Các công nghệ xử lý nước thải đô thị

Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt hiện nay đang đặt ra khá nhiều thách thức đối với xã hội. Các hệ thống cống ngầm trong  thành phố vào những ngày mưa không thể xử lý kịp thời gây ra tình trạng ngập úng. Hơn thế nữa, với tình trạng ngập đó gây ra tình trạng ô nhiễm, bốc mùi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống xung quanh. Chính vì các yếu tố kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên như vậy chính là tiền đề cho việc tổ chức hợp lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải các khu đô thị và khu dân cư để giải quyết vấn đề môi trường và phát triển bền vững kinh tế xã hội. Do đó, việc xử lý nguồn nước thải trực tiếp từ các hộ gia đình đang là một điều cần thiết và hết sức được quan tâm. Ngày nay, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ngày càng tiên tiến và hiện đại phù hợp với khả năng đầu tư, chi phí xây dựng và trình độ quản lý vận hành ở các đô thị, khu dân cư đó chính là các công nghệ  hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ vừa an toàn, hiệu quả vừa tiết kiệm cho chủ đầu tư.

Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ

Nguồn thải nước thải sinh hoạt đến từ 2 nguồn chính:

  • Nước thải từ các khu vệ sinh trong các khu chức năng
  • Nước thải từ các khu vực bếp, căn tin, nhà ở…

Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt

Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều các chất hữu cơ có khả năng bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng khác có nguy cơ gây bệnh rất nguy hiểm đối với con người. Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt gồm có các hợp chất như protein [40 – 50 %], hydrat cacbon [40 – 50 %].

Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt khoảng: 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Và có khoảng 20 – 40 % chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.

Đặc tính chung của loại nước thải sinh hoạt này thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan [thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD], các chất dinh dưỡng [Nitơ, photpho ], các vi trùng gây bệnh [E.coli, coliform…].

Bảng thành phần và tính chất nước thải đầu vào và đầu ra để xây dựng và thiết kế hệ thống XLNT:

Bạn nên xem thêm bài viết này : Nước sinh hoạt là gì?

Những tiêu chí yêu cầu về kỹ thuật xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô vừa nhỏ 

  • Quy trình hoạt động và duy trì ổn định, tự động hóa cao và đảm bảo các chi phí xử lý, vận hành thấp.
  • Đồng thời hệ thống vận hành tự động và dễ dàng kiểm soát, quá trình vận hành mà không đòi hỏi người xử lý phải có chuyên môn cao.
  • Chi phí xử lý hóa chất thấp
  • Có tính mỹ quan cao
  • Hệ thống xử lý được thiết kếnhỏ gọn, ít chiếm diện tích và phù hợp với cảnh quan xây dựng hiện tại của nhà máy.
  • Yêu cầu các hệ thống xử lý nước  thải hoạt động duy trì ổn định, xử lý nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên Môi Trường theo cột B/QCVN 14-2008/BTNMT.
  • Có khả năng nâng cấp dễ dàng các hệ thống xử lý nước thải lên công suất lớn hơn [hệ số vượt tải 1.2] mà không phát sinh ra nhiều loại chi phí.
  • Đặc biệt: trong quá trình xử lý và vận hành không phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến người khác.

Xử lý nước thải sinh hoạt theo kiểu cục bộ

Người ta thường xây dựng những hệ thống xử lý nước thải kiểu cục bộ đối với các khu vực như thị trấn có quy mô 50.000 người, một số lĩnh vực có yêu cầu xử lý nước thải riêng biệt như bệnh viện, dịch vụ, khu dân cư, công trình xây dựng công cộng, nhà ở,… nằm ở vị trí độc lập, riêng lẻ và cách xa khu dân cư

Khác với các hình thức xử lý khác, xử lý nước thải theo kiểu cục bộ thường có hoặc không có cống thoát nước, đồng thời nước sau xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài như sông, hồ hoặc sử dụng cho mục đích tưới cây, nuôi trồng thủy sản…

Trạm xử lý môi trường cục bộ thường có công suất vài chục đến vài trăm nghìn m3/ngày. Trong đó, trạm xử lý có quy mô vừa có công suất từ 1000 – 10000 m3/ngày, trạm có quy mô nhỏ có công suất dưới 1000m3/ngày. Bên cạnh đó, xử lý nước thải cục bộ kết hợp với xử lý tại chỗ mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với phương pháp xử lý nước thải kiểu phân tán. Xử lý nước thải tại chỗ được thiết kế và hoạt động đơn giản, dễ sử dụng gồm cơ chế lắng kết hợp với lên men cặn lắng, bùn cặn có thể đem đi làm phân bón cho cây trồng.

Xử lý nước thải sinh hoạt kiểu phân tán

Phương pháp xử lý nước thải theo kiểu phân tán rất thích hợp với đối tượng có quy mô vừa và nhỏ vừa giúp tiết kiệm chi phí, không cần sử dụng diện tích quá lớn, không cần sử dụng công nghệ hiện đại nhưng lại phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau và không cần người vận hành có trình độ chuyên môn cao, vẫn có thể vận dụng tối đa khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.

Tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,.. các hệ thống xử lý nước thải kiểu phân tán theo khu vực sông, hồ được lắp đặt xây dựng chủ yếu vì đường ống thoát nước chung còn nhiều mặt hạn chế như về chiều dài, mực nước ngầm cao. Không riêng ở khu vực nông thôn, hệ thống sông, hồ tại nhiều khu vực đô thị có mật độ lớn, chằng chịt vì thế mà nước được phân ra nhiều khu vực khác nhau. Xử lý nước thải kiểu phân tán sẽ là sự lựa chọn phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt kiểu phân tán thường có quy mô vừa và nhỏ có công suất từ 200 – 10.000 mV/ngày.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ xử lý sinh học

Thuyết minh sơ đồ

Đặc trưng, tính chất của nước thải sinh hoạt và đặc biệt nước thải từ khu vực nhà vệ sinh có hàm lượng chất hữu cơ cao => do vậy nước thải sẽ được xử lý sơ bộ và ổn định tại bể điều hòa và ổn định bùn.
Nước thải sau đó sẽ chảy sang ngăn xử lý sinh học thiếu khí [không có oxy] để tách nitơ, phốt pho. Ở đây NO3– chuyển hóa thành N2 khi không có Oxy do đó nồng độ Nitơ trong nước thải giảm. Trong ngăn tiếp theo là ngăn lọc hiếu khí các vi khuẩn trú ngụ, phát triển và tiêu thụ các chất hữu cơ và dinh dưỡng có trong nước thải.

Trong ngăn hiếu khí có các thiết bị phân phối khí chuyên dụng, cung cấp dưỡng khí để cho các vi khuẩn hiếu khí hô hấp.

Sau khi qua ngăn lọc hiếu khí, nước thải sẽ bơm lên bể lọc sinh học cao tải AT để thực hiện quá trình loại bỏ chất Nitơ, Photpho.Nước thải sau bể AT 1 phần sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí và ngăn điều hòa, 1 phần qua trở lại khử Nitrat tại bể Anoxic. Một phần nước thải sẽ được dẫn sang bể lắng thứ cấp để tách bùn – màng vi sinh vật dư bong ra từ khối giá thể vi sinh để làm trong nước.

Nước sau khi ngăn lắng thứ cấp được thu chảy sang ngăn khử trùng. Tại đây nước thải sẽ được tiếp xúc với chất khử trùng Clo Javen. Sau một thời gian lưu nước, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh được tiêu diệt. Lúc này xử lý nước thải đã đảm bảo yêu cầu chất lượng theo cột B QCVN 14:2008/BTNMT và chảy ra rãnh thoát nước mưa khu vực.

Các động cơ bơm nước thải, máy thổi khí được điều khiển và giám sát theo hai [02] chế độ tự động hoặc bằng tay. Chế độ vận hành bằng tay được thực hiện bởi các nút ấn trên tủ phân phối điều khiển TXL, chế độ vận hành tự động được  thực hiện thông qua bộ điều khiển PLC.

Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ  – Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE

Công ty chúng tôi được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2011, nên với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

——————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0985 802 803

Mail:

Website: //xulymoitruongsg.vn

Giải pháp xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đô thị là giải pháp bắt buộc và cần thiết của các khu dân cư có mật độ dân số lớn để giảm đến mức thấp nhất tác động của con người đến môi trường sống xung quanh qua việc sản sinh nước thải sau quá trình vệ sinh tắm giặt, hoạt động cơ bản của người dân ở các khu đô thị đó.

GD&TĐ – Bộ Xây dựng cho biết với gần 1.000 đô thị nhưng hiện chỉ có khoảng 15% nước thải đô thị ở nước ta được xử lý trước khi thải ra môi trường. Như vậy, khoảng 85% nước thải đang xả trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dân tại các khu đô thị này. Tại sao nước thải đô thị ở Việt Nam lại được xử lý ít như vậy? Và đề có được một quy trình xử lý nước thải ở khu đô thị – công nghiệp đạt tiêu chuẩn phải cần những tiêu chí gì? Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau để có thể hiểu rõ vấn đề này nhé.

​Nước thải đô thị là gì?

Nước thải đô thị là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các nguồn nước thải phát sinh trong đô thị. Và nguồn nước thải này có 4 thành phần chính là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.

Phân loại nước thải đô thị

Nước thải sinh hoạt [50 – 60%]: Là nước thải được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, trường học,trung tâm thương mại,… như: tắm rửa, ăn uống, vệ sinh hay các hoạt động bài tiết của con người,… Nguồn nước thải này thường chứa rất nhiều các tạp chất khác nhựa với 52% là các chất hữu cơ và 48% còn lại là các chất vô cơ và các vi khuẩn gây bệnh.

Nước thải sản xuất [30 – 36%]: Hay còn gọi là nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy hay xí nghiệp sản xuất. Thành phần chính của loại nước thải này là các chất hữu cơ, chất vô cơ và còn chất dầu mỡ, các hợp chất lơ lửng, các chất kim loại nặng,…

Nước thải thấm qua [10 – 14%]: Đây là nước mưa thấm vào các hệ thống cống rãnh bằng nhiều cách khác nhau như là thông qua các khớp nối, các ống hoặc các thành của hố gas,…

Đặc điểm của nước thải đô thị

– Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu cũng như là đặc trưng riêng của thành phố như: số lượng dân cư, số lượng các nhà máy đang hoạt động,…

– Tính chất và lưu lượng thường sẽ thay đổi theo mùa cũng như là giữa các ngày đi làm và các ngày nghỉ.

