Cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

Hệ thống truyền lực là hệ thống có nhiệm vụ truyền mô men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của xe, giúp tạo lực đẩy để xe có thể di chuyển. Hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe gồm có: ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động [vi sai và bán trục]

Cách 1  : Phân loại theo vị trí lắp đặt động cơ

Các hộp số tự động có thể được chia thành 2 loại chính, đó là các hộp số được sử dụng trong các xe FF [động cơ ở phía trước, dẫn động bánh trước] và các xe FR [động cơ ở phía trước, dẫn động bánh sau].

Các hộp số của xe FF có một bộ dẫn động cuối cùng được lắp bên trong, còn các hộp số của xe FR thì có bộ dẫn động cuối cùng [vi sai] lắp bên ngoài. Loại hộp số tự động dùng trong xe FR được gọi là hộp truyền động.

Trong hộp số tự động đặt ngang, hộp truyền động và bộ dẫn động cuối cùng được bố trí trong cùng một vỏ hộp. Bộ dẫn động cuối cùng gồm một cặp bánh răng giảm tốc [bánh răng dẫn và bánh răng bị dẫn], và các bánh răng vi sai

Các kiểu hộp số theo vị trí lắp đặt trên xe

Cách 2 :Phân loại theo phương pháp điều khiển hộp số

a. Hộp số điều khiển điện tử [ECT]

– Bộ biến mô: Để truyền và khuyếch đại mômen do động cơ sinh ra

– Bộ truyền bánh răng hành tinh: Để chuyển số khi giảm tốc, đảo chiều, tăng tốc, và vị trí số trung gian.

– Bộ điều khiển thuỷ lực: Để điều khiển áp suất thuỷ lực sao cho bộ biến mô và bộ truyền bánh răng hành tinh hoạt động êm.

  ECU động cơ và ECT: Để điều khiển các van điện từ và bộ điều khiển thuỷ lực nhằm tạo ra điều kiện chạy xe tối ưu.

 Hộp số này sử dụng áp suất thuỷ lực để tự động chuyển số theo các tín hiệu điều khiển của ECU. ECU điều khiển các van điện từ theo tình trạng của động cơ và của xe do các bộ cảm biến xác định, do đó điều khiển áp suất thuỷ lực.

Sơ đồ bố trí các bộ phận của hộp số tự động

b.Hộp số tự động thuần thuỷ lực:

 Kết cấu của một hộp số tự động thuần thuỷ lực về cơ bản cũng tương tự như của ECT. Tuy nhiên, hộp số này điều khiển chuyển số bằng cơ học bằng cách phát hiện tốc độ xe bằng thuỷ lực thông qua van điều tốc và phát hiện độ mở bàn đạp ga từ bướm ga thông qua độ dịch chuyển của cáp bướm ga.

Cách 3 : Phân loại theo cấp tỷ số truyền của HTTL

Hệ thống truyền lực cơ khí có cấp

Hệ thống truyền lực [HTTL] cơ khí có cấp là HTTL truyền thống, được sử dụng trên những ô tô đầu tiên trong lịch sử và vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trên các loại ô tô hiện đại nhờ có ưu điểm là đơn giản và hiệu suất cao.

Hệ thống truyền lực cơ khí có các bộ phận cơ bản  như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ hệ thống truyền lực trên ô tô.

Ly hợp là bộ phận có nhiệm vụ truyền, đồng thời ngắt nối đường truyền công suất từ động cơ tới hệ thống truyền lực. Hiện nay, trên các loại ô tô sử dụng chủ yếu ly hợp ma sát cho hệ thống truyền lực cơ khí và ly hợp thủy lực[hoặc biến mô thủy lực] cho hộp số thủy cơ

Hộp số là bộ phận đảm nhiệm chức năng thay đổi tỷ số truyền trong hệ thống truyền lực. Trong đại đa số trường hợp, hộp số sử dụng trên ô tô hiện nay kiểu bánh răng. Việc thay đổi tỷ số truyền được thực hiện bằng cách thay đổi đường truyền công suất các bộ bánh răng.

Truyền động các đăng đảm bảo việc kết nối trục ra của hộp số với trục vào cầu chủ động trong trường hợp động cơ đặt xa cầu chủ động và hai trục cần liên kết không đồng trục với nhau. Trên ô tô con dẫn động cầu trước với động cơ đặt ở phía đầu xe thì không có truyền động các đăng do toàn bộ hệ thống truyền lực được bố trí cùng một khối.

Cầu chủ động là bộ phận cuối cùng  trong hệ thống truyền lực, nó truyền mô men tới các bánh xe chủ động thường có ba bộ phận chính: truyền lực chính, vi sai, các bán trục. Truyền lực chính về bản chất là bộ phận giảm tốc, có nhiệm vụ tăng tỷ số truyền cho hệ thống truyền lực. Bộ vi sai được đặt giữa hai bán trục, nhờ nó mà các bán trục có thể quay với các vận tốc khác nhau khi ô tô quay vòng hoặc chuyển động trên mặt đường gồ ghề. Các bán trục có nhiệm vụ truyền mô men tới các bánh xe chủ động. Đối với các loại ô tô được thiết kế để vận hành trong điều kiện đường xá xấu hoặc khắc nghiệt, người ta sử dụng HTTL với nhiều cầu chủ động.

