Các câu ca dao tục ngữ về món ăn miền Nam

Lê Xuân

[Vanchuongphuongnam.vn] – Phụ nữ Nam bộ bằng sự khéo léo, đảm đang, luôn tìm cách chế biến những món ăn dân dã nhưng rất bổ dưỡng cho chồng con, nó càng làm đậm đà thêm tình nghĩa vợ chồng.

Bông súng trong món lẩu Nam bộ – Nguồn internet

Từ năm 1802 triều Nguyễn thành lập và đã xây dựng một thiết chế quản lý đất nước từ Bắc chí Nam. Lúc đầu, vùng đất Nam Bộ được chia thành các trấn trực thuộc phủ Gia Định. Sau đó, từ năm 1832 dưới thời vua Minh Mệnh, lại được chia thành 6 tỉnh [Lục tỉnh] trực thuộc trung ương. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với hai mùa mưa nắng:

Miền Nam hết nắng rồi mưa

Cho cam lắm trái cho dừa thêm xanh

Sầu riêng nặng trĩu trên cành

Mãng cầu, măng cụt ngon lành biết bao

Lúa xanh dưới trận mưa rào

Sông sâu nước chảy dạt dào tình quê.

[Ca dao]

Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất này hơn 300 năm trước còn được lưu dấu qua ca dao:

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Thời kỳ hoang sơ, vùng này còn nhiều bí ẩn, lạ lùng với thiên nhiên quái ác:

Đồng Nai địa thế hãi hùng

Dưới sông sấu lội trên giồng cọp um.

Hay:

Chèo ghe sợ sấu ăn chưn

Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma.

Đường bộ, đường sông đi lại trong quá trình di dân về phương Nam còn nhiều nguy hiểm rình rập, khôn lường:

Đến đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê.

Hay:

Rừng thiêng nước độc thú bầy

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.

Hoặc:

Cỏ mọc thành tinh/ Rắn đồng biết gáy.

Sau một thời gian mở đất, thiên nhiên đã ban tặng nhiều ưu ái cho cư dân:

Muốn ăn bông súng cá kho

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Hay:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

Hoăc:

Đồng Tháp Mười cò bay mỏi cánh

Nước Tháp Mười long lánh cá tôm…

Khi thực dân Pháp cai trị, tính đến năm 1867 thì “Nam kỳ lục tỉnh” hoàn toàn rơi vào tay Pháp. Miền Đông có: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, miền Tây có: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Ngày nay miền Tây Nam Bộ [còn gọi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long] có 13 tỉnh thành, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Cần Thơ được xem là thủ phủ của Tây Nam Bộ [nay là thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương], là miền đất trù phú, sung túc nhất:

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về. 

Trên đường đi “mở nước” về phương Nam, cộng đồng cư dân Kinh, Miên, Hoa luôn gắn bó với nhau, cùng sống với sông nước, kinh rạch, rừng rú, ruộng rẫy… Ở miền Tây Nam bộ có nhiều loại cá, nhưng nhiều nhất là cá trê, cá kèo, cá rô… Riêng món “cá trê rau đắng” có từ thời xa xưa đã làm mê hoặc nhiều thế hệ:
Rau đắng nấu với cá trê 
Ai đến lục tỉnh thì mê không về. Rau đắng là một loại rau hoang dại, ăn mát, có rất nhiều ở miệt vườn Nam bộ, có mùi vị đăng đắng, hậu vị hơi ngọt, nấu với các trê, hoặc ăn lẩu cá thì không còn mùi tanh của cá nữa. Món canh “rau đắng – cá trê” ăn bất cứ ở thời điểm nào cũng thật “tuyệt cú mèo”.

Một món ăn khác được người dân Nam Bộ rất yêu thích, nhất là vào mùa nước nổi, đó là món “canh điên điển – cá linh”

Canh chua điên điển cá linh 
Ăn chỉ một mình cũng thấy rất ngon.

Bông điên điển là loại bông giống như bông so đũa nhưng nhỏ hơn và có màu vàng thường mọc ven bờ các kênh rạch, ra bông nhiều nhất vào mùa mưa. Cá linh thì đến mùa nước nổi chúng mới xuất hiện trên sông Mê Kông chảy về sông Tiền, sông Hậu. Mâm cơm có được tô “canh chua điên điển- cá linh” bốc khói, có lẽ ăn hoài cũng không chán.

Và đây là ước mơ rất giản dị của người mẹ, mong được gả con gái mình về miệt vườn sông nước có nhiều loại rau:

Mẹ mong gả thiếp về vườn  Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.

