Cách boot máy tính không cần đĩa

Cách cài lại win 7 không cần đĩa – Hiện nay có nhiều cách để cài đặt hệ điều hành windows 7 cho máy tính như cài Win 7 bằng USB, cài bằng đĩa và còn cài bằng ổ cứng. Đây là cách cài trực tiếp trên hệ điều hành Win 7 từ ở cứng mà không cần sự trợ giúp từ USB boot hay đĩa cài Win.

Tuy nhiên khi áp dụng cách làm này bạn cũng nên chú ý, để cài đặt được Windows 7 bằng cách cài trực tiếp từ ở cứng HDD thì bạn cũng cần phải có kỹ năng để thực hiện. Nếu bạn không có, thì Aviosen sẽ hướng dẫn bạn  cách cài lại win 7 không cần đĩa một cách chi tiết nhất.

Cách cài lại win 7 không cần đĩa

Yêu cầu cấu hình:

  • Bộ vi xử lý: 1 GHz trở lên.
  • RAM: 1 GB trở lên [32 bit] và 2 GB trở lên [64 bit].
  • Ổ đĩa C dung lượng trống trên 20 GB.

Bước 1:

Đầu tiên bạn tải file Windows 7 theo link sau đây:

  • Tải Windows 7 Professional [32-bit]
  • Tải Windows 7 Professional [64-bit]

Bước 2:

Sau khi bạn đã tải file Windows 7 về thì tiếp theo bạn cần thoát toàn bộ các trường trình đang chạy. Sau đó bạn chuyển file cài đặt Win 7 đã tải về bên trên sang phần vùng ổ đĩa khác với phân vùng cài đặt hệ điều hành. Sau đó bạn giải nén file.

Bước 3:

 Sau khi bạn giải nén file xong, bạn thấy file như ảnh dưới đây, sau đó bạn click vào file setup.exe [ làm như trong ảnh ]

Bước 4

Ngay khi bạn khởi động file, giao diện Win 7 sẽ hiện ra, Bạn nhấn vào Mục Install now

Bước 5

Sau đó quá trình cài đặt Windows 7 sẽ tiến hành

bước 6

bạn đợi một lúc sau đó xuất hiện trên màn hình giao diện sau đây:

  • Go online to get the lastest updates for installation: cho phép cài đặt Win 7 nhưng máy tính cần phải có kết nối Internet. Thời gian cài đặt hệ thống tương đối lâu.
  • Do not get the latest updates for installation: cài Win 7 từ ổ cứng ngay cả khi không có kết nối Internet.

Bạn chọn vào Do not get the latest updates for installation.

Bước 7:

Tiếp theo đến giao diện các điều kiện cài đặt: bạn đọc các điều kiện vào làm theo ảnh dưới đây

Bước 8

Hệ thống sẽ hỏi bạn dùng cài đặt theo phương thức nào?

  • Upgrade: cài đặt phiên bản nâng cấp.
  • Custom [Advanced]: tùy chọn nâng cao.

Bạn sẽ chọn cách cài đặt Custom [ advanced ]

Bước 9:

bạn lựa chọn vùng cài đặt Windows 7 rồi nhấn NEXT

Bước 10:

Hệ thống thông báo cho bạn tiến hành cài đặt file lên phiên bản Windows được sử dụng trên máy tính. Khi bạn tiến hành cài đặt toàn bộ dữ liệu của hệ điều hành cũ sẽ chuyển sang folder windows.old trong thư mục Windows mới.

Nhấn OK và NEXT tiến hành

Bước 11:

Tiếp theo hệ thống tự động sao chép và giải nén

sau đó giao diện sẽ thiết lập Username, múi giờ, mật khẩu, kết nối với Internet. Như vậy cách cài lại win 7 không cần đĩa đã hoàn thành.

Bước 12:

Cuối cùng bạn tiến hành xóa dữ liệu cũ trong thư mục windows.old. lưu ý : bạn nên xem lại toàn bộ những dữ liệu cũ nhé rồi ấn Delete

 

như vậy bạn đã hoàn thành thao tác cách cài lại win 7 không cần đĩa. Các bước thiết lập hệ thống sau khi đã cài đặt xong bao gồm nhập thông tin người dùng, điều chỉnh múi giờ,…

Trên đây là bài viết cách cài lại win 7 không cần đĩa nếu bạn thấy bài viết có ích hãy like và share để chúng tôi ra thêm những bài viết liên quan đến tin máy tính.