Hệ thống truyền lực cơ khí vô cấp

Hệ thống truyền lực vô cấp [ Continously Variable Transmission, viết tắt là CVT] có đặc điểm là tỷ số truyền thay đổi liên tục trong vùng biến thiên của nó. Nó không có các cấp số xác định như hệ thống truyền lực có cấp. Hay có thể nói cách khác là hệ thống truyền lực này là vô số tỷ số truyền.

Sơ đồ dưới đây là đại diện  điển hình của loại truyền lực cơ khí vô cấp. Trong đó truyền lực  bằng thủy lực là dạng truyền lực vô cấp được sử dụng nhiều hơn cả trên ô tô hiện nay. Đặc trưng là loại có biến mô thủy lực. So với HTTL truyền thống ở mục 1.4.3.a ta có thể thấy ngay sự khác biệt duy nhất là thay cho ly hợp ma sát là biến mô thủy lực

Trong HTTL này, biến mô thủy lực không chỉ đóng vai trò đơn thuần là bộ phận ngắt nối dòng công suất như ly hợp ma sát trong HTTL cơ khí mà nó còn đảm nhận thêm một chức năng của hộp số, đó là biến đổi mô men. Thực chất biến mô thủy lực là một bộ truyền thủy động

1- Động cơ                                

2-Biến mô thủy lực                 

3- Bộ giảm tốc dây đai và bánh răng.

4 -Truyền động cac đăng

5-Cầu chủ động

Sơ đồ hệ thống truyền lực vô cấp có bộ truyền đai

Hệ thống truyền động vô cấp thực hiện việc truyền mô men thông qua ma sát.

TRƯỜNG DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Địa chỉ chính thức : 93 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline : 0936.98.90.90 – 0981.90.80.86 – 024.3558.95.95

FacebookTrường Dạy Nghề Thanh Xuân

Youtube : Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân Hà Nội

Câu hỏi: Sơ đồ hệ thống truyền lực trên ô tô?

Lời giải:

Sơ đồ hệ thống truyền lực trên ô tô

Nguyên lí làm việc: Khi động cơ I làm việc, nếu li hợp 2 đóng, momen quay sẽ được truyền từ động cơ 1 qua hộp sô 3, truyền lực các đăng 4, truyền lực chính và bộ vi sai 5 tới bánh xe chu động 6 làm xe chuyển độn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề nhé!

1. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực

- Li hợp: Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số.

- Hộp số: Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe, thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe. Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.

- Truyền lực các đăng: Truyền momen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe.

- Truyền lực chính: Thay đổi hướng truyền momen từ phương dọc xe sang phương ngang xe, giảm tốc độ, tăng momen quay.

- Bộ vi sai.

2. Nhiệm vụ

+ Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều và trị số từ động cơ tới bánh xe chủ động.

+ Ngắt mômen khi cần thiết.

- Có 2 cách phân loại hệ thống truyền lực:

+ Phân loại theo số cầu chủ động: Có một cầu chủ động và nhiều cầu chủ động.

+ Phân loại theo phương pháp điều khiển: Điều khiển bằng tay, điều khiển bán tự động, điều khiển tự động.

3. Công dụng của hệ thống truyền lực

Truyền và biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mô men cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động.

Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài.

Thực hiện đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động lùi.

Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường.

4.Kết cấu bộ truyền lực chính trên hệ thống truyền lực ô tô

Sau hộp số ô tô, chi tiết có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động phức tạp nhất trong tất cả cácCấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tôchính là bộ vi sai trong cụmhệ thống truyền lực chính.

Chức năng của bộ truyền lực chính là giúp tăng moment xoắn từ hộp số một lần cuối trước khi truyền đến bán trục và làm quay bánh xe giúp ô tô di chuyển. Bên cạnh đó,Truyền lực chínhcòn có vai trò giúp ổn định động học quay vòng của các bánh xe khi ô tô vào đường vòng nhờ cụm chi tiết vi sai. Các bác cùng Ad tìm hiểu sơ qua nhén.

Cấu tạo chính của bộ truyền lực chính gồm:

Bộ truyền Cardan [Đối với ô tô cầu sau chủ động RWD] và bánh răng quả dứa – vành chậu: Bộ truyền này giúp khuếch đại moment xoắn và đưa đến bán trục giúp làm quay bánh xe ô tô. Cấu tạo của bộ truyền này cũng khá đơn giản là các chi tiết bánh răng ăn khớp với nhau thôi nên các bác lấy Tài liệuCấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tôvề tìm hiểu thêm nhén.

Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô– Cụm bánh răng Hybolic
Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô– Sơ đồ bố trí truyền động Các đăng [Cardan]

Bộ truyền vi sai:Bộ truyền vi saicó nhiệm vụ giúp giữ ổn định tốc độ của các bánh xe để đảm bảo động học quay vòng khi ô tô quay vòng. Khi đi thẳng,Bộ truyền vi saichỉ đơn thuần đóng vai trò truyền chuyển động đến bán trục ô tô và làm quay bánh xe.Nhưng khi ô tô tiến hành quay vòng, các bánh răng hành tinh trong bộ truyền vi sai sẽ hoạt động và thay đổi tốc độ của 2 bánh chủ động tương ứng để đảm bảo được ổn định của động học quay vòng giúp bánh xe không bị trượt và từ đó tăng được ổn định trên ô tô và giúp bánh xe có độ bền lâu hơn.

Video liên quan

Chủ Đề