Cách bao nhiêu ngày thì gội đầu

Không nên gội đầu sau khi uốn tóc các loại hóa chất tạo kiểu, tạo màu chưa kịp thấm sâu vào tóc có thể bị rửa trôi ngay lập tức vì vậy bạn chỉ được gội đầu sau 3 ngày uốn tóc

  • Nhuộm tóc màu nào giúp da sáng hơn?
  • Nhuộm tóc màu nào hợp với da ngăm?

Dù sử dụng kỹ thuật cao cấp đến đâu, thì quá trình nhuộm màu và tạo kiểu vẫn luôn gây ra những hư tổn nhất định cho tóc do tác động của nhiệt độ và hóa chất.

Vậy làm thế nào để các quý cô xinh đẹp có thể giữ được mái tóc khỏe mạnh mà vẫn được tự do tạo dấu ấn riêng cho mái tóc của mình? Những điểm lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc tóc để giảm thiểu các tác hại tiêu cực của quá trình uốn, nhuộm, đồng thời giữ màu tóc và nếp xoăn bền và đẹp hơn.

Không nên gội đầu sau khi uốn tóc

Đây là nguyên tắc bất di bất dịch cho tóc vừa được tạo kiểu. Nếu bạn gội đầu ngay sau khi vừa uốn tóc hoặc nhuộm, các loại hóa chất tạo kiểu, tạo màu chưa kịp thấm sâu vào tóc có thể bị rửa trôi ngay lập tức. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không được gội đầu trong vòng 24h kể từ khi uốn – nhuộm, nếu không mái tóc của bạn sẽ trở về hình dáng và màu sắc ban đầu, hoặc tệ hơn là một kiểu lai tạp dở chừng rất khó chấp nhận.

Sau khi uốn tóc 3 ngày, bạn tuyệt đối không nên gội đầu để tránh làm mất nếp của mái tóc. Thời gian này đủ để những nếp tóc định hình và lưu giữ lâu hơn. Hơn thế, gội đầu sẽ rửa trôi đi một phần thuốc giữ nếp tóc và khiến tóc nhanh mất nếp.

Không nên gội đầu quá thường xuyên cho tóc uốn

Nếu bạn có thói quen gội đầu hàng ngày, tốt nhất bạn nên tập từ bỏ thói quen này nếu đã quyết định uốn – nhuộm. Bởi lẽ, chính lượng dầu tự nhiên mà da đầu tiết ra hàng ngày sẽ giúp dưỡng ẩm cho mái tóc của bạn. Nếu gội đầu hàng ngày, lượng dầu này sẽ không đủ để cung cấp cho tóc, làm khô tóc và thậm chí gội quá thường xuyên sẽ khiến màu tóc nhanh phai và lọn tóc nhanh duỗi. Tốt nhất, bạn nên gội khoảng 2-3 lần mỗi tuần và sử dụng dầu gội dịu nhẹ, chuyên biệt cho tóc đã xử lý hóa chất để giảm thiểu hư tổn.

Đọc ngay:  Kem trị nám Haku của Nhật có tốt không?

Dùng kem xả đều đặn cho tóc uốn

Kem xả là một sản phẩm cần thiết để cung cấp độ ẩm và phục hồi các hư tổn cho tóc. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng đúng loại kem xả dành cho tóc vừa được tạo kiểu, vì nếu dùng sai, kem xả sẽ khiến tóc nhanh chóng bị duỗi. Tốt nhất, bạn nên dùng các dòng sản phẩm chuyên biệt, dịu nhẹ đối với tóc hư tổn. Bạn cũng không nên quá tham lam mà thoa quá nhiều dầu xả lên tóc, chỉ một lượng vừa đủ sẽ khiến tóc hấp thu tốt và tạo tác động dưỡng và bảo vệ phù hợp cho tóc, không ảnh hưởng đến độ xoăn hay màu nhuộm của tóc.

Bí quyết chăm sóc tóc xoăn bằng dầu dừa đúng cách

Có lẽ không cần phải nói đến độ hot của tóc xoăn nữa. 2 năm trở lại đây, tóc xoăn gần như đã thống trị và phủ khắp Việt Nam. Đi trên đường phố, bạn dễ dàng thấy hầu hết chị em đều làm tóc xoăn. Từ xoăn dài bồng bềnh, xoăn lọn, xoăn nhẹ, xoăn gợn sóng, xoăn đuôi, xoăn ngắn, xoăn xù,…

Thế nhưng, việc chăm sóc tóc xoăn khó hơn những kiểu tóc khác. Vì ngoài việc giữ cho tóc mềm mượt, không bị khô xơ, hư tổn thì bạn còn phải giữ được nếp và những sóng tóc như khi mới làm.

