Các tình huống sư phạm và cách giải quyết o tieu hoc

Là người giáo viên, đặc biệt đối với các thầy, cô giáo chủ nhiệm thì việc tiếp cận và xử lý các tình huống sư phạm luôn là việc diễn ra hằng ngày. Thế nhưng phải làm thế nào để đưa ra cách xử lý linh hoạt, vừa đảm bảo những nguyên tắc trong giáo dục mà còn làm cho các em học sinh tin tưởng vào thầy, cô giáo của mình. Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những tình huống sư phạm thường gặp ở tiểu học và cách giải quyết hay nhất nhé!

Tình huốngLớp bạn đang chủ nhiệm có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. BGH yêu cầu bạn phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày tường tận mọi việc, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý tình huống này sao đây?

Hướng giải quyếtTrong tình huống này, bạn thực sự đã gặp phải một thách thức lớn vì phụ huynh quá nóng tính và cư xử có phần hơi thô lỗ, đánh con ngay trước mặt giáo viên. Bạn có thể giữ im lặng vì nghĩ đó là quyền giáo dục con của gia đình, chỉ là một giáo viên chủ nhiệm thế nên bạn không có quyền can thiệp. Sẽ có nhiều người lựa chọn phương án xử lý này vì dù sao thì đó cũng là hình phạt thích đáng dành cho một cậu học trò nghịch ngợm. Thế nhưng liệu học sinh sẽ nghĩ gì về thái độ “thờ ơ”, phó mặc đó của giáo viên chủ nhiệm của mình? Biết đâu em ấy sẽ nghĩ rằng chính việc “tố cáo” của bạn là nguyên nhân đã khiến em phải chịu một trận đòn ngay trước mặt “người ngoài”. Và sự bực tức, thậm chí coi thường cô giáo sẽ ngấm ngầm hình thành trong em ấy và những lời dạy bảo về sau của bạn sẽ trở nên vô tác dụng. Dù học sinh có mắc khuyết điềm thế nào đi chăng nữa thì không một giáo viên nào lại muốn học sinh phải chịu những trận đòn chí mạng. Vì trách nhiệm với học sinh cưa mình, bạn sẽ không thể chọn một giải pháp chỉ vì sự “an toàn” của bản thân được.

Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của phụ huynh và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi việc đó còn phản tác dụng. Sau khi phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn nên bắt đầu câu chuyện của mình một cách thật nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu rằng nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục các em học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay thường vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng nhà trường không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng bạo lực. Vì các em đang ở độ tuổi còn quá nhỏ và mọi thứ chỉ như vừa mới bắt đầu đối với các em, thế nên sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi. Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn chỉ khi thẳng thắn đề xuất với gia đình những biện pháp thật cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó trở nên tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo cũng như tình thương yêu, trách nhiệm với học trò chính là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành công tình huống này.

