Bố thí la gì

Chắc hẳn chúng ta cũng đã từng biết trong Phật giáo.

Bố thí là hạnh nguyện đầu tiên và là nền tảng căn bản để một người tu tập đi đến con đường giác ngộ và hạnh phúc.

Và trong đời sống này, có biết bao mảnh đời, những thân phận yếu thế cần được giúp đỡ và bảo vệ.

Bố là đem cho, ban rải, Thí là dùng tâm trùm khắp tất cả. Bố thí có 3 hình thức: Tài thí, Pháp thí và Vô Úy thí. Để dễ hiểu hơn thì đó là trao đi Phương tiện và Lời nói.

Phương tiện dùng những thứ tự thân chúng ta có để giúp người khác an lạc thân tâm.

Vậy chúng ta có những gì nhỉ? 

Chúng ta có những thứ do mình tự kiếm ra được từ bên ngoài dựa vào trí tuệ, năng lực của mình như tiền bạc, của cải vật chất, đồ dùng.

Và một tài sản vô giá mà ngay từ khi sinh ra trên thế gian này ai cũng đã được trao đó chính là thân thể của mình. Chúng ta có thể hiến máu, hiến tạng, dùng sức lực của mình để nấu ăn từ thiện, quét dọn nhà cửa cho người già, dắt em bé qua đường…

Còn Lời nói là dùng tất cả những lời nói chân thật, hữu ích để có thể đem lại sự an lạc cho người khác, xua tan đi sự sợ hãi bằng tình yêu thương của mình.

Đó có thể là khi một đứa trẻ sợ hãi khóc nức nở trong đêm vì gặp 1 cơn ác mộng nhưng được chúng ta vỗ về, an ủi và kể một câu chuyện vui mà lại thiếp đi cho trọn giấc an lành. Hay đó là khi chúng ta tới trại dưỡng lão, vừa bón cơm cho các cụ ăn vừa tâm tình, chia sẻ những câu chuyện đời thường khiến các cụ cười vui…

Chúng ta hãy thử nghĩ xem, sẽ có vài tình huống xảy ra: nếu có người có trong tay một món đồ muốn cho mà không có ai nhận, hay có món đồ mà không có người cho và người nhận, hay có người cần nhận mà không có ai cho. Vậy thì tất cả đều là không có sự bố thí nào cả.

Chúng mình không muốn dùng từ bố thí với nghĩa là CHO mà là TRAO, không muốn đặt câu hỏi “Bố thí bằng cách nào là có phước nhất?” vì như vậy là còn vướng một chút kỳ vọng gì đó cho bản thân vào việc mình làm. Mà đã mắc chút kỳ vọng thì giá trị của việc đó cũng giảm đi phần nào. Bởi thế, chúng mình muốn nói hành động bố thí có giá trị nhất với người nhận đó là khi: bạn trao cho ai đó điều mà họ cần nhất và đúng thời điểm nhất, với sự nhiệt tình và chân thành nhất.

Và chúng mình tin rằng, Ngôi nhà Cơm cũng như Trăng Khuyết là nơi đang có những con người cần nhất những điều nhỏ nhất. Điều còn lại mà Trăng Khuyết mong đợi đó chính là có những Quý nhân đến vào đúng thời điểm nhất, với tình yêu thương lớn nhất.

Bố thí là một trong những hạnh tu căn bản và đầu tiên của người học Phật. Bố thí cũng là hạnh Ba La Mật đứng đầu trong lục độ Ba La Mật của những ai đi trên con đường Thánh quả cầu đạo giải thoát.

Tuy nhiên, bố thí thế nào để được nhiều quả báo tốt đẹp không chỉ trong hiện đời mà còn nhiều kiếp về sau thì không phải ai cũng biết.

Vậy để hiểu rõ về hạnh bố thí và phước quả của việc bố thí, kính mời quý Phật tử cùng tìm hiểu bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Bố thí là gì?

Bố thí nghĩa là cho ra, là buông bỏ, xả tâm, là mở lòng, là sự giúp đỡ làm vui lòng, đẹp lòng người, làm nhẹ lòng mình.

Bố thí không chỉ là sự cống hiến, phục vụ, phụng sự, hy sinh, là việc mình vì mọi người, lo lắng, chăm sóc mà còn thể hiện ở việc chúng ta biết đem tài sản, sức lực, trí tuệ của mình ra để cho, để giúp đỡ mọi người.

Các loại bố thí

Trong kinh Đức Phật dạy có ba loại bố thí, đó là tài thí [bố thí tài sản], Pháp thí và vô úy thí.