Chúc các bạn cài đặt thành công !!!

Thứ tự khởi động trong BIOS của máy tính sẽ quy định máy tính sẽ khởi động vào đâu để tìm hệ điều hành hoặc đĩa cài đặt Windows hoặc đĩa cứu hộ máy tính.

Thông thường, thứ tự này sẽ để Boot vào đĩa CD hoặc USB đầu tiên, để xem liệu bạn có cho đĩa cài đặt Windows vào hay đĩa Hiren Boot, đĩa cứu hộ vào không. Sau đó mới Boot vào ổ cứng Hard Disk. Bởi vì, nếu bạn để thứ tự Boot vào ổ cứng đầu tiên thì bạn có cho đĩa cài Win hay đĩa Boot vào thì máy tính cũng bỏ qua. Như vậy có muốn Ghost hay cài lại Win từ đĩa đều không được.  *111*

Tương tự, nếu bạn sử dụng USB Boot – là USB được tích hợp đĩa Hiren Boot, hoặc bạn muốn cài Win từ USB thì bạn cần chuyển thứ tự khởi động Boot đầu tiên vào USB thì mới có thể hoạt động được.

Do đó, nếu bạn dùng máy tính bình thường thì sẽ không cần quan tâm tới thứ tự Boot khởi động máy tính, cứ Boot vào được ổ cứng, lên Windows là được. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau bạn cần thay đổi thứ tự Boot khởi động:

  • Bạn muốn cài lại Win, bạn đã có đĩa cài => Bạn cần cài đặt Boot vào ổ CD/DVD đầu tiên. 
  • Bạn muốn Ghost hoặc dùng các công cụ trong đĩa Hiren Boot.
  • Bạn muốn cài Win từ USB hoặc dùng USB Boot => Bạn phải để Boot từ USB đầu tiên. 

Lưu ý: Quá trình này sẽ khác nhau trên mỗi máy tính, bởi vì mỗi dòng máy tính sẽ khác nhau về cách khởi động và cài đặt BIOS.

Hướng dẫn này chỉ là cách thức cơ bản, trên một máy tính ví dụ. Với các máy khác bạn phải quan sát để ý các phần tương tự như ví dụ để thực hiện.

Cách truy cập vào BIOS cho máy tính PC, Laptop

 Để truy cập vào BIOS, bạn sẽ cần phải khởi động lại máy tính của bạn và nhấn một phím cụ thể khi bắt đầu quá trình khởi động. Phím này thường được hiển thị trên màn hình trong quá trình khởi động.

Ví dụ, bạn có thể thấy một thông báo cho biết “Bấm phím  để vào phần cài đặt” hoặc “Nhấn F2 để truy cập vào BIOS.” Thao tác bấm phím trên chỉ nhanh trong thời gian 1,2 giây, nếu không kịp bạn cần khởi động lại.

Trên máy bàn thường nhấn Del để vào BIOS, còn với Laptop bạn hãy xem máy thuộc hãng nào dưới đây. 

Sony Vaio
Vào Bios > nhấn F2

HP – Compaq Vào Bios > nhấn F10

Chọn boot > nhấn F9

Lenovo – IBM Vào Bios > nhấn F1 có máy là F2

Chọn boot > nhấn F12

Dell Vào Bios > nhấn F2

Chọn boot > nhấn F12

Acer – Emachines – MSI – Gateway Chọn Boot > nhấn F12 Vào BIOS > nhấn F2

[thường chức năng Menu boot bị Disible phải vào Enale mới bấm F12 được]

Asus

Vào BIOS > nhấn F2
Chọn Boot > nhấn ESC

Toshiba
Luôn phải ấn phím ESC rồi ấn liên tục F1 hoặc F2 tùy vào dòng máy, đời máy.

* Đối với các máy tính bàn, phím DEL và phím F2 là 2 phím được sử dụng nhiều nhất. Hoặc bạn có thể để ý xem lúc khởi động đầu tiên thường có dòng chữ như hình khoanh tròn bên dưới chỉ dẫn cách lựa chọn.

Xác định vị trí cài đặt thứ tự Boot khởi động

Khi bạn đã vào được BIOS, hãy quan sát trên thanh Menu và tìm tới phần Boot. Thông thường, sẽ có một tab ở phía trên cùng của màn hình có tên là Boot. Nếu không,bạn hãy mò từng Tab một, và để ý phần nào có liên quan tới Boot.

