Biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Tiếng Anh

Theo cô Kim, giáo viên làm tốt 7 biện pháp trọng tâm sau nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

Thứ nhất, chú trọng việc rà soát, phân tích kết quả học tập, tăng cường hỗ trợ học sinh yếu kém.

Theo cô Kim, sau mỗi giai đoạn kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phân tích thật đầy đủ kết quả đạt được của học sinh. Cần so sánh kết quả của học sinh trong cùng lớp, học sinh giữa các lớp với nhau.

Từ đó, phân nhóm học sinh để có những giải pháp bồi dưỡng hợp lý. Giáo viên phải giúp học sinh xóa bỏ cảm giác lo lắng tự ti khi học ngoại ngữ bằng cách không ngừng tìm ra các giải pháp để làm cho môn học hấp dẫn lý thú.

"Việc tổ chức phụ đạo, giao bài tập cho học sinh cần đảm bảo tính vừa sức, tránh giao việc quá tải, quá khó sẽ tạo ra cảm giác chán nản tự ti. Cần khen thưởng động viên kịp thời các cố gắng dù rất nhỏ của học sinh" - cô Kim trao đổi.

Cũng theo cô Kim, bên cạnh củng cố về kiến thức, giáo viên phải tăng cường thiết kế các hoạt động thiết thực tạo điều kiện cho học sinh nghe và nói tiếng Anh. Thông qua các hoạt động trên, học sinh có cơ hội sử dụng những kiến thức của mình trong giao tiếp và các em sẽ phát hiện ra hứng thú khi có thể sử dụng những kiến thức mình có được trong giao tiếp thực tế bằng tiếng Anh.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ học sinh nòng cốt làm nền tảng giúp đỡ và tuyên truyền tinh thần học tập cho học sinh toàn trường.

Cụ thể, giáo viên cần vận động thành lập và bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về ngoại ngữ. Việc làm trên cần thực hiện theo hai mục tiêu: một là, đào tạo các em học sinh gỏi để tham gia các cuộc thi cấp tỉnh và quốc gia. Hai là, mạnh dạn đăng ký thực hiện lớp tiếng Anh thí điểm để có một nhóm học sinh nòng cốt.

Qua đó nhằm giúp các em thể hiện được thế mạnh của mình và đã tạo được niềm tin về lợi ích của việc học ngoại ngữ cho tất cả các em học sinh khác.

Đồng thời giúp các em thể hiện sự tự tin khi phát biểu, có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh, hình thành các kỹ năng khác như: Thiết kế và sử dụng power point, thuyết trình trước đám đông, dần dần hình thành cho các em niềm tin rằng, học sinh vùng sâu cũng có thể nói tiếng Anh giỏi.

Thứ ba, xây dựng, chọn lọc nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy.

Về vấn đề, cô Kim cho biết: Tài liệu dành cho môn tiếng Anh rất phong phú, đa dạng. Chính vì thế, ngoài sách giáo khoa, giáo viên cần tích cực tìm và chọn lọc các tư liệu từ nhiều nguồn như: Tìm qua mạng các tài liệu hay của các trường trên cả nước; thu thập có hệ thống từ các hội thảo tập huấn chuyên môn.

Tổ chuyên môn cần biên tập đề cương, xác định những yêu cầu trọng tâm của chương trình sao cho đảm bảo yêu cầu chương trình nhưng phù hợp với năng lực học sinh tại đơn vị.

Ngoài ra, giáo viên cũng đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy nhiều hơn, ngoài việc thực hiện các tiết dạy trên lớp, giáo viên thành lập địa chỉ mail chung để phân công bài tập hoặc nhận bài làm của các em.

Giáo viên giới thiệu các chương trình hoặc trang web để các em nghiên cứu thêm và tự học. Nếu việc tổ chức các hoạt động của giáo viên hợp lý, khoa học và có kiểm tra, học sinh sẽ tham gia một cách nhiệt tình. Cũng thông qua các hoạt động tự học này, giáo viên sẽ phát hiện ra những em có khả năng tốt và giúp các em phát huy khả năng của mình.

Thứ tư, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh trong và ngoài đơn vị.

Tổ chức tốt việc dự giờ, đánh giá tiết dạy, phân tích đầy đủ ưu điểm và hạn chế các tiết thao giảng. Tại các cuộc họp chuyên môn, giáo viên tập trung bàn các giải pháp cải tiến nâng cao hiệu quả giảng dạy theo từng bài, từng tiết.

Thứ năm, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoa, giúp học sinh có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong môi trường tập thể.