Tình huống sư phạm thường gặp ở tiểu học và cách giải quyết hay nhất

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỀN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐề tài:VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO VIỆC GIẢI QUYẾTMỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM Ở LỚP 5D-TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỀN ANNgười thực hiện:NguyÔn ThÞ Thu ThanhHiền An, tháng 01 năm 2010MỤC LỤC TrangPHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài 2II. Đối tượng nghiên cứu 2III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2IV. Phương pháp nghiên cứu 3NỘI DUNG I. Những vấn đề lý luận chung 31. Năng lực đối xử khéo léo sư phạm 32. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 5 II. Vận dụng vào việc ứng xử các tình huống sư phạm thường gặp ở lớp 5D Trường Tiểu học Hiền An. 7 A. Vài nét sơ lược về Trường Tiểu học Hiền An 7B. Vận dụng lý luận vào việc giải quyết một số tình huống sư phạm ở lớp 5D Trường Tiểu học Hiền An 8KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.I. Kết luận. 16II. Đề xuất. 16PHẦN MỞ DẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Hằng ngày tôi phải tiếp xúc với nhiều học sinh và trong quá trình giao tiếp đó sẽkhông khỏi vấp phải một vài tình huống khó xử nào đó. Vì thế phải làm thế nào để ứngxử khéo léo các tình huống một cách hợp lý, hợp tình, có tính giáo dục là điều mà chúngtôi quan tâm.Ở lứa tuổi tiểu học, tâm lý của các em đã và đang phát triển, học sinh nhận thứcnhanh chóng sự việc xảy ra, đồng thời học sinh thường hay học theo cách nói năng hoặcnhững hành động của giáo viên [ người lớn]. Vì vậy, người giáo viên ngoài công tácgiảng dạy ra thì công tác giáo dục cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý đến.Người giáo viên muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò thông qua mọihoạt động giữa giáo viên và học sinh thì trước hết thì giáo viên phải biết khéo léo tronglúc cư xử với học sinh. Giáo viên phải hiểu được tâm lý của học sinh để có nhữngphương pháp, biện pháp hay những lời khen, chê đúng mức, đúng lúc , đúng nơi. Nếugiáo viên không ứng xử khéo léo thì sẽ gây ấn tượng không tốt đối với học sinh và sauđó thì liệu việc giáo dục của giáo viên có đạt hiệu quả tốt hay không? Việc vận dụngnhững lý luận tâm lý học, giáo dục học vào những tình huống thực tiễn là một điều hếtsức cần thiết đối với chúng tôi. Chuẩn bị một vài tình huống và cách ứng xử các tìnhhuống nhằm làm cho mối quan hệ Thầy – Trò ngày càng tốt đẹp và để khỏi phải bối rốikhi có tình huống xảy ra với mình là lý do tại sao tôi chọn đề tài này.II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:Vận dụng lý luận vào việc ứng xử các tình huống sư phạm ở lớp 5D trường Tiểu họcHiền An III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:1. Tìm hiểu thực trạng các loại tình huống thường gặp ở lớp 5C, 5D trường Tiểu họcHiền An và tìm giải pháp tốt nhất đối với các tình huống đó.2. Một số đề xuất để giải quyết các tình huống sư phạm được tốt hơn.* Thời gian nghiên cứu:Năm học 2009 – 2010IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:- Tham khảo các tài liệu, văn bản có liên quan hằm tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đềcần nghiên cứu.- Quan sát, trò chuyện nhằm thu thập các tình huống.- Phân loại tình huống.