Ở Nam Bộ còn có một loại rau mọc tự nhiên ở vùng đầm lầy, có nhiều nhất là ở vùng Đồng Tháp Mười, đó là cây súng. Bông súng có màu rất đẹp, có loại màu hồng, có loại màu trắng. Bông súng và cọng của nó có thể kho cá, ăn lẩu. Người dân vùng Đồng Tháp rất tự hào về xứ sở quê mình:

Muốn ăn bông súng cá kho 
Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Khác với bông súng, kèo nèo cũng là một loại rau dân dã, cọng xộp cùng một họ với lục bình, có rất nhiều ở miệt vườn Nam Bộ, có thể làm dưa chua, nấu canh chua, ăn với cá chiên [cá rán], hoặc ăn sống chấm nước cá kho cũng rất thơm ngon:

Kèo nèo mà làm dưa chua 
Ăn với cá rán chẳng thua món nào.

Cá lóc nướng trui – Nguồn internet

Nhưng có lẽ không gì thơm ngon bằng món cá lóc nướng trui, mà ít nơi có như ở miền Tây Nam Bộ. Món ăn này làm nhanh, chế biến đơn giản ngay lúc làm đồng, vừa mới bắt được cá. Từ họng con cá lóc [miền Bắc có nơi gọi là cá chuối, cá sộp, cá tràu, cá quả…], người ta xỏ cá vào một thanh tre vạt nhọn, sau đó cấm đầu còn lại của thanh tre xuống đất, rồi dùng rơm khô có sẵn ngoài đồng chất lên đốt. Khoảng 15 đến 20 phút thịt cá vừa chín tới rất ngon lại thêm mùi thơm của rơm, lai rai với rượu đế [rượu trắng] thì quên cả đường về:

Bắt con cá lóc nướng trui  Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
Riêng dân nhậu miền Tây ngoài cá lóc, cá trê có sẵn, còn rất khoái món thịt chuột, thịt rắn. Đặc biệt là chuột nướng xả ớt, hoặc rắn xào lá cách, hầm xả thì ngon tuyệt vời:

 Cần chi cá lóc, cá trê.
Thịt chuột, thịt rắn còn mê hơn nhiều.

Phụ nữ Nam Bộ bằng sự khéo léo, đảm đang, luôn tìm cách chế biến những món ăn dân dã nhưng rất bổ dưỡng cho chồng con, nó càng làm đậm đà thêm tình nghĩa vợ chồng:

Thương chồng nấu cháo le le 
Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen.

Hoặc cảnh vợ chồng già sống đạm bạc, mỗi bữa ăn chỉ cần con cá mắm:

Con cá làm nên con mắm
Vợ chồng già thương lắm mình ơi.

Hoặc người con nói những lời tha thiết với má, gắn với các món ăn ở miệt vườn

như các loại rau dại, cua ốc:

 Má ơi, đừng đánh con đau 
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.

Hoặc:
Má ơi, đừng đánh con hoài 
Để con kho cá bằm xoài má ăn.

Hay:

Ba đồng một khứa cá tươi

Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già.

Trai gái thương nhớ nhau cũng gắn nỗi nhớ với những món ăn đơn giản như mắm còng:

Thương em anh tặng mắm còng

Nhớ em anh đến Phước Đông anh tìm…

Đây cũng là những nét đẹp văn hóa trong ứng xử của những con người ở vùng sông nước Nam Bộ, luôn gắn với gia đình, quê hương, gắn với những sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Mỗi địa phương Nam Bộ đều có những món ăn đặc trưng, như: Bánh canh Bến Có [Bến Tre], bún bò cay Bạc Liêu, hủ tíu Mỹ Tho, mắm còng Phú Thạnh, mắm còng Cần Giộc, bún nước lèo Trà Vinh, gỏi cá trích Phú Quốc [Kiên Giang], ba khía Cà Mau…

Ngày nay trong điều kiện văn minh hội nhập, nhiều món ăn dân dã của Nam Bộ đã có mặt hầu khắp các miền Bắc, Trung, Nam, và được chế biến công phu hơn cho phù hợp tính cách của người dân ở từng vùng miền. Các món cá kèo, cá lóc, cá trê, cá bống, cá linh, thịt chuột, thịt rắn, ba ba, cua đinh… hay khô cá sặc rằn, các loại mắm của người Kinh hay Khmer giờ đã lên ngôi, có mặt  hầu hết trong các quán từ bình dân đến các nhà hàng “có sao”. Đó cũng là một nét đẹp về “văn minh ẩm thực”, mang đặc trưng riêng của vùng đất Chín Rồng.

L.X

 —

Bài đăng ở trang 109, sách “Cảm nhận về vẻ đẹp văn hóa, văn nghệ dân gian” [NXB Văn hóa Văn nghệ – 2020]

Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam ❤️️ Ca Dao Nam Bộ ✅ Tuyển Tập Những Lời Thơ Tiếng Hát Ca Ngợi Vẻ Đẹp Riêng Có Của Mảnh Đất Phía Nam Trù Phú

Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam

Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân miền nam đất nước thật thà chân chất.

