sản theo giá thị trường theo nguyên tắc nhất trí
  3. Nội dung việc định giá: ………………………………………..
  4. Kết thúc định giá: ………………………
  5. Cam kết của các bên tham gia định giá: ……………………….

Cuộc họp kết thúc lúc 10h cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được các bên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.

Chữ ký của các thành viên.

————————————–

Để được hỗ trợ tư vấn, Quý khách hàng vui lòng kết nối tổng đài 1900 6284 để được hỗ trợ tư vấn. Hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến tư vấn vốn góp, tư vấn định giá tài sản, tư vấn tăng giảm vốn Điều lệ khác vui lòng kết nối số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508

Hướng dẫn góp vốn bằng tài sản vào công ty

Khi thực hiện góp vốn bằng tài sản, tài sản góp vốn phải được định giá theo quy định tại điều 36 luật doanh nghiệp 2020.

Quy định về định giá tài sản góp vốn vào công ty

1. Các loại tài sản không được phép định giá: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng

2. Đối tượng định giá tài sản góp vốn:
Công ty mới thành lập: thành viên, cổ đông sáng lập công ty hoặc các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Công ty đang hoạt động: Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

3. Trách nhiệm khi định giá tài sản góp vốn:
Công ty mới thành lập: Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Công ty đang hoạt động: Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Hôm nay, ngày …/…/20… tại địa chỉ …. đã tiến hành việc định giá tài sản.Thành phần tham gia định giá gồm các ông, bà có tên dưới đây:1. Ông Nguyễn Văn ACMND số: …. ngày cấp …. nơi cấp:…….2. Ông Nguyễn Văn BCMND số: …. ngày cấp …. nơi cấp:…….3. Ông Nguyễn Văn CCMND số: …. ngày cấp …. nơi cấp:…….Đã tiến hành định giá tài sản như sau1. Tài sản định giá là: Xe ô tô BKS ……2. Nguyên tắc định giá: Định giá tài sản theo giá thị trường theo nguyên tắc nhất trí3. Nội dung việc định giá: Định giá xe ô tô phục vụ cho việc góp vốn4. Kết thúc định giá: Định giá chiếc xe ô tô tương đương xxx triệu đồng5. Cam kết của các bên tham gia định giá: Cam kết hoàn toàn đồng với nội dung định giá trên và chịu trách nhiệm về việc định giá của mình

Cuộc họp kết thúc lúc 10h cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được các bên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.

Chữ ký của các thành viên

Xem thêm:
Thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty
Biên bản bàn giao [giao nhận] tài sản

Bài viết liên quan

Luật Minh Gia cung cấp mẫu Mẫu biên bản họp thẩm định của hội đồng thẩm định [Phụ lục 4.6] theo quy định pháp luật bao gồm các thôn tin cơ bản như sau để người dùng tìm hiểu, tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

BIÊN BẢN PHIÊN HỌP CHÍNH THỨC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC [HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG]

Tên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch [hoặc tên dự án]:

Quyết định thành lập hội đồng thẩm định số... ngày ... tháng ... năm ... của ...

Thời gian họp: ngày ... tháng ... năm ...

Địa chỉ nơi họp: ...

1. Thành phần tham dự phiên họp:

1.1. Hội đồng thẩm định

- Thành viên có mặt: chỉ nêu số lượng thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên trong quyết định thành lập Hội đồng, ví dụ: 7/9.

- Thành viên vắng mặt: ghi số lượng kèm theo họ tên, chức danh trong hội đồng của các thành viên vắng mặt, lý do vắng mặt; trường hợp ủy quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản ủy quyền.

1.2. Chủ dự án: ghi rõ họ, tên, chức vụ tất cả các thành viên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc chủ dự án đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường [trong Phụ lục này gọi chung là chủ dự án] tham dự họp; trường hợp ủy quyền tham dự họp, nêu đầy đủ tên của văn bản ủy quyền.

1.3. Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường: ghi rõ họ tên, học vị và chức vụ của đại diện đơn vị tư vấn tham dự họp.

1.4. Đại biểu tham dự [nếu có]:

2. Nội dung và diễn biến phiên họp: Yêu cầu ghi theo trình tự diễn biến của phiên họp hội đồng, ghi đầy đủ, trung thực các câu hỏi, trả lời, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các bên tham gia phiên họp hội đồng thẩm định.

2.1. Ủy viên Thư ký thông báo lý do cuộc họp và giới thiệu thành phần tham dự; giới thiệu người chủ trì phiên họp [Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền] điều hành phiên họp.

2.2. Chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày nội dung báo cáo: ghi những nội dung chính được chủ dự án và đơn vị tư vấn trình bày, đặc biệt chú trọng vào các nội dung trình bày khác so với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.3. Thảo luận, trao đổi giữa thành viên hội đồng với chủ dự án và đơn vị tư vấn về nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nội dung của dự án và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường: ghi chi tiết và đầy đủ các nội dung trao đổi.

2.4. Ý kiến nhận xét về báo cáo của các thành viên hội đồng:

2.5. Ý kiến của các đại biểu tham dự [nếu có]:

2.6. Ý kiến phản hồi của chủ dự án:

3. Kết luận phiên họp

3.1. Người chủ trì phiên họp công bố kết luận của hội đồng thẩm định: được tổng hợp trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, trong đó tóm tắt ngắn gọn những ưu điểm nổi trội, những nội dung đạt yêu cầu của báo cáo, những nội dung của báo cần phải được chỉnh sửa, bổ sung theo từng chương, mục của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3.2. Ý kiến khác của các thành viên hội đồng thẩm định [nếu có]:

3.3. Ý kiến của chủ dự án về kết luận của hội đồng:

4. Kết quả kiểm phiếu thẩm định:

4.1. Số phiếu thông qua báo cáo không cần chỉnh sửa, bổ sung:

4.2. Số phiếu thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung:

4.3. Số phiếu không thông qua báo cáo:

5. Người chủ trì phiên họp tuyên bố kết thúc phiên họp

NGƯỜI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP
[Ghi rõ là Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng khi được Chủ tịch hội đồng ủy quyền]
[Ký, ghi họ tên]

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
[Ký, ghi họ tên]

Ghi chú: Chủ trì phiên họp và Thư ký Hội đồng ký phía dưới của từng trang biên bản [trừ trang cuối].

---------------------------------
Biểu mẫu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169

Video liên quan

Chủ Đề