- Luyện tập kỹ năng, kỹ xảo ứng xử.NỘI DUNGI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:1. Năng lực đối xử khéo léo sư phạm:Giáo dục và dạy học là vấn đề luôn luôn được nâng cao và phát triển, ta có thể coi đólà một hiện tượng.Hiện tượng giáo dục tức là thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm và tích luỹđược trong quá trình giáo dục và giảng dạy cho các thế hệ đi sau sự truyền đạt và lĩnhhội những tri thức, kinh nghiệm đã được tích luỹ là những vấn đề cơ bản của giáo dụcvới tư cách là một hiện tượng xã hội.Một xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có giáo dục và đào tạo, đó là điều tấtyếu, đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội, trong đó thế hệ đi sau phải học hỏi, chiếm lĩnhđược kinh nghiệm mà thế hệ đi trước đã tích luỹ và truyền lại, thế hệ đi sau phải tiếp tụcbổ sung để làm phong phú và hoàn thiện kho tàng trí thức.Là một giáo viên ai cũng muốn hoạt động giáo dục của mình có hiệu quả. Thế nhưngđiều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan và chủ quan thamgia vào quá trình giáo dục. Học sinh là một trong những nhân tố quan trọng của quátrình giáo dục.Học sinh tiểu học vẫn chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý cũng như nhân cáchcủa mình. Vì vậy, trong quá trình giáo dục đòi hỏi người thầy phải nắm thật vững đặcđiểm tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này, phải hiểu được những điều đang diễn ra trongtâm hồn các em.Vấn đề chủ yếu trong sự khéo léo đối xử sư phạm là kỹ năng tìm ra những phươngthức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn nhữngnhiệm vụ sư phạm phù hợp với những đặc điểm và khả năng của học sinh trong từngtình huống cụ thể.Những năng lực đối xử khéo láo sư phạm mà người giáo viên cần lưu ý, đó là:+ Sự thống nhất giữa tình thương yêu có lý của giáo viên đối với học sinh và nhữnghình thức đối xử hoàn thiện về mặt sư phạm.+ Sự thống nhất giữa việc tôn trọng nhân cách học sinh và tính yêu cầu cao có cơ sởvề mặc sư phạm.+ Sự thống nhất giữa niềm tin và sự kiểm tra sư phạm.+ Sự cân bằng giữa ý chí khi giao tiếp kết hợp tính giản dị, tự nhiên, và có thiện chícủa những hình thức đối xử.Ngoài ra, trong thực tiễn hoạt động sư phạm, người thầy giáo cần phải biểu hiện sựnhạy bén về mức độ sử dụng các động tác sư phạm [ như khuyến khích, trách phạt, ],những động tác này quá lời, quá mức thì có thể dẫn đến “ Phản sư phạm”.Giáo viên phải nhanh chóng xác định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biệnpháp thích hợp để xử lý.Phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóngvội và thô bạo.Biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết tốt những vấn đề phức tạp đặt ratrong công tác dạy học và giáo dục. Người thầy giáo phải biết quan tâm đến học sinh.Tóm lại. muốn đạt hiệu quả khi giảng dạy, người giáo viên không những phải chuẩnbị tốt giáo án mà còn phải nắm vững những thủ thuật để sử dụng phương pháp dạy họcmột cách hợp lý và phải dự kiến trước thái độ ứng xử của học sinh.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách học sinh tiểu học là tính hồnnhiên, là khả năng phát triển [đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học]. Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với quátrình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhậnthức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệtrong cuộc sống của các em.Đặc điểm tình cảm:Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em thường biểu hiện cảm xúc trongkhi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúcđộng, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình.Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững:Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh vàtrong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận.Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưngchưa bền vững. Đặc điểm ý chí của học sinh tiểu học:Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưađược phát triển đầy đủ.Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ còn thấp.Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sứctrẻ, đôi lúc tính bộc phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ.Đặc điểm chú ý:Ở học sinh cấp I, chú ý không chủ định còn giữ vai trò chính, sức tập trung chú ýchưa cao, chú ý chưa bền vững.Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học:Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tòi, khám phá cái mới, điều này nói lên trí tuệcủa các em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức của học sinh cấp I thiên nặng vềnhận thức cảm tính, tức là nhìn nhận sự việc, hiện tượng ngay trước mắt mình chứ chưanhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong.Ở tuổi này học tập cũng đã trở thành hoạt động chủ đạo, nhưng các em say mê họctập chưa phải vì nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu vì nhữngđộng cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹkhen, bạn mến, Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát triển nhận thức lýtính tức là phát triển những tư duy mới.Đặc điểm trí nhớ:Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điềukhiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt độngchủ đạo. Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập.Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng:Tăng cường vai trò của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớtrực quan hình tượng.Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnhsự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định.II. VẬN DỤNG VÀO VIỆC ỨNG XỬ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNGGẶP Ở LỚP 5D TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỀN ANA. Vài nét sơ lược về TrườngTiểu học Hiền AnTrường Hiền An thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.Trường có gần 24 phòng học, có 3 phòng làm việc và thư viện với đầy đủ sách chogiáo viên, học sinh và các dụng cụ dạy - học khác.Trường xây dựng tốt kế hoạch năm học và đề ra phương hướng hoạt động chủ yếutrong năm học nhằm để công tác giáo dục và giảng dạy đạt hiệu quả cao. Trường hoạtđộng có nề nếp - quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân công cho từng tổ chuyênmôn.Quan hệ giữa giáo viên và học sinh tốt, giáo viên luôn gần gũi, động viên học sinhhọc tập, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên luôn dùng những lời haylẽ phải để giáo dục các em, tạo không khí vui tươi trong giờ học và tạo ấn tượng tốt đốivới học sinh, phù hợp với xu hướng trường học thân thiện.Về giảng dạy, việc lĩnh hội tri thức của học sinh được đưa lên hàng đầu, giáo viênchuẩn bị tốt bài giảng, biết tính đến trình độ văn hoá, trình độ phát triển của học sinh vàtừ đó có phương pháp giảng dạy tốt và đạt hiệu quả cao.Trường có 06 giáo viên dạy giỏi [ thuộc huyện], và 01 giáo viên dạy giỏi [ thuộctỉnh]. Qua đó cũng cho thấy đội ngũ giáo viên đa số đều có kinh nghiệm giảng dạy, luônđược chuẩn hoá và nâng cao.Lớp 5D có sĩ số 28 học sinh/11nữ. Các em chủ yếu sống tập trung ở khu vực HiềnHoà [Tân Vinh], một số em khác sống rải rác ở Hiền Vân và Hiền An.Nói chung do hoàn cảnh gia đình nên đa số các em chưa có đầy đủ đồ dùng cũng nhưđiều kiện tốt khi đến lớp. Phụ huynh chưa có sự quan tâm, nhắc nhở nên ý thức của cácem rất kém [trong học tập và cả trong giao tiếp].B. Việc vận dụng lý luận vào giải quyết một số tình huống sư phạm ở Trường Tiểuhọc Hiền An.Lý luận là những vấn đề chung, nhưng trong thực tế thì những tình huống xảy ra rấtđa dạng, mỗi tình huống đều có cách ứng xử cụ thể khác nhau. Trong phạm vi đề tàinày,bản thân tôi nghiên cứu, phân ra 06 loại tình huống thường gặp và cách giải quyếtcác loại tình huống sư phạm như sau:1] Loại 1:Đang giảng dạy trên lớp có một nhóm học sinh mất trật tự.