  • Ai về Bà Điểm, Hóc Môn,Hỏi thăm người ấy có còn hay không.Để tôi kiếm sợi chỉ hồng,

    Chờ ông Tơ bà Nguyệt kết vợ chồng đôi ta

  • Ai về Chợ Giữa, Xóm Dưa,
    Ruộng nương giúp mẹ, nắng mưa chẳng màng.
  • An Bình đất mẹ cù lao,Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.Khách về nhớ mãi trong lòng,

    Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang.

  • An Giang cảnh trí mỹ miều,
    Ta thương, ta nhớ, ta liều ta đi.
  • Ba Lai cầu gối đầu Rạch Miễu,Anh thương anh hiểu,Chứ em chưa hiểu song thân,Mẹ biểu thì anh phải vâng,

    Thôi về mai mối ngày gần anh qua.

  • – Em đố anh sao trên trời mấy cái?Nhái ngoài ruộng mấy con?Chuối non mấy bẹ, chuối mẹ mấy tàu?Đất Ba Xuyên một mẫu mấy sào?Anh mà đối được, em nhào em vô.– Sao trời trên sao Hôm, sao Mai hai cái,Nhái ngoài ruộng nhái đực nhái cái hai con,Chuối non chín bẹ, chuối mẹ mười tàu,

    Anh đã đối đặng em có nhào vô không?

  • Gái Ba Lai chàng trai Song Phước,Thuyền anh xuôi ngược chẳng biết vào được hay chăng.Rằng đây là bến Cái Trăng,

    Có cô con gái mời anh cứ vào.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong tuyển tập 🌟 Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa 🌟

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam

Mời bạn thưởng thức Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam mang đậm nét đặc sắc về ngôn từ cũng như hình ảnh đặc trưng của vùng đất này.

  • Bến Tre dừa ngọt sông dài,Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh.Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo,Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan.Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,

    Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

  • Hò ơi! Bến Tre dừa xanh bát ngát,Đường đi Ba Vát gió mát tận xương.Em về Chợ Giữa, Giồng Trôm,

    Đừng quên Chợ Lách, Cái Mơn đợi chờ.

  • Mặt trời mọc như than hỏa đốt,Mặt anh tươi tốt như bông hoa hường.Đồn giồng Bà Lẫy văn chương,

    Thông minh, trí tuệ sao ra đường thua em.

  • Tháp Mười nước mặn, đồng chua
    Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng
  • Miền Nam biển bạc, rừng vàng
    Ghi công Chúa Nguyễn mở mang cơ đồ
  • Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríuAnh thấy em nhỏ xíu anh thương– Thương em sao được mà thươngQuần em cột thắt gút như rương khóa rồi– Khóa rồi mặc kệ khóa rồi

    Chờ cha mẹ ngủ, anh lần anh vô

  • Rồng chầu ngoài HuếNgựa tế Đồng NaiNước sông trong chảy lộn sông ngoàiThương người xa xứ lạc loài tới đâyTới đây thì ở lại đây

    Khi nào bén rễ xanh cây thì về.

  • Bình Lương gió lộng về chiều,Bến đò Tân Tạo có nhiều khách sang.Đò dọc rồi lại đò ngang,

    Đò qua chợ Vĩnh, đò sang An Bình.

Bên cạnh Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 20 Câu Ca Dao Dân Ca Tục Ngữ Về Địa Phương 🌜 thú vị.

Ca Dao Tục Ngữ Miền Nam

Ca Dao Tục Ngữ Miền Nam là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ ca dao – dân ca dân tộc mà cha ông từ các miền ngoài mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của cuộc sống.

  • – Nghe anh đi đó, đi đây,Cho em hỏi hỏi vặn câu này,Bánh phồng, bánh tráng đất này đâu ngon?– Bánh tráng Mỹ Lồng,Bánh phồng Sơn Đốc,Măng cụt Hàm Luông,Vỏ ngoài nâu trong trắng như bông gòn,

    Anh đây nói thiệt sao em còn so đo.

  • Ngó lên trời, mưa sa lác đác,Ngó xuống đất, hạt cát nằm nghiêng.Rượu Ba Xuyên rót đãi người hiền,

    Trước là đãi bạn, sau giải phiền cho anh.

  • U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
    Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
  • Cà Mau khỉ khọt trên bưng
    Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
  • Tới đây sứ sở lạ lùng
    Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê
  • Hết gạo thì có Đồng Nai
    Hết củi thì có Tân Sài chở vô
  • Đèn nào cao bằng đèn Châu ĐốcGió nào độc bằng gió Gò CôngAnh thương em từ thuở má bồng

    Bây giờ em khôn lớn lấy chồng bỏ anh.