– Lượng cát trong nước thải nhiều nên thường sẽ phải có bể lắng cát riêng.Do khối lượng xử lý lớn nên lượng bùn thải tạo ra nhiều nên cũng đòi hỏi phải có một hệ thống xử lý bùn riêng.

– Do là nguồn thải hỗn hợp của nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… nên thành phần ô nhiễm khá phức tạp và khó xử lý.

Bạn cũng sẽ thích xem bài viết : Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Tại sao cần phải làm tăng hiệu quả trong công tác xử lý nước thải đô thị?

Hệ thống xử lý nước thải đô thị giúp bảo dưỡng hệ thống thoát nước

Hiện nay, nước thải được xả thải vào hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đối với mạng lưới đường ống, cống thoát nước, các trạm bơm, cửa xả và các công trình xử lý nước thải [XLNT]. Các loại vi trùng gây bệnh và các chất ô nhiễm độc hại có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và sự an toàn của cán bộ, kỹ sư công nhân vận hành hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải. Các thành phần có trong nước thải không được xử lý trong hệ thống xử lý nước thải có thể tạo thành những chất nguy hại tích tụ dần trong bùn thải, gây cháy nổ trên đường cống và công trình thoát nước hay tác động xấu đến quá trình làm sạch trên các công trình xử lý nước thải.

Vì vậy, cần thiết xây dựng một quy chuẩn về chất lượng nước thải sản xuất và nước thải dịch vụ xả vào hệ thống thoát nước đô thị để kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào tại điểm xả của các cơ sở xả thải vào hệ thống thoát nước đô thị nhằm bảo vệ hệ thống thoát nước thu gom và xử lý nước thải. Đảm bảo khả năng và hiệu quả xử lý được nước thải của các trạm xử lý nước thải. Đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý xả ra môi trường. Xây dựng, đánh giá cơ sở dữ liệu thu thập làm cơ sở điều chỉnh nhằm bảo đảm quá trình hoạt động vận hành, bảo dưỡng của hệ thống thoát nước và thu gom xử lý nước thải đạt hiệu quả và bền vững.

Hệ thống xử lý nước thải đô thị giúp giảm lãng phí 

Theo định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam, để phục vụ cho sự phát triển bền vững các đô thị [đến năm 2020, tổng số đô thị cả nước khoảng 900 đô thị]. Tổng lượng nước thải hiện nay khoảng hơn 6 triệu m3/ngđ. Trong đó, nước thải sinh hoạt khoảng 4 triệu m3/ngđ [900 đô thị, 39,6 triệu người và tiêu chuẩn thải nước trung bình là 100 l/người.ngđ] chiếm 65% lượng nước thải của đô thị. Theo ước tính với suất vốn đầu tư trung bình 30.000.000 đ/m3/ngđ thì tổng kinh phí đầu tư để xây dựng các nhà máy XLNT cho 900 đô thị sẽ là 8,7 tỷ USD và kinh phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm cho các nhà máy XLNT đô thị là 5.500 tỷ đồng. Trường hợp đô thị chưa có nhà máy XLNT tập trung, các cơ sở sản xuất dịch vụ, công trình công cộng và bệnh viện phải đầu tư một lượng kinh phí lớn để xây dựng và vận hành các công trình XLNT cục bộ. Ngoài ra, từng đơn vị xả thải còn phải tuân thủ các thủ tục hành chính về cấp phép xả thải. Đây là sự lãng phí lớn về tài chính, thời gian cũng như nhân lực không chỉ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dịch vụ, mà còn cho cả xã hội và nhà nước.

Xem thêm : Dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp

Những đô thị có hệ thống thoát nước và các nhà máy XLNT thì các cơ sở sản xuất dịch vụ và công trình công cộng có các loại nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm độc hại nằm trong quy định cho phép, không tác động tiêu cực đến hệ thống thoát nước sẽ không phải đầu tư xây dựng trạm XLNT cục bộ và làm các thủ tục về môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trạm XLNT cục bộ, xin cấp phép xả nước thải. Các doanh nghiệp này chỉ phải nộp phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.

Như vậy, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị vừa tạo điều kiện cho đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước và nhà máy XLNT đô thị kiểm soát được tình hình xả thải, bảo vệ và duy trì hoạt động bền vững của hệ thống thoát nước, đồng thời làm giảm kinh phí và nhân lực trong việc XLNT cục bộ tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ và công trình công cộng, hạn chế các phiền phức thủ tục hành chính về môi trường cho các doanh nghiệp.

Tại sao nên lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đô thị – công nghiệp của chúng tôi

Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải đô thị đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TPHCM

0985 802 803 - 0909.997.365

//xulymoitruongsg.vn

Video liên quan

Chủ Đề