* Cách giải quyết loại tình huống này:- Trước hết tôi xem thử tại sao học sinh lại mất trật tự. Nếu chỉ là vô tình thì tôi cónhững biện pháp sau:+ Đổi chỗ những học sinh mất trật tự đó, việc phân tán mỏng lực lượng sẽ làm cácem giảm tối thiểu cơ hội nói chuyện và sẽ tập trung vào học.+Nếu vì một câu chuyện nào đó của một bạn trong nhóm thì tôi sẽ nhắc nhở các emhãy chú ý đến bài học, tôi nghĩ rằng ngay sau đó các em sẽ chăm chú vào bài giảng củatôi.- Nếu các em cố ý gây mất trật tự thì tôi phải tìm hiểu xem lý do tại sao và có từngcách giải quyết cụ thể khác nhau:+Nếu cố ý vì không hiểu bài thì tôi sẽ xem lại phương pháp dạy, cách truyền thụ trithức của mình để điều chỉnh kịp thời, vìcó thể các em không hiểu bài nên “bỏ qua”luôn.+ Nếu lúc đó tôi thấy mình vẫn dạy tốt, một số học sinh khác [ngoài nhóm mất trậttự] vẫn trả lời tốt câu hỏi của tôi, thì như vậy có nghĩa là những học sinh đó chỉ thích nóichuyện [mất trật tự] mà không chịu học thì tôi sẽ gọi một em trong nhóm đó và nêu mộtvài câu hỏi có liên quan đến bài học tôi vừa giảng, chắc chắn em đó sẽ không trả lờiđược câu hỏi của tôi, còn nếu trả lời được thì tôi cũng sẽ nhắc nhở [chung cho cả nhóm]:“Các em học tập như vậy sẽ không tiếp thu được bài mới và khó làm tốt bài tập,nếu cácem cứ liên tục như vậy thì kết quả học tập của các em sẽ không tốt và cô nghĩ đó khôngphải là điều mà bố mẹ các em và cô mong đợi. Vì vậy các em hãy cố gắng lên, em nàokhông hiểu bài thì cứ theo dõi rồi cuối giờ cô sẽ giảng lại”.* Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống 1:- Ở đây đối tượng dạy học của tôi là học sinh tiểu học, vì vậy nếu có gây mất trật tựthì đó cũng chỉ là vô tình chứ chưa phải là cố ý. Các em ở lứa tuổi này còn rất sợ giáoviên và sự mất trật tự đó chỉ là hiếu động nhất thời, vì vậy giáo viên “ chú ý” nhiều đếnhọc sinh thì các em sẽ nghiêm túc ngay.Học sinh tiểu học chú ý chưa bền vững, sức tập trung chú ý chưa cao. Tính kiềm chế của các em còn kém. Vì vậy khi gặp tình huống này giáo viên trướchết phải thể hiện sự tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời phải có yêu cầu cao đối vớicác em.Tôi nghĩ rằng với lứa tuổi này [ tiểu học], dù các em có vô tình hay cố ý thì tôi cũngsẽ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để nhắc nhở, động viên các em và tuyệt đối không dùngnhững cử chỉ, hành động hay những lời nói nặng nề đối với học sinh, bởi điều đó làmcho các em cảm thấy xúc phạm và sẽ có phản ứng không tốt.2] Loại 2: Một số học sinh cố ý coi thường mình* Cách giải quyết tình huống loại 2.Học sinh đã ‘cố ý” coi thường mình, thì với tôi, trước tiên tôi sẽ đặt câu hỏi tại sao?Phẩm chất là thành phần cơ bản của nhân cách người giáo viên, vì vậy tôi sẽ tìm hiểunguyên nhân tại sao để có hướng giải quyết tốt.- Nếu như sự coi thường đó xuất phát từ người giáo viên thì lúc đó tôi phải xem xétlại bản thân mình và tự hỏi: Tại sao học sinh lại coi thường mình? Có thể vì tôi làm mộtviệc gì đó mà học sinh không thích, hay có thể tôi đã sai hứa với học sinh, từ đó làm chohọc sinh có ấn tượng không tốt với mình, Nếu vậy tôi sẽ xin lỗi và sẽ sữa chữa nhữngsai sót của mình- Nếu thấy mình không có gì để học sinh phải xem thường thì nhân dịp nào đó tôi sẽtrao đổi, tâm tình và tỏ ra thân thiện với học sinh và nó sẽ có những tác động tâm lý đếnhọc sinh.Học sinh ở lứa tuổi này rất bướng, vì vậy có thể khi hỏi chuyện em đó sẽ trả lời mộtcách miễn cưỡng hoặc không nói chuyện với tôi, bởi vậy những ngày tiếp theo tôi sẽ duytrì sự tiếp xúc đó, luôn gần gủi học sinh để các em hiểu mình hơn, đồng thời tôi cũng sẽtìm ra lý do tại sao em đó lại có thái độ như vậy.