Cá có chất dinh dưỡng chính là gì

Với hàm lượng dinh dưỡng giàu protein và các axit béo lành mạnh, cá chính là món ăn thường được nhiều bà nội trợ bổ sung trong bữa cơm hàng ngày. Đặc biệt, phần thịt cá lại khá nạc nên những người đang muốn giảm cân cũng chọn cá là loại thực phẩm chính trong chế độ ăn của mình. Dù vậy, cơ thể của chúng ta cũng chỉ có thể hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Do đó, mỗi tuần bạn nên ăn khoảng 2 bữa cá là vừa đủ, mỗi bữa rơi vào khoảng 140gr là đẹp.

Thế nhưng, vì cá là loài sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm phải các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các chất độc này sẽ dần tích tụ lại lâu ngày trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng, suy gan, suy thận, tim mạch... Trong đó, có 4 bộ phận này của cá nên tránh ăn vì chúng chẳng những không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

*Những bộ phận của con cá mà bạn không nên ăn:

1. Não cá

Trong não cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất phốt pho lipid. Những chất này đều có lợi cho sức khỏe nhưng nguy cơ cá bị nhiễm độc kim loại nặng, thủy ngân là rất cao, nhất là các loại cá sống ở tầng đáy như cá ngừ, cá vược, cá kình, cá kiếm... Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ càng tăng lên nếu như loài cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.

Do đó, việc ăn não cá có thể gián tiếp đưa chất độc vào cơ thể nên tốt nhất thì bạn nên loại bỏ bộ phận này trong quá trình sơ chế.

2. Ruột cá

Bạn có biết rằng, ruột cá chính là bộ phận bẩn nhất vì cá sống dưới nước nên thường ăn phải các loài ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun. Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng thì nguy cơ mắc bệnh gan và một số cơ quan khác là rất cao, đặc biệt là những loại cá ăn tạp. Hậu quả là thức ăn đi qua miệng sẽ tồn đọng ở ruột cá.

Trong trường hợp ruột cá là món khoái khẩu của bạn thì hãy chọn phần ruột cá to để ăn, phần nhỏ thì nên vứt bỏ. Đồng thời chú ý rửa sạch, bóp muối ruột cá cẩn thận rồi nấu ở nhiệt độ cao. Cần nhớ không ăn khi chưa nấu chín kỹ ruột cá vì rất dễ làm ký sinh trùng đi vào cơ thể.

3. Mật cá

Các vi chất trong mật cá lại không phải thuốc bổ mà chứa nhiều độc tố nên rất dễ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh khi ăn vào. Lượng độc tetrodotoxin có trong mật cá sẽ gây suy hô hấp, rối loạn hành vi nên tốt nhất thì hãy nói KHÔNG với bộ phận này của con cá.

4. Lớp màng đen trong bụng cá

Phần màng đen này có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Tuy nhiên, đây lại là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen. Bản thân bộ phận này có hàm lượng chất béo cao nhưng giá trị dinh dưỡng lại thấp nên chỉ làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo. Do đó, lớp màng đen trong bụng cá không phải một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe.

Từ lâu, người ta đã biết cá là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein, DHA… rất tốt cho sức khỏe. Thói quen ăn cá đều đặn mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến não, tim.

Lợi ích vượt trội của cá so với thịt

Cá là một thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, lượng đạm trong cá không những không thua kém thịt động vật mà nhiều điểm còn hơn thịt. Trong các protit, quan trọng nhất là anbumin, globulin và nucleoprotit. Nhìn chung, protit của cá và thành phần axit amin cũng gần giống như ở động vật máu nóng. So với thịt, lượng lysin, tyrosin, tritophan, xystin và methionin cao hơn, còn lượng histidin và acginin thấp hơn. Protit của cá tươi dễ tiêu hóa và dễ đồng hóa hơn protit của thịt động vật máu nóng. Do đó, thịt cá dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch mà không gây ra chứng thừa đạm, béo phì, đái tháo đường… Đây chính là ưu điểm vượt trội so với các loại protein trong thịt động vật. Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật đặc biệt không có lợi cho sức khỏe. Trong cá có chứa rất ít chất béo dạng này. Các chất béo của cá gồm lipit và liopit. Trong các lipit, chủ yếu là triglixerit của các axit béo khác nhau, trong đó, đến 90% là các axit béo chưa no có tính sinh học: oleic, linoleic, arachidinic…

Tốt cho não và tim

60% não được cấu thành từ chất béo và 1/2 lượng chất béo đó là omega-3. Bộ não sử dụng omega-3 để xây dựng các tế bào não và thần kinh nên những chất béo từ cá này rất cần thiết cho việc học và ghi nhớ thông tin. Cá là món ăn đứng đầu có nhiều axít béo omega-3, là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở con người, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào. Thành phần chủ yếu trong omega-3 là DHA cũng chính là thành phần quan trọng thúc đẩy hình thành chất xám trong não và giúp cho trẻ nhỏ phát triển trí thông minh. Chất DHA cũng có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này, con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Trẻ em cần DHA để phát triển tế bào não. Người cao tuổi cần bổ sung DHA để chậm lão hóa bộ não, tránh lú lẫn lúc về già. Những người thường xuyên ăn cá đã luôn luôn bổ sung chất DHA cần thiết cho não, nâng cao thêm năng lực phán đoán và suy xét của não. Việc ăn cá đều đặn hàng tuần sẽ giúp cung cấp lượng omega-3 cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim. Omega-3 còn giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu. Chất EPA có trong axit béo không no [có rất nhiều ở các giống cá lưng xanh] có thể phòng chống được bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, lượng chất omega-3 có nhiều trong cá còn có tác dụng giảm căng thẳng, trầm cảm nên rất thích hợp với những người thường xuyên chịu áp lực từ công việc hoặc học hành. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần bạn ăn cá ít nhất 2 lần trong tuần, đặc biệt là các loại cá giàu omega-3 cũng đủ giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Các hợp chất trong cá giúp cơ thể sản sinh thêm nhiều hormon serotonin – một loại hormon giúp tinh thần vui vẻ, sảng khoái và hạnh phúc. Do đó, ăn cá giúp hạn chế suy giảm thần kinh và ngăn ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả. Các loại cá giàu axit béo omega-3 là: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… Phát hiện trên phù hợp với nhận định của nhiều dân tộc từ cổ xưa. Tác dụng bổ não của cá đã được loài người biết từ rất lâu. Người Anh thời xưa coi cá là loại “thực phẩm trí tuệ”. Người Trung Quốc có câu: “Ăn cá cho đầu óc sáng suốt”; đặc biệt là món đầu cá mà người ta cho rằng ăn nhiều sẽ bổ não, giúp thông minh hơn vì hàm lượng DHA tập trung nhiều hơn ở đầu cá. Tuy nhiên, do hàm lượng nước tương đối cao trong thịt cá…, vì vậy, cá dễ bị ươn và thối hỏng. Bởi vậy, khi bắt được hoặc mua về, cần chế biến ngay. Chú ý rửa tay, dụng cụ dao thớt, bát đĩa, thìa, đũa… khi chế biến cá. Không ăn các loại cá đã ươn, hỏng để tránh ngộ độc. Nên ăn cá hấp hoặc cá nấu, không nên ăn nhiều cá rán, nhất là rán quá kỹ vì chất DHA bị nhiệt độ cao phân hủy. BS. Hà Phong

Chủ Đề