  • Hủ qua [khổ qua] xanh, hủ qua trắngHủ qua mắc nắng hủ qua đèoThương em, thì anh làm giấy giao kèo

    Lăn tay điểm chỉ mới thiệt con mèo của em

  • Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì vềBiên Hòa có bưởi Thanh Trà

    Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh.

Cùng với Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam, gửi đến bạn 🍃 Ca Dao Tục Ngữ Về Hợp Tác 🍃 hay nhất.

Ca Dao Nam Bộ

Ca Dao Nam Bộ là một nét độc đáo trong kho tàng ca dao Việt Nam nói chung. Dù có sự giao thoa và phổ biến trên khắp cả nước nhưng vẫn luôn giữ được nét đặc trưng trong câu chữ, vầng điệu.

  • Cô kia chèo lái một mình
    Cho anh chèo với cho mình có đôi.
  • Cơm ăn ba chén lưng lưng
    Uống nước cầm chừng để dạ thương em.
  • Cơm sôi, lửa cháy, gạo nhảy tưng bừngAnh thương em như lửa nọ cháy phừng

    Dầu cho lở núi, tan rừng cũng thương.

  • Cực vì hai đứa hai nơiMuốn qua thăm bậu sợ lời thế gianDao phay kề cổ, máu đổ không màng

    Chết thời chịu chết, buông nàng anh không buông.

  • Dế ngâm sầu nhiều câu rỉ rả
    Nhớ bạn chung tình thức cả năm canh
  • Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏĐèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn luAnh về học lấy chữ nhu

    Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ

  • Nước Cửu Long sóng dờn cuồn cuộn,Cửa Hàm Luông, mây cuốn cánh buồm trôi.Bậu với qua hai mặt một lời,Trên có trời, dưới có đất,Ngãi trăm năm vương vất tơ mành.Tử sanh, sanh tử chung tình,

    Dù ai ngăn đón, tôi với mình cứ thương.

  • Cù lao An Bình vườn cây xanh mátDòng Cổ Chiên dào dạt mênh môngThương em chỉ để trong lòng

    Biết bao ngày đợi, tháng trông mỏi mòn.

Bên cạnh Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam, có thể bạn sẽ thích 🌼 Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Phẩm Chất Người Phụ Nữ 🌼

Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Địa Phương Miền Nam

Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Địa Phương Miền Nam, để phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên mảnh đất trù phú, ca dao – dân ca Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương.

  • Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
    Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dâyQua tới đây không cưới được cô hai mày

    Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

  • Ai ơi về miệt Tháp Mười
    Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.
  • Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
    Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi
  • Muốn ăn bông súng mắm kho
    Thì Đồng Tháp ăn no đã thèmĐèn nào sáng bằng đèn Sa ĐécGái nào đẹp bằng gái Nha MânAnh thả ghe câu lên xuống mấy lần

    Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

  • Cần Thơ gạo trắng nước trongAi đi đến đó thời không muốn vềĐất Cần Thơ nam thanh nữ túĐất Rạch Giá vượn hú chim kêu

    Quản chi nắng sớm mưa chiều

    Lên voi xuống vịnh cũng trèo thăm em.Cần Thơ là tỉnh, Cao Lãnh là quêAnh đi lục tỉnh bốn bề

    Mãi lo buôn bán không về thăm em.

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Trầu Cau 🔥 bạn nhé!

Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Ngữ Địa Phương Miền Nam

Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Ngữ Địa Phương Miền Nam bộc lộ nét độc đáo khi sử dụng ngôn ngữ truyền thống phổ biến của người dân nơi đây, mang lại nhiều điều mới mẻ và đặc biệt.

  • Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
    Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm.
  • Gò Công giáp biển nổi tiếng mắm tôm chà
    Mắm tôm chua ai ai cũng chắc lưỡi hít hà
    Sài Gòn, chợ Mỹ ai mà không hay.
  • Chừng nào cho vạc xa cồn,Cù lao xa biển anh mới đành xa em.

    Chừng nào cầu đá rã tan


    Sông Hàm Luông lấp cạn mới quên lời thề
  • Quí gì một nải chuối xanhNăm bảy người giành cho mủ dính tay

    Mủ dính tay anh chùi đọt cỏ


    Đã thương nàng rồi không bỏ được đâu.
  • Thân em như con nhạn một mình
    Ngày ngai du ngoài ruộng, tối đậu đình kêu sương
  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa láThuốc Gò Vấp hút đã một hơi

    Buồn tình nghĩa mà chơi


    Hay là anh quyết ở đời với em?
  • Chiếc thuyền kia nói có,Chiếc ghe nọ nói không.

    Phải chi miễu ở gần sông


    Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi.

Ngoài Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam, tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Ca Dao Tục Ngữ Về Hoa ☔

Video liên quan

Chủ Đề