Theo cô Kim, hoạt động ngoại khóa giúp các em vượt qua cảm giác ngại nói tiếng Anh. Hoạt động này được tổ chức, tư vấn bởi giáo viên và sự động viên cổ vũ của bạn bè. Thông qua hoạt động ngoại khóa, các em thấy tự tin hơn và cảm nhận rằng mình hoàn toàn có thể nói tiếng Anh.

"Hoạt động ngoại khóa cũng giúp giáo viên tìm ra được học sinh có năng khiếu bộ môn để rèn luyện và bồi dưỡng tuyển chọn cho các kỳ thi học sinh giỏi, hùng biện, Olympic... Từ đó hạt nhân cho bộ môn và những học sinh này có thể giúp đỡ và hỗ trợ rèn luyện cho các học sinh khác để giúp nhà trường gây dựng phong trào thực hành tiếng Anh" - cô Kim trao đổi.

Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghe nói để các em có động cơ rèn luyện và học tiếng Anh.

Qua thực tiễn 3 năm tổ chức kỳ thi nghe nói tiếng Anh đã giúp nhiều học sinh vượt qua cảm giác tự ti trong giao tiếp bằng tiếng Ánh. Do thiếu môi trường thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ nên đa số học sinh không áp dụng được kiến thức đã học và không có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Thông qua kỳ thi nghe - nói tập trung, học sinh có cơ hội trao đổi, chia sẻ về các chủ đề gần gũi với cuộc sống. Chính vì thế các em tăng cường tìm hiểu, rèn luyện.

Sau mỗi lần tham dự cuộc thi này, nhiều học sinh đã tiến bộ hẳn vì cảm thấy mình hoàn toàn có thể nói được tiếng Anh, thậm chí các em có thể đáp ứng được giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

Thứ bảy, giáo viên cần tìm ra cách dạy tiếng Anh dễ nhớ, thiết kế các hoạt động bổ ích và sinh động nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.

Việc tìm ra những quy tắc giúp học sinh dễ ghi nhớ bài học, ghi nhớ từ vựng sẽ giúp các em bớt nhọc nhằn trong việc học tiếng Anh. Những câu vè, những hình ảnh liên hệ, sự tương đồng về âm thanh trong tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp học sinh hứng thú tìm hiểu và tích cực ghi nhớ. Các em sẽ không cảm thấy học tiếng Anh là việc hết sức khó khăn và vất vả.

Theo kinh nghiệm của cô Kim, giáo viên có thể sử dụng 10 phút đầu giờ để giúp học sinh thực hành nói tiếng Anh thay vì kiểm tra bài cũ bằng những công thức khô khan và khó nhớ.

VD: Khi bài học 12 của chương trình lớp 10, giáo viên có thể cho học sinh nói tiếng Anh về chủ đề âm nhạc. Để nhiều học sinh có cơ hội nói tiếng Anh và học được nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu mỗi học sinh phải lời bằng một phương án khác nhau, câu trả lời không được trùng nhau, học sinh trả lời sẽ ít bị trùng ý và sẽ không bị phạt.

Học sinh sẽ trả lời cho đến khi các em không tìm ra từ vựng để trả lời cho câu hỏi đó. Thông qua mỗi câu hỏi, tất cả học sinh trong lớp sẽ được nhiều từ vựng từ bạn bè.

Câu trả lời hay sẽ được thưởng. Nếu áp dụng tốt cho nhiều tiết học, giáo viên sẽ rèn luyện dần cho học sinh nói tiếng Anh chứ không tiết speaking. Cách làm này sẽ giúp học sinh yêu thích môn tiếng Anh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này.

"Tiếng Anh là môn đòi hỏi khả năng thiết kế hoạt động và điều khiển tiết dạy của người thầy. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá cũng góp phần rất lớn trong việc động viên tinh thần học ngoại ngữ của các em. Giáo viên giảm đi sự khô cứng trong tiết dạy và thay vào bằng các hoạt động giúp các em hứng thú, tự tin hơn.

Thay vì các em phải trả bài những từ vựng riêng rẽ, những công thức khô cứng thì các em có thể thể hiện một bài hát tiếng Anh, cùng các bạn diễn một vở kịch ngắn, nói một đoạn hội thoại trước cả lớp, không khí lớp học vui tươi và cá em rất sẵn sàng thể hiện niềm yêu thích của mình".