1. Bố thí tài sản

Tài thí là đem tiền của, vật chất ra giúp đỡ cho người, bố thí cho chúng sinh. Tài thí chia ra là nội tài và ngoại tài.

Nội tài là tài sản ở nơi thân tứ đại này, là thân thể, máu thịt, gân xương, sức lực; ngoại tài là tài sản bên ngoài, chúng ta đem tài sản, của cải, tiền bạc, lương thực thực phẩm… của mình để giúp đỡ cho người.

Hiến máu cứu người là hành động bố thí nhân văn cao cả [ảnh chư Tăng chùa Ba Vàng năm 2021]

Chúng ta sống trên đời, không có ai là không có khả năng bố thí. Ví dụ như thấy có người đi đường nhọc nhằn, chúng ta dắt xe, đẩy xe giúp họ; hoặc có thể kỳ ghét trên người mình bố thí cho mấy con rận, con chấy ăn. Cho nên, không ai nghèo đến nỗi không có gì để bố thí, quan trọng là chúng ta có tâm bố thí hay không.

2. Bố thí Pháp

Pháp thí là chúng ta đem tri thức, kiến thức kỹ thuật, đem chính Pháp dạy dỗ, truyền bá để mọi người hiểu đúng về Phật Pháp.

Thầy Thích Trúc Thái Minh chia sẻ những lời đạo từ quý báu trong buổi lễ Hằng thuận [hình ảnh năm 2022]

3. Bố thí Vô úy

Tức là chúng ta đem đến sự bình an, an lành cho mọi người. Thấy ai bị sợ hãi, hoảng loạn, chúng ta đến trấn an, giúp cho tâm họ được bình an. Đó gọi là bố thí cho họ sự không sợ hãi. Hoặc, chúng ta đứng ra bảo vệ công lý, chính nghĩa vì xã hội, dẹp trừ bạo loạn giúp cho cuộc sống tinh thần của mọi người được an ổn, không phải lo sợ, đó cũng là bố thí vô úy.

Ngoài ra, còn có nhiều cách bố thí, có thể không nằm trong ba điều trên. Ví dụ, khi gặp ai đó, chúng ta có thể trao cho nhau một nụ cười, một ánh mắt thân thiện, một cử chỉ đẹp, nói một lời thật đẹp lòng, khiến người khác được an vui, đó là bố thí. Cách chúng ta sống, những việc làm mà chúng ta đóng góp, mang đến cho cuộc đời này, môi trường sống xung quanh cũng là bố thí. Mỗi chúng ta như những bông hoa đến với cuộc đời này, mỗi người là mỗi sắc hương; cho nên chúng ta hãy hiến tặng cho cuộc đời này những niềm vui, sự an lành.

Phật tử chùa Ba Vàng góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn bằng những hoạt động thiện lành

Chúng ta thấy rằng, không ai trên cuộc đời này không có khả năng bố thí. Ai cũng bố thí được vậy nên chúng ta hãy tu hạnh bố thí. Chúng ta bố thí những điều gì tốt đẹp, đừng thí cùi những điều xấu xa. Bởi chúng ta tin nhân quả, biết tu hạnh bố thí, hiểu được bố thí sẽ đem cho chúng ta thoát nghèo khổ, được hạnh phúc thì chúng ta sẽ không oán trách ai.

Phước báu của việc bố thí

Trong kinh Đức Phật dạy, người biết bố thí sẽ được năm phước quả:

- Thứ nhất là được thọ mạng và sức lực.

- Thứ hai là được dung sắc, tức là sắc đẹp.

- Thứ ba là được tài sản.

- Thứ tư là được an vui.

- Thứ năm là được trí tuệ.

Quả phước đầu tiên của việc bố thí đó là được thọ mạng và sức lực. Thọ mạng sẽ được lâu dài, sức lực mạnh mẽ. Chúng ta tạo nghiệp thiện, nghiệp tốt thì chúng ta được quả phước về sức khỏe và trường thọ. Thuốc có thể hỗ trợ sức khỏe một phần nào đó, còn sức khỏe như thế nào lại phụ thuộc vào phúc báu của mỗi người mà chúng ta gọi là yếu tố tâm linh. Phúc báu che chở cho chúng ta được thọ mạng dài lâu, sức khỏe tốt, sức lực dẻo dai.

Vì vậy, để phúc báu tăng trưởng thì chúng ta cần tăng trưởng thiện nghiệp, đó là những việc tu thiện, hành thiện như kinh hành tụng kinh, lễ bái, sám hối, bố thí cúng dường, làm các việc phúc thiện. Tăng trưởng thiện nghiệp thì ác nghiệp sẽ được chuyển hóa, đẩy lui.

