Các trường hợp phải định giá tài sản

Định giá tài sản góp vốn là một trong những công việc hết sức quan trọng. Theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn có thể là: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng hay giá trị quyền sử dụng đất…… có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Vậy việc định giá tài sản góp vốn được thực hiện ra sao? Và ai là người có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết sau để có thể hiểu rõ hơn nội dung định giá tài sản góp vốn vào công ty.

Các trường hợp cần định giá tài sản góp vốn

Cá nhân và tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng những tài sản như: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,  giá trị quyền sử dụng đất, vàng, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam [được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp số68/2014]

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn không  cần phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng phải được các thành viên và cổ đông sáng lập hoặc các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn được thể hiện thành đồng Việt Nam.

Như vậy, các tài sản góp vốn không phải đồng Việt Nam như ngoại tệ tự chuyển đổi, vàng cần phải được định giá khi góp vốn.

Chủ thể định giá tài sản góp vốn

Các chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn bao gồm:

  • Thành viên và cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;
  • Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn cần phải được đa số các thành viên và cổ đông sáng lập chấp thuận.

Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

  • Chủ sở hữu và Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; Hội đồng quản trị Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và người góp vốn thỏa thuận định giá;
  • Tổ chức việc thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn cần phải được người góp vốn, đồng thời doanh nghiệp chấp thuận.

Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn
  • Đối với Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh: do những thành viên của công ty định giá tài sản góp vốn
  • Đối với Công ty cổ phần: do những cổ đông sáng lập định giá tài sản góp vốn

Ngoài ra, các công ty có thể yêu cầu tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp về định giá tài sản góp vốn. Một số tổ chức về thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay: Công ty TNHH kiểm toán, định giá Quốc tế; Công ty cổ phần thẩm định giá Tây Đô, Công ty TNHH kiểm toán và định giá Vạn An – Hà Nội….

Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc có thể do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn thì giá trị tài sản góp vốn cần được đa số các thành viên và cổ đông sáng lập chấp thuận.

Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, khi có nhu cầu về tăng vốn điều lệ, những thành viên của công ty có thể góp thêm tài sản để tăng vốn và việc định giá tải sản góp vốn do:

  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, cũng như người góp vốn thỏa thuận định giá;
  • Hoặc một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và các trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn thì giá trị tài sản góp vốn cần được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận;
  • Chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, người góp vốn thỏa thuận định giá.

Trách nhiệm về việc định giá tài sản

Trường hợp khi thành lập công ty: tài sản góp vốn cần được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên và cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá, đồng thời giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; cũng như liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Trường hợp trong các quá trình hoạt động: tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm cần góp vốn thì chủ sở hữu, người góp vốn, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng  với số chênh lệch giữa giá trị được định giá, giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

XEM THÊM: Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất

TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Trên đây là toàn bộ nội dung về định giá tài sản góp vốn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Các quy định liên quan đến định giá tài sản và trách nhiệm do định giá sai [luật doanh nghiệp 2020]

Luật doanh nghiệp 2020 cho phép doanh nghiệp cho phép thành viên góp vốn bằng tài sản: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Do phần vốn góp hay cổ phần phải thể hiện bằng đồng việt nam để ghi nhận trong vốn điều lệ nên những tài sản góp vốn không bằng đồng Việt nam đều phải được định giá theo quy định.

- Cơ sở pháp lý:

+ Luật doanh nghiệp 2020;

+ Luật Giá 2012 sửa đổi, bổ sung 2014;

+ Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

- Nội dung:

1. Định giá tài sản

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020, việc định giá tài sản sẽ được chia ra thực hiện ở hai thời điểm [1] tại thời điểm thành lập; [2] trong quá trình hoạt động

- Tại thời điểm thành lập. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

So với quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 việc định giá của các thành viên, cổ đông sáng lập được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí, cụm từ “nguyên tắc nhất trí” không xác định được nhất trí theo tỷ lệ nào [đa số hay ¾ hay ½] rất dễ dẫn đến tranh cãi.

Nay Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận” nên chúng chúng ta có thể hiểu việc đồng thuận ở đây là 100%.

- Trong quá trình hoạt động. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

2. Trách nhiệm do định giá sai

Trước khi xác định những trách nhiệm nào đối với cá nhân, tô chức định giá sai phải chịu thì cần xác định những chủ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi việc định giá sai đó là:

[1] Thành viên, cổ đông không tham gia định giá đó có thể cổ đông không tham gia định giá hoặc đó có thể là thành viên/cổ đông trong tỷ lệ còn lại [ít hơn 50%] tại thời điểm thành lập khi lựa chọn việc định giá tài sản góp vốn thông qua tổ chức định giá.

[2] Chủ nợ

[3] Bên thứ ba bị thiệt hại bởi việc định giá sai

Chủ thể phải chịu trách nhiệm cho việc định giá sai đó có thể là:

[1] Thành viên, cổ đông. Tại thời điểm thành lập trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế [Khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020].

Tương tự trong quá trình hoạt động trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế [Khoản 3 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020].

[2] Tổ chức thẩm định giá. Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020 thì trách nhiệm liên đới bồi thường cùng với thành viên, cổ đông không được đề cập đến mà trách nhiệm bồi thường chỉ có người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần phải chịu. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2020 không quy định trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá nhưng về nguyên tắc có phát sinh thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật gây ra thì phải chịu trách nhiệm về dân sự, hành chính, hình sự tương ứng với mức độ hành vi.

Trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá sẽ được xem xét trong hợp đồng thẩm định giá và Luật giá cùng các quy định pháp luật có liên quan theo đó điểm đ khoản 2 Điều 42 Luật giá quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá: “Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá”.

Bên cạnh trách nhiệm dân sự thì một số chế tài hành chính áp dụng đối với tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá theo Điều 18, Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

*Đối với doanh nghiệp thẩm định giá: “Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá trừ trường hợp dưới đây.

Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá.”

Ngoài hình phạt chính doanh nghiệp thẩm định giá còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.

*Đối với thẩm định viên về giá: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

b] Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước có thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính [nếu có] đối với hành vi vi phạm.

Trên đây là nội dung trao đổi của chúng tôi liên quan đến chủ đề định giá tài sản góp vốn.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN – Hotline: 09 7117 4040

Video liên quan

Chủ Đề