Sử dụng các phím mũi tên để điều khiển trong BIOS. Để chọn nhấn Enter.Bạn thường sẽ thấy một danh sách các phím bạn có thể sử dụng ở góc dưới bên phải màn hình của bạn.

Xác định vị trí màn hình thứ tự Boot khởi động liệt kê các thiết bị theo thứ tự. Như trong hình bạn sẽ thấy, các phần Boot Option #1 tới #2, #3 sẽ ứng với các thứ tự Boot đầu tiên, thứ 2,3.

Hoặc với một số máy khác bạn sẽ thấy: First Boot, Second Boot,… Tương tự nhau, thông thường thứ tự Boot sẽ theo trình tự từ trên xuống dưới, cái nằm trên cùng thường sẽ là lựa chọn Boot đầu tiên 😀

Chọn một cái và nhấn Enter để thay đổi nó, hoặc là để vô hiệu hóa nó hoặc chỉ định một thiết bị khởi động khác.

Bạn cũng có thể sử dụng + và – phím để di chuyển các thiết bị lên hoặc xuống trong danh sách ưu tiên. [Các bước này có thể hơi khác nhau trên một số máy tính, tham khảo danh sách các phím tắt trên màn hình của bạn.]

Nếu muốn cài đặt Boot từ USB thì cắm USB vào trước nhé! Nó mới hiện ra để bạn chọn.

Thứ tự khởi động là một danh sách ưu tiên. Ví dụ, nếu “ổ đĩa USB” là ở trên “ổ cứng” trong thứ tự khởi động của bạn, máy tính của bạn sẽ cố gắng Boot vào ổ đĩa USB, và nếu nó không được kết nối hoặc không có hệ điều hành là hiện nay, khởi động từ ổ đĩa cứng.

Lưu thiết lập của bạn

Để lưu các thiết lập của bạn, xác định vị trí Save & Exit trong BIOS. Chọn Save Changes and Reset hoặc vào Save Changes and Exit tùy chọn và nhấn Enter để lưu thay đổi và khởi động lại máy tính của bạn.

Sau khi khởi động lại máy tính của bạn, nó sẽ khởi động bằng ưu tiên thứ tự khởi động mới của bạn.

Không thực sự cần thiết phải thay đổi thứ tự khởi động của bạn, một số máy tính có một lựa chọn Boot Menu.

Thông thường chỉ với các Laptop hoặc máy bàn đời mới. Khi khởi động, màn hình đầu tiên xuất hiện. Bạn sẽ thấy hiển thị vài dòng hướng dẫn. Ví dụ như hình dưới.

Thay vì nhấn Del hay F2 hay F9, F10,… để vào BIOS sau đó cài đặt thứ tự Boot khởi động, Lưu lại và khởi động lại.

Nếu bạn nhìn thấy dòng hướng dẫn rằng: Boot Menu – phím gì đó. Như hình dưới thì là F11. Bạn hãy nhấn phím đó. Thì Menu liệt kê các thiết bị Boot sẽ hiện ra, bạn chỉ việc chọn muốn Boot vào đâu là nó sẽ Boot vào đó.

Lưu ý: Nếu dùng cách này thì các lần khởi động sau bạn đều phải làm như vậy. Còn nếu thay đổi trong BIOS thì nó sẽ luôn luôn khởi động theo thứ tự bạn đã cài.

Nhấn phím thích hợp – thường F11 hay F12 – để truy cập trình đơn khởi động trong khi khởi động máy tính của bạn. Điều này cho phép bạn khởi động từ một thiết bị phần cứng cụ thể một lần mà không thay đổi thứ tự khởi động của bạn vĩnh viễn.

Hầu hết các máy tính mới sẽ sớm được sử dụng UEFI thay vì BIOS truyền thống, nhưng máy tính với BIOS như trong ví dụ sẽ vẫn còn được sử dụng trong thời gian dài sắp tới.

Trong khi các máy tính khác nhau sử dụng các phím BIOS khác nhau và có bố trí BIOS khác nhau, thì các bước cài đặt trên đều tương tự nhau. Bạn chỉ cần tìm hiểu cách cài đặt bố trí phần cài đặt với từng máy.

Mọi hình thức sao chép phải được sự cho phép của tác giả. Xem kỹ bản quyền DMCA.


Tìm hiểu thêm các Thủ thuật máy tính hay nhất!!!

Video liên quan

Chủ Đề