Tăng trưởng thiện nghiệp bằng các việc tu thiện [như lễ Phật, sám hối…] giúp chúng ta tăng trưởng thiện tâm, chuyển hóa nghiệp xấu

Người chăm chỉ thực hành bố thí, ngày ngày bố thí, kiếp này bố thí, kiếp sau cũng bố thí thì phúc báu họ sẽ lớn dần lên, tài sản cũng lớn dần lên. Tài sản đó có thể tăng trưởng rất lớn để họ trở thành những nhà tỷ phú, ông vua thống trị cả một quốc gia, thậm chí là cả Trái đất này. Nếu việc bố thí này cao thượng, rộng lớn hơn thì phước báu sẽ càng tăng trưởng khiến họ được sinh lên làm vị chư Thiên, là vua của cõi Trời. Chúng ta thấy khi các vị ấy được làm vua một cõi Trời như vua cõi Trời Ba Mươi Ba, cõi Trời Đại Phạm, Đại Phạm Thiên thì tất cả cõi Trời ấy, cung điện đều là ngọc ngà, châu báu.

Trong Phật giáo có câu chuyện về ông Trưởng giả Cấp Cô Độc là một minh chứng. Ngay khi ông vừa phát khởi tâm mua đất, xây tinh xá, cúng dường Đức Phật và chúng Tăng thì trên cõi Trời đã xuất hiện một tòa lâu đài vô cùng đẹp đẽ, rực rỡ và tráng lệ dành cho ông.

Như kinh Tam Bảo thuyết:

“Tất cả chúng Thiên nhân

Hãy bi mẫn đồng tâm

Lòng từ luôn rộng mở

Năng chuyên cần gia hộ

Đối với nữ nam nào

Ngày đêm thường bố thí.”

Thì chúng ta biết rằng, người biết bố thí không chỉ được năm quả phước lành như trên mà còn được chư Thiên gia hộ.

Một người cả đời không biết giúp đỡ ai, chỉ biết sống bo bo, ích kỷ cho mình thì sẽ là người cô độc, không có ai muốn giúp đỡ họ cả huống hồ là các vị chư Thiên, chư Thần. Các vị chư Thiên, Quỷ thần cũng không muốn giúp đỡ hạng người này bởi họ thấy được tâm can, biết rõ người ấy là người xấu, tham lam, ích kỷ hay rộng rãi, quảng đại. Cho nên, người có tâm thiện lương, biết cho ra, giúp đỡ, mở lòng với mọi người thì thường được chư Thiên ngày đêm hộ trì cho họ.

Như vậy, chúng ta thấy một hạnh bố thí mang lại cho chúng ta quả phúc rất lớn. Vậy chúng ta cần hướng về nơi nào để bố thí để được những quả phước trên?

Đức Phật dạy, có ba ruộng phước sinh phúc lành cho chúng sinh. Thứ nhất là bố thí vào ruộng phước tối thượng là Tam Bảo. Bởi Tam Bảo là đệ nhất phúc điền, hay còn gọi là kính điền vì Tam Bảo là đối tượng chúng ta tôn kính. Vì vậy nếu chúng ta biết tôn kính, cúng dường Tam Bảo thì chúng ta sẽ được phước báu vô cùng lớn.

Bố thí vào Tam Bảo được phước báu thù thắng

Thứ hai là phụ mẫu phúc điền hay là ân điền; đó chính là cha mẹ. Chúng ta báo đáp ân sinh thành, giáo dưỡng, biết hiếu thảo với cha mẹ - những người sinh thành dưỡng dục thì chúng ta cũng được phước báu.

Thứ ba là chúng sinh phúc điền, hay gọi là bi điền. Nếu chúng ta có lòng thương xót, từ bi, cứu giúp tất cả chúng sinh đau khổ, hoạn nạn, yếu thế thì chúng ta cũng được phước báu.

Trong ba ruộng phước trên thì Tam Bảo phước điền là tối thắng hơn cả. Vì thế, nếu những ai biết cúng dường Tam Bảo thì họ sẽ được hưởng phước lành không chỉ đời này mà còn nhiều đời về sau. Từ nơi ruộng phước Tam Bảo mà chúng ta được đầy đủ năm quả phước lớn như trên và còn được chư Thiên nhân gia hộ.

Bố thí là một trong những hạnh tu đầu tiên của người đệ tử Phật. Người biết bố thí đúng Pháp sẽ được phước báu lớn, được chư Thiên gia hộ. Mong rằng, từ những lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý Phật tử tin sâu nhân quả, biết gieo nhân lành bố thí vào ruộng phước Tam Bảo để gặt hái nhiều quả lành trong hiện tại và nhiều đời về sau.

Chủ Đề