Nhiều người nói cứ phải đến salon làm tóc để gội, sấy, hấp thì tóc mới đẹp, chứ tự gội thì không thể giữ được mái tóc như ý.

Đọc ngay:  Cách giữ màu tóc nhuộm được lâu cực hay tại nhà

Tuy nhiên, với cách chăm sóc tóc xoăn dưới đây đã đủ giúp bạn có mái tóc xoăn mềm mượt và sóng lọn như được chăm sóc tại salon vậy.

Không chỉ giúp dưỡng ẩm cho da đầu để kích thích tóc mọc nhanh và dài hơn, dầu dừa còn có tác dụng chống oxy hóa làm cho tóc của bạn luôn được bóng mượt, mọc dày hơn và giảm hẳn hiện tượng rụng tóc trong 1 thời gian ngắn với việc chăm sóc tóc. Dầu dừa có khả năng thâm nhập vào tóc tốt và ngăn ngừa sự giảm thiểu các phân tử protein – một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tóc rụng và chẻ ngọn. Hấp tóc bẳng dầu dừa là một trong những phương pháp giúp phục hồi tóc hư tổn cũng như là đem lại một mái tóc bóng mượt hiệu quả nhất.

  • Bước 1: Bạn chiết dầu dừa ra một chiếc cốc nhỏ với lượng vừa đủ cho mái tóc, có thể là 3-4 thìa cà phê, tùy mái tóc bạn dài hay ngắn, dày hay mỏng mà lấy lượng dầu cho phù hợp. Hâm nóng dầu trong vòng 30′ để dầu có thể thấm đều vào mái tóc hơn.
  • Bước 2: Bạn phải gội đầu cho sạch, hong khô tóc nhưng nên để tóc còn hơi ẩm một chút để các dưỡng chất có thể thấm sâu hơn vào chân tóc.
  • Bước 3: Thoa đều dầu dừa lên mái tóc và massage da đầu thật kỹ, hoặc bôi dầu dừa lên lược, chải tóc cho dầu dừa thấm vào chân tóc và da đầu. Sau đó dùng chụp tóc ủ trong vòng 1 tiếng đồng hồ rồi gội lại với dầu gội bình thường.

Đọc ngay:  4mặt nạ ủ tóc từ thiên nhiên tốt, đáng dùng nhất hiện nay

Một số lưu ý khi chăm sóc tóc xoăn bằng dầu dừa

– Dầu dừa đặc biệt hợp với tóc khô và xơ. Với tóc dầu, bạn sẽ phải gội đầu kỹ hơn hoặc pha thêm nước cốt chanh và dầu dừa theo tỉ lệ 1:2

– Khi gội đầu phải xoa kỹ chân tóc cho sạch dầu dừa, tránh cho chân tóc không bị bít lại, tóc rít và càng dễ rụng hơn.

– Không nên sử dụng dầu xả ở lần gội đầu trước khi thoa mặt nạ dưỡng tóc bởi dưỡng chất từ dầu xả bao bọc sợi tóc sẽ làm giảm hiệu quả của mặt nạ.

– Không nên sử dụng mặt nạ dưỡng tóc hơn 1 lần 1tuần vì dưỡng chất trong mặt nạ có thể khiến tóc bạn bị dầu và gàu.

– Sau khi gội đầu không nên chà xát tóc bằng khăn bông hoặc sử dụng máy sấy hoặc nếu có sử dụng cũng nên để ở chế độ gió hoặc chế độ ít nóng hơn để tránh làm tóc khô và hư tổn.

Từ khóa

  • Uon toc bao nhieu ngay thi nen goi
  • cach cham soc toc uon dung cach
  • Huong dan cham soc toc uon vao nep

Posted in: Chăm sóc tóc, Làm đẹp

Gội đầu với số lần phù hợp giúp tóc phát triển khỏe mạnh, giảm tình trạng hư tổn.

Các nhà tạo mẫu tóc thường nhận được câu hỏi "Tôi nên gội đầu bao lâu một lần?". Chuyên gia về tóc Erinn Courtney ở Los Angeles, Mỹ cho biết: "Gội đầu không phải là quy trình chung cho tất cả. Tóc của chúng ta không được tạo ra giống nhau, đồng thời cần chăm sóc với quy trình khác nhau".

Cách gội đầu và lựa chọn sản phẩm dầu gội phụ thuộc vào tình trạng da đầu và loại tóc của mỗi người. Ảnh: Vogue.

Tần suất gội đầu dựa trên loại tóc

Theo Good Housekeeping, việc gội đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của tóc. Nó làm giảm sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn, cũng như ngừa viêm da có thể ảnh hưởng tiêu cực đến da đầu. Không làm sạch tóc dẫn đến các vấn đề khô, rối và cuối cùng là rụng tóc.