- Nếu mọi cố gắng của tôi đều không đạt kết quả thì còn một cách duy nhất là kiên trìtheo dõi, gần gũi với học sinh. Thông thường tôi sẽ uốn nắn học sinh đó ngay lúc màhọc sinh đó cố tình vi phạm.* Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống loại hai:Ở bậc tiểu học, các em thường xem giáo viên như là linh hồn của mình, cho nên mọicử chỉ, lời nói của giáo viên đều được các em quan tâm, trong quá trình đó dù giáo viêncó mắc một lỗi gì dù nhỏ cũng đều có ấn tượng không tốt đối với các em.Giáo viên khi gặp tình huống này trước hết phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí họcsinh xem thử học sinh đang nghĩ gì để có cách xử lý tốt nhất.Vì là học sinh cấp I nên sự đồng cảm giữa giáo viên và học sinh là vô cùng quantrọng, giáo viên phải biết xác định vị trí của mình trong quá trình giao tiếp để hiểu rõhọc sinh. Các em ở tuổi này thường rất bướng bỉnh, cho nên giáo viên phải thực sự hiểurõ về tâm lý các em thì các em sẽ quên đi dấu ấn không tốt về người thầy của mình, vìcác em khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình nên có thể sự coi thường đó chỉlà bộc phát.Đây là học sinh cấp I nên giáo viên phải xử lý thế nào để lần sau học sinh đó khôngcòn coi thường mình nữa. Giáo viên có thể kết hợp với gia đình để có sự uốn nắn kịpthời.Tất nhiên kết quả của sự tác động phụ thuộc vào thái độ tình cảm của người giáoviên, giáo viên không nên có những lời lẽ phê phán một cách nặng nề bởi điều đó sẽmang lại kết quả không tốt và lâu dần sẽ tích luỹ trong học sinh sự phản kháng, điều đósẽ bất lợi đối với giáo viên trong việc giáo dục và dạy học.3] Loại 3:Hai học sinh trong lớp mình chủ nhiệm có bất đồng cần giải quyết.* Cách giải quyết chung của loại tình huống này:Việc tôi làm đầu tiên là gặp riêng hai em đó và hỏi nguyên nhân của sự bất đồng củahai em, sau đó tôi sẽ có cách xử lý tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân. Ở lứa tuổi nàythuờng hay có những bất đồng như:- Trong lúc chơi [ nhảy dây, kéo co…] nhưng do sự bực tức vì hơn thua hay có mộtbạn không trung thực trong khi chơi. Nếu là như vậy thì tôi sẽ gọi riêng hai học sinh đểtrao đổi, phân tích cho các em thấy được cái đúng, cái sai của mình và sau đó tôi sẽ hoàgiải cho hai em và khuyên hai em bỏ qua mọi chuyện và trở thành bạn tốt của nhau.Ở đây tôi chỉ giải quyết riêng giữa hai em chứ không đưa ra trước lớp, vì đây là lớptiểu học nên có thể các em sẽ bị bạn bè trêu chọc, điều đó không hay cho các em.- Nếu bất đồng vì lý do như: Dành nhau quyển sách, truyện, rồi dẫn đến đánh nhauthì lúc này tôi sẽ đưa vào xử lý trước lớp để phân tích cho cả lớp nói chung và hai emhọc sinh đó nói riêng để các em nhìn nhận được cái sai, đúng và cho hai em đó tự hứatrước lớp.Sau cùng tôi sẽ kể cho cả lớp nghe về những tấm gương tốt về tình bạn.* Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống loại 3:Ở tuổi này ý thức tập thể của các em chưa cao. Các em thường hay kiện nhau dù làviệc nhỏ nhất, thế nhưng các em cũng rất nhanh quên. Học sinh tiểu học là tuổi nhiềucảm xúc, trong mỗi em đều đang hình thành những tình cảm mới, vì vậy tình bạn chưabền vững, các em thường hay thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng.Ở đây tôi chỉ giải quyết cá nhân giữa hai em hay có thể đưa ra trước lớp, bởi vì ở lứatuổi này các em sẽ nhanh quên nên tôi chỉ xử sự như vậy để các em hiểu được sự việc vàthoả mãn được bất đồng của mình, đồng thời để các em hiểu được bạn mình hơn và cómối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Vì vậy mà tôi chỉ dùng uy tín để giáo dục học sinh.4] Loại 4:Bạn không tìm được câu trả lời chính xác đối với câu hỏi của học sinh [ Trong khigiảng dạy trên lớp].* Cách giải quyết chung của loại tình huống này:Ở lứa tuổi tiểu học, các em thường hay có những thắc mắc và nảy sinh ra những câuhỏi nhiều khi không nằm trong dự kiến bài học:Có thể tôi sẽ gọi vài em học sinh giỏi trong lớp trả lời câu hỏi và nếu thấy đã tìm racâu trả lời chính xác thì tôi sẽ bổ sung ý của tôi vào để có câu trả lời hoàn chỉnh, chínhxác và logic, có sức thuyết phục.Còn nếu không có học sinh nào trả lời được và bản thân tôi cũng cảm thấy chưa trảlời được chính xác thì tôi sẽ nói:“ Câu hỏi này thật hay, cô chưa muốn giải đáp ngay bây giờ, mà các em hãy coi nhưđây là một bài tập về nhà và hãy tìm hiểu để tìm ra câu trả lời. Em nào có câu trả lờiđúng và hay nhất cô sẽ ghi điểm tốt”.* Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống loại 4:Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tòi, muốn khám phá cái mới vì lúc này trí tuệcác em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức được nhiều vấn đề, vì vậy có thểđưa ra những câu hỏi “ hóc búa” mà nhiều giáo viên cũng phải lúng túng. Mặc dù khôngtrả lời được câu hỏi nhưng tôi cũng sẽ không thể hiện để các em biết mình không trả lờiđược câu hỏi của học sinh mà chỉ nói với các em “ Xem đây như là bài tập”, nếu các embiết được giáo viên không trả lời được câu hỏi của mình thì sẽ gây cho các em cảm giáchụt hẫng, và dần dần sẽ làm cho các em mất lòng tin, điều đó dẫn đến sự khó khăn trongquá trình giáo dục của giáo viên.5] Loại 5:Trong giờ chữa bài tập học sinh đã phát hiện ra sai sót của giáo viên.* Cách giải quyết chung của tình huống này:Một số người cho rằng nếu gặp tình huống này giáo viên chỉ cần lên bảng sửa lại đápsố bài toán và kèm theo một câu xin lỗi học sinh là được.Nhưng với tôi, tôi không đồng ý với cách giải quyết như vậy và tôi sẽ ứng xử như sau:Lúc đó tôi sẽ nói: ‘À, đúng rồi, bài toán này cô cố ý làm sai đáp số nhưng mà chỉ có bạnA phát hiện ra, cô làm như vậy để xem các em có thật vững khi làm toán không. Côkhen bạn A đã phát hiện nhanh, như vậy bạn A đã nắm vững bài học, thế là rất tốt, cô đềnghị cả lớp cho một tràng vỗ tay để biểu dương bạn A. Các em khác khi làm bài nhớ cẩnthận chứ không phải chỉ chép theo bảng nhé!”.* Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống này:Bởi vì ở độ tuổi này nhân cách học sinh đang phát triển, khả năng lĩnh hội tâm lý họcđược hình thành đồng thời học sinh coi giáo viên như là linh hồn, là thần tượng củamình, nhất cử nhất động của giáo viên đều được học sinh ‘quan tâm” theo dõi, nên nếugiáo viên chỉ sữa sai đáp số bài toán và xin lỗi có lẽ không thuyết phục học sinh cholắm. Vì vậy mà giáo viên cần phải biết linh hoạt và nhanh chóng biến tình huống nàythành cái chủ động cho mình, sau đó là giải thích cho học sinh hiểu tại sao lại viết saiđáp số.Ở tuổi này các em rất nhạy bén, nếu giáo viên chỉ sữa chữa như một số người đã làmthì tôi e rằng học sinh sẽ nghĩ: Cô còn sai nữa là. Và học sinh sẽ không “tâm phục khẩuphục giáo viên”. 6] Loại 6: Một học sinh trong lớp bị mất cắp dụng cụ học tập.