Cô Trương Mi Kim - Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ Trường THPT Tháp Mười.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH

         Trong xu thế hội nhập quốc tế, Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như ngôn ngữ chung của nhân loại trên thế giới; nó không chỉ là công cụ học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện làm việc, giao tiếp, phát triển kinh tế - xã hội. Ở một số nước, Tiếng Anh đã và đang trở thành ngôn ngữ phổ thông, như: Singapore, Canada..., và Việt Nam cũng đang phấn đấu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thông dụng. Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của môn Tiếng Anh, năm học 2015-2016 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở cấp Tiểu học, cụ thể như sau:
           1. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
1.1 Phổ biến, quán triệt về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh và yêu cầu đối với CBQL các trường Tiểu học và GV giảng dạy môn Tiếng Anh
1.2. Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp thành phố về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ: Để Hội thảo đạt chất lượng, hiệu quả cao, Phòng Giáo dục tổ chức Hội thảo chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học. Thành phần tham gia Hội thảo là toàn thể CBQL, GV tiếng Anh các trường Tiểu học; GV cốt cán môn Tiếng Anh cấp THCS và giảng viên khoa Tiếng Anh trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai. Sau khi kết thúc hội thảo, Phòng Giáo dục ban hành yêu cầu cần đạt đối với giáo viên tới tất cả các trường Tiểu học, THCS để các trường Tiểu học căn cứ thực hiện và các trường THCS nắm bắt theo dõi sự liên thông về kiến thức và kĩ năng cần đạt của 2 cấp học. Trong yêu cầu, đã quy định rõ việc đánh giá chất lượng giáo viên thông qua các nội dung sau: + Trình độ: Đảm bảo theo quy định + Chất lượng học sinh môn Tiếng Anh cuối năm học. + Kết quả của học sinh thông qua các cuộc giao lưu bằng Tiếng Anh và các cuộc thi Tiếng Anh qua mạng internet. + Kết quả giờ dạy của giáo viên qua đánh giá của nhóm cốt cán. + Kết quả bài khảo sát, phỏng vấn và thuyết trình chuyên sâu về những chủ đề trong chương trình SGK Tiếng Anh mới cấp Tiểu học. Ngoài tổ chức Hội thảo đầu năm học, Phòng Giáo dục đã tổ chức chuyên đề cấp thành phố về sinh hoạt Tổ chuyên theo hướng nghiên cứu bài học. Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, đồng thời làm thay đổi nhận thức của đội ngũ, Phòng Giáo dục đã bố trí 2 tiết học của 2 lớp trong cùng 1 khối của một trường để 2 giáo viên dạy [01 tiết dạy là của giáo viên trường khác; 01 tiết dạy của giáo viên Tiếng Anh trường sở tại]. Qua giảng dạy của giáo viên trường bạn, học sinh rất hào hứng, chất lượng khảo sát cao trong khi đó giờ dạy của giáo viên trường sở tại lại rất trầm, kết quả khảo sát thấp. Với cách làm này, giáo viên có sự đối chiếu so sánh, từ đó thấy rõ chất lượng của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên, không còn tư tưởng đổ lỗi cho học sinh hạn chế.

1.3. Tổ chức tập huấn và chỉ đạo giáo viên Tiếng Anh thiết kế bài học theo hướng phát huy năng lực cá thể học sinh

Phòng Giáo dục đã tổ chức Hội thảo sinh hoạt chuyên đề "Thiết kế bài học môn Tiếng Anh theo hướng phát huy năng lực cá thể học sinh" với sự tham gia của 100% giáo viên môn Tiếng Anh cấp Tiểu học. Sau Hội thảo, GV Tiếng Anh ở các trường đã thiết kế tài liệu dùng chung cho các trường theo nhóm vành đai đảm bảo các nội dung sau: - Định lượng được mục tiêu bài học. - Có các hoạt động và ở mỗi hoạt động đều có những thao tác cụ thể để đạt được mục tiêu của hoạt động ấy. - Có hoạt động bổ trợ, nâng cao và hoạt động trải nghiệm sau mỗi tiết học.

 1.4. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, khảo sát để đánh giá năng lực đội ngũ

Mời chuyên gia của Bộ GD&ĐT, chuyên gia người nước ngoài có chuyên môn giỏi tiếng Anh để bồi dưỡng, hướng dẫn cho CBQL, giáo viên 1lần/học kì. Đặc biệt, năm học này phòng GDĐT đã tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh cho 02 lớp/47 CBQL và 15 giáo viên trường tiểu học tham gia học vào buổi tối. Giáo viên giảng dạy là chuyên viên Phòng GD&ĐT và giáo viên cốt cán môn Tiếng Anh cấp tiểu học. Tổ chức thi Olimpic tài năng Tiếng Anh [OTE] cấp thành phố cho học sinh từ khối lớp 5 đến khối lớp 9; Tổ chức câu lạc bộ toán tuổi thơ bằng Tiếng Anh cấp thành phố, chuẩn bị tốt tâm thế cho học sinh thi cấp quốc gia. Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học và trình độ chuyên môn của giáo viên để từng cá nhân có ý thức tự học và tự bồi dưỡng.