Khi tóc và da đầu khỏe mạnh, tóc sẽ phát triển và mọc nhanh.

Chờ đợi quá lâu giữa mỗi lần gội khiến lỗ chân lông trên da đầu bị tắc nghẽn. Từ đó, tóc không thể phát triển với tốc độ như mong muốn. Mặt khác, gội đầu quá nhiều sẽ gây tổn hại đến lớp dầu tự nhiên trên da đầu. Tóc trở nên xơ xác, kém sức sống và dễ gãy rụng.

Có nên gội đầu hàng ngày hay không phụ thuộc vào loại tóc của bạn.

Gội đầu đúng cách giúp tóc phát triển khỏe mạnh, hạn chế gãy rụng. Ảnh: Homehealthbeauty.

Với người có mái tóc dầu, gội đầu hàng ngày giúp loại bỏ tình trạng bết dính, dầu thừa lưu lại trên tóc. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm dầu gội không chứa thành phần tẩy rửa khắc nghiệt nhằm không ảnh hưởng tiêu cực đến da đầu.

Còn người có tóc khô và dễ hư tổn, hãy gội đầu cách 2-3 ngày một lần, đồng thời sử dụng nước sạch để rửa tóc. Không gội đầu thường xuyên vì dễ làm mất đi độ ẩm, khiến tóc trở nên khô và hư tổn nhiều hơn.

Tóc xoăn nên ít gội hơn so với tóc thẳng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát tình trạng da đầu của mình. Nếu cảm thấy ngứa, nhờn rít hoặc xuất hiện mùi khó chịu, đó là thời điểm thích hợp để gội đầu.

Những sản phẩm như dầu gội khô giúp giảm dầu và tình trạng bết trên tóc. Tuy vậy, bạn vẫn cần gội đầu với nước để ngăn ngừa gàu, kích ứng da đầu, tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn và thậm chí là rụng tóc.

Chọn dầu gội đầu thích hợp

Nếu da đầu và tóc dễ nhờn rít, hãy tránh các loại dầu gội có tác dụng cấp nước, dưỡng ẩm, làm mềm mượt hoặc được thiết kế cho tóc xoăn. Những dầu gội này thường bổ sung rất nhiều độ ẩm cho da đầu vốn đã nhờn của bạn. Thay vào đó, tìm loại dầu gội hướng đến tác dụng cân bằng, kiểm soát dầu.

Dầu gội có tác dụng thanh lọc cũng giúp ích cho tình trạng da đầu nhờn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sản phẩm vì nó làm da đầu dễ bị khô. Da đầu khô sẽ kích thích tiết dầu và bã nhờn nhiều hơn.

Mỗi lần gội đầu, dành thời gian để dầu gội thấm vào da đầu nhằm phân hủy dầu thừa, loại bỏ bụi bẩn cùng tế bào chết.

Không nên dùng dầu gội đầu chứa nhiều chất tẩy rửa khắc nghiệt, hương liệu, đồng thời chăm sóc tóc bằng serum, kem ủ để tóc phát triển khỏe mạnh, bóng mượt. Ảnh: Vogue.

Nếu da đầu và tóc của bạn nhanh bị khô, hãy tránh dùng các loại dầu gội tạo nhiều bọt hoặc chứa sulfate. Chúng làm tình trạng khô trở nên nghiêm trọng hơn, lấy đi độ ẩm cần thiết cũng như lớp dầu tự nhiên trên da đầu.

Tìm những dầu gội đầu có tác dụng cấp nước, bổ sung độ ẩm, làm mượt tóc nhằm duy trì độ ẩm cho da đầu. Sử dụng thêm dầu xả, dầu dưỡng tóc giúp bảo vệ da đầu không bị bong tróc, giảm khô, đồng thời cung cấp dưỡng chất thúc đẩy tóc mọc khỏe mạnh.

Nếu đang đối phó với tình trạng tóc gàu, hãy chọn dầu gội đầu thảo dược có tác dụng trị gàu được chuyên gia da liễu khuyến nghị.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vào quy trình chăm sóc tóc tại nhà một số loại mặt nạ ủ tóc bằng dầu argan, dầu olive, quả bơ, chuối… giúp khắc phục tình trạng tóc bị chẻ ngọn, khô xơ và gãy rụng. Bên cạnh đó, dưỡng chất từ các nguyên liệu thiên nhiên này còn tăng cường độ bóng mượt, chắc khỏe cho mái tóc.

Cách gội đầu giúp tóc giảm gãy rụng Chú ý một số mẹo nhỏ khi gội đầu mang đến cho bạn mái tóc chắc khỏe, bóng mượt.

Video liên quan

Chủ Đề