* Cách giải quyết chung:Thật sự đây là một tình huống khó xử đối với bất kì một giáo viên nào, và tôi đã xử sựnhư sau:Trước hết tôi nói: “em nào đã thu cây bút của bạn B thì cuối giờ đưa cho cô để cô trảlại cho bạn”. Ở đây tôi chỉ bảo em học sinh đưa cho tôi bởi vì tôi nghĩ nếu em này trả lạitrực tiếp cho em học sinh bị mất bút [ dụng cụ học sinh] thì cả em bị mất bút và các bạntrong lớp sẽ nghĩ không tốt về bạn mình và em này sẽ bị các bạn nghĩ xấu, điều đó ảnhhưởng đến tâm lý của học sinh.Nếu kết quả là chẳng có em nào nhận là mình thu cả, vì vậy việc tôi làm tiếp theo là tôinói với cả lớp: Nếu không có em nào thu cây bút của bạn thì cô giao việc này cho Bancán sự lớp làm và việc của ban cán sự lớp là các em làm sao phải tìm ra cây bút cho bạnB. Và ngay ngày hôm đó em B đã nhận lại được cây bút của mình.* Cơ sở lý luận khi giải quyết tình huống này:Ở đây, tôi đã không sử dụng cách khám xét cặp của các em, bởi vì các em [ lớp 3,4,5]đã biết nhìn nhận được sự việc, nếu tôi làm như vậy các em sẽ nghĩ rằng tôi “ nghi” chocác em, như vậy có nghĩa là tôi tự đánh mất niềm tin của các em đối với mình.Sau khi em B nhận lại được cây bút, tôi đã nói với cả lớp: “lấy nhầm bút [ hay cái gìkhác] của bạn là không tốt, nhưng các em đã nhận thấy cái sai của mình để trả lại chobạn là một việc làm đáng khen. Cô hy vọng sau sự việc này, lớp chúng ta sẽ không có aimắc phải sai lầm nữa”.Sỡ dĩ tôi làm như vậy là vì các em đang ở trong độ tuổi hình thành và phát triển nhâncách, hình thành những thói quen và hành vi cuộc sống. Vì vậy, nếu giáo viên “bỏ qua”chuyện này thì các em sẽ có ý nghĩ cho rằng hành vi đó không phải là xấu, điều đó rất cóhại cho các em. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤTI. KẾT LUẬN.Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Ứng xửvới học sinh cũng là một nghệ thuật, người giáo viên phải hiểu được tâm lý của học sinh,đặc điểm và hoàn cảnh của học sinh. Không những thế giáo viên phải linh hoạt với mỗitình huống xảy ra và cách ứng xử phải mang tính khoa học, tính thuyết phục và tính giáodục cao. Và dù có phải gặp tình huống nào đi nữa thì điều đầu tiên được đặt ra với ngườigiáo viên là phải có lòng yêu nghề mến trẻ và sự khéo léo, đồng thời phải biết bình tĩnhsuy xét mọi sự việc để tìm ra hướng giải quyết hợp lý, hợp tình. Bên cạnh đó, người giáoviên cũng cần tránh những áp đặt, tránh những lời lẽ hay hành động nặng nề, tránh nóngvội để xảy ra những sai lầm khônng đáng có khi xử lý tình huống.Tóm lại, tài ứng xử sư phạm không gì khác hơn là một bộ phận của nghệ thuật sưphạm. Cho nên, cơ sở hình thành nên nó cũng là do lương tâm nghề nghiệp, niềm tin yêuvà lòng tôn trọng người mà mình dạy dỗ, tinh thông nghề nghiệp.II. ĐỀ XUẤT:* Để vận dụng có hiệu quả trong các tình huống ứng xử sư phạm, nhà sư phạm cầnphải:+ Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác.+ Hiểu được đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, trình độ phát triển nhân cách của mỗi họcsinh và tập thể.+Tôn trọng các em, công bằng với các em và luôn có yêu cầu cao đối với các em.+ Nắm bắt kịp thời những tình huống sư phạm và có cách ứng xử hợp lý.+ Phải luôn tìm tòi, học hỏi, rèn luyện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện cácphẩm chất ý chí.* Với nhà trường:+ Tổ chức nhiều buổi toạ đàm để nhằm trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.+ Tổ chức thường xuyên các cuộc thi ứng xử khéo léo sư phạm. Hiền An, tháng 1 năm 2011 Người thực hiện NguyÔn ThÞ Thu Thanh Ý kiến của Hội đồng Khoa học nhà trường……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….Ý kiến của Hội đồng Khoa học Phòng Giáo dục- Đào tạo ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Video liên quan

Chủ Đề