           2. Xây dựng môi trường hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ

           Phòng Giáo dục đã cụ thể hóa một số nhiệm vụ để hỗ trợ việc dạy Tiếng Anh cụ thể như sau:

           2.1. Tạo các phòng, góc học tập môn Tiếng Anh

           Tận dụng tối đa CSVC hiện có, xây dựng các góc học tập Tiếng Anh. Tích cực trang trí các phòng, góc học tập những khẩu hiệu bằng Tiếng Anh; sưu tầm những mẩu chuyện, câu chuyện cười, thơ lục bát bằng Tiếng Anh. Tận dụng mọi không gian để tạo không khí, môi trường học Tiếng Anh: Các khẩu hiệu trên sân trường, trong lớp học, hành lang… đều sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

           Sử dụng bản đồ tư duy theo chủ đề, chủ điểm, cấu trúc ngữ pháp treo ở những vị trí học sinh dễ quan sát để tạo điều kiện cho học sinh được học ở mọi lúc, mọi nơi.


           2.2. Tổ chức giao lưu, thuyết trình theo các chủ đề Giao cho GV Tiếng Anh thống nhất với giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề từng tháng, từ đó tạo cơ hội cho học sinh được rèn các kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, giúp các em mạnh dạn tự tin hơn. Ví dụ: Chủ đề tháng 11 là: Biết ơn thầy cô, có thể tổ chức buổi thi hát, viết cảm xúc, thiếp chúc mừng bằng Tiếng Anh hay kể những việc làm của mình để thể hiện lòng biết ơn với các thầy cô giáo bằng Tiếng Anh...

           2.3. Thành lập các câu lạc bộ Tiếng Anh

            Tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ, phát huy năng khiếu. Ví dụ: tổ chức các câu lạc bộ Tiếng Anh vào thứ 7 hàng tuần [Chơi các trò chơi, đóng kịch, nghe, nói, hát, thuyết trình theo chủ đề bằng Tiếng Anh]; MC dẫn chương trình bằng Tiếng Anh... Thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh toàn thành phố để tổ chức các hoạt động quy mô “sự kiện liên trường học” cho từng nhóm trường; Tư vấn, giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên...

           2.4. Tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh

           Tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp Tiếng Anh trong hầu hết các hoạt động [nói Tiếng Anh trong giờ học, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp...]. Tạo môi trường giao tiếp cho cả giáo viên và học sinh trong trường, 100% giáo viên trong nhà trường học những câu giao tiếp đơn giản, chào hỏi và các khẩu lệnh trong lớp học, HS trong nhà trường chào các thầy cô bằng tiếng Anh. Mỗi ngày dành 3 đến 5 phút ở tất cả các lớp luyện chào hỏi, giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh. Hàng tuần vào thứ 4 có một bản tin ngắn bằng Tiếng Anh.             Cho học sinh giao lưu với các học sinh giỏi Tiếng Anh ở trường bạn, giao lưu với người nước ngoài, đóng vai người bán hàng, giao tiếp trong nhà hàng với người nước ngoài.

           3. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

           Chỉ đạo các nhà trường thực hiện một số nội dung như sau: - Giáo viên hoặc nhóm giáo viên chủ động lựa chọn 1 tiết dạy tiếng Anh trên cơ sở thực tế tài liệu hướng dẫn học và trình độ học sinh trong lớp để có điều chỉnh bổ sung phù hợp. - Từ việc thiết kế tài liệu theo năng lực học sinh, giáo viên Tiếng Anh thực hiện dạy minh họa. - Giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn hoặc toàn trường dự giờ để quan sát việc học của học sinh. - Việc trao đổi, chia sẻ sau tiết dạy phải cùng hướng đến mục tiêu cho cả người thiết kế và người dự giờ: Nội dung điều chỉnh đã thực sự hiệu quả chưa? Học sinh có được học thực sự không, có được tương tác với tài liệu, với bạn, với thầy cô không?…

           4. Tăng cường đảm bảo liên thông, liên môn trong từng lớp học, các lớp học và cấp học hướng tới hội nhập, hợp tác quốc tế

            Từ việc nhân rộng các lớp điển hình cấp tiểu học, Phòng Giáo dục đã xây dựng các lớp điển hình ở cấp mầm non và THCS thông qua việc tổ chức các chuyên đề để giáo viên cùng xây dựng khung kiến thức đồng tâm và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.             Mỗi cấp học thành lập một tổ cốt cán và xây dựng các câu lạc bộ, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt để bàn các giải pháp nâng cao chất lượng.             Chỉ đạo các trường làm tốt công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để hiểu rõ cấu trúc nội dung chương trình môn học, lớp học, cấp học để tích hợp kiến thức nhằm phát huy năng lực học tập cho học sinh. như: Giải toán bằng Tiếng Anh qua mạng; vẽ tranh và thuyết trình bằng Tiếng Anh; tích hợp qua các hoạt động trong tiết học và tích hợp qua bài học; đặc biệt là trong các giờ học ngoại khóa. Các bài tập bổ trợ nâng cao đều tích hợp môn Tiếng Anh để học sinh có cơ hội trao đổi, chia sẻ và đảm bảo sự tương tác đa chiều.

           5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy sự chung tay của cộng đồng xây dựng môi trường học tập Tiếng Anh

             Mời GV người nước ngoài ở các trung tâm và các trường THCS, THPT cùng tham gia làm giám khảo trong cuộc thi giao lưu Tiếng Anh tài năng [OTE], và khảo sát, đánh giá năng lực giáo viên Tiếng Anh cấp thành phố.             Chỉ đạo các trường:

Thống nhất với cha mẹ học sinh ủng hộ về kinh phí để mời giáo viên người nước ngoài hiện đang giảng dạy tại các trung tâm cùng tham gia với giáo viên trong trường giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho học sinh. Kết hợp với Trung tâm Ocean Edu; Clever Land  tổ chức chương trình “Trại hè Anh ngữ” tại các trường Tiểu học với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Học hát tiếng Anh, tham gia các trò chơi vận động liên quan đến môn tiếng Anh,...

- Xây dựng kế hoạch bảo trợ cho học sinh, học sinh lớp điển hình và lớp trên hỗ trợ các lớp dưới. - Huy động sự vào cuộc của cộng đồng: Trước hết là mời những cha mẹ học sinh có thể nói được TA đến giao lưu, chia sẻ, sau đó là phối hợp với các PHHS làm nghề du lịch, nếu có đoàn khách nào là người Anh, hoặc người Mỹ đến du lịch tại Lào Cai thì sẽ giúp nhà trường mời các đoàn khách đó đến để giao lưu, nói chuyện, chơi trò chơi cùng các em...để các em có thêm kĩ năng giao tiếp. Phối hợp với cha mẹ học sinh cho các em đóng vai là người bán hàng tại các cửa hàng có khách nước ngoài, các em đóng vai là hướng dẫn viên tại ga Lào Cai để nói chuyện với khách, mời các giáo viên tại các trường THCS, THPT đến để giao lưu, chia sẻ... - Tổ chức cho cha mẹ học sinh đến dự giờ, cho HS làm các sản phẩm có sử dụng tiếng Anh về tặng gia đình; tổ chức các hoạt động mang tính ngày hội để huy động sự chung tay của họ: English show, English Idol, The Voice, English is fun, ... - Tổ chức diễn đàn về các chủ đề,  VD như: We love English,... - Tổ chức ngày hội Tiếng Anh: Asian English camp, Singing Competition. Tất cả các hoạt động ấy đều có sự tham gia của các bậc cha mẹ học sinh.              

            Với các biện pháp trên, đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các giáo viên bộ môn trong trường, giữa giáo viên Tiếng Anh ở các cấp học. Giáo viên và học sinh đã mạnh dạn giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với người nước ngoài; sử dụng tiếng Anh như là công cụ để tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và giải quyết các môn học khác. Số lượng và chất lượng học sinh tham gia thi giao lưu tài năng Tiếng Anh [OTE] , cuộc thi Tiếng Anh qua mạng, giải toán bằng Tiếng Anh qua mạng các cấp tăng cao so với năm học trước. Đặc biệt năm học này là năm đầu tiên Bộ Giáo dục tổ chức Câu lạc bộ giải toán bằng Tiếng Anh cấp quốc gia, 6/6 học sinh Tiểu học thành phố Lào Cai tham gia đều đạt giải với 2 HCB, 3 HCĐ, 1 giải triển vọng. Hơn thế nữa, cuộc thi Toán học Úc [AMC 2016] là cuộc thi được tổ chức quốc tế với hơn 40 quốc gia tham dự, đã có 118 học sinh thành phố Lào Cai đăng kí tham gia dự thi, điều đó chứng tỏ học sinh đã có sự tự tin về kĩ năng sử dụng Tiếng Anh như công cụ học tập.

                                                         Người viết : Thanh Hân và Thùy Dung
                                                     Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai

Video liên quan

Chủ Đề