Cách chăm cây ổi ra quả

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi đạt năng suất cao :

1, Yêu cầu về chọn giống :

Các giống ổi được trồng chủ yếu là giống ổi Thái Lan, Ổi xù [ bo xù ] , ổi Bo [ Bo tròn và Bo cao thành]

+ Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các cơ sở sản xuất được cơ quan nhà nước có thẩm cấp phép sản xuất

+ Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây con, cành chiết ghép, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý. Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép.

+ Số luợng cây giống dùng cho 1 sào bắc bộ : 50 -54 cây/ sào

2, Chuẩn bị đất trồng và cách trồng

a, Đất trồng:

Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon

Đào hố trồng : Hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm [dài x rộng x sâu]

Bón lót : mỗi hốc trước khi trồng bón lót 10 -15 kg phân chuông hoai mục + 0,5- 1kg Supe lân + 0,1 kg đạm Urê + 0,1 kg Kali hoặc bón lót 5- 10kg phân vi sinh + 0,1 kg đạm Urê + 0,1 kg Kali + 0,5 -1 kg Supe lân trộn đều với đất. Khi đào cần để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố.

Toàn bộ công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

b, Cách trồng :

Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 -3 cm, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cần ủ gốc giữ ấm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô hoặc bèo tây.

c, Gieo trồng :

Thời vụ: ở miền Bắc, cây ổi được trồng chủ yếu vào vụ xuân hè [tháng 3 tháng 5] và vụ hè thu [tháng 8 tháng 10]; ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa [tháng 5- tháng 6].

Mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 3,0 m tương đương 1400- 1500 cây/ha .

3, Bón phân :

Thời điểm bón :

Sau trồng 1 tháng tiến hành bón nhử. Lượng bón cho 1 hốc là 0,2- 0,3 kg phân NPK [ 16 16-8] hoặc NPK[ 13 : 13 :13 ]. Sau đó định kỳ 1 tháng bón 1 lần lượng bón 0,1 0,2 kg phân NPK loại 16 -16 -8/ cây cho đến khi cây cho quả bói bắt đầu thu hoạch.

Phương pháp bón phân : Hòa phân với nước và tưới cho cây, tưới xung quanh gốc.

Lượng bón và thời điểm bón: Lượng bón, thời điểm bón tùy thuộc vào từng loại giống Ổi khác nhau. Khi năng suất quả tăng lên thì lượng phân bón cho cây tăng lên tương ứng.

+ Giai đoạn cây Ổi có quả năm thứ nhất, thời điểm cuối tháng 4 sau khi cắt tỉa cành xong tiến hành bón thúc cho cây ra lộc, ra hoa.

Lượng bón : 50 kg supe lân + 10 kg đạm urê + 5 kg kali/sào .

+ Sau khi cây ra lộc, ra hoa, đậu quả [ tính từ tháng 5 đến tháng 12 ]. Định kỳ 1 tháng bón phân 2 lần nuôi quả. Lượng bón cho 1 sào là 5 kg NPK .

4,Tưới nước và giữ ẩm :

Ở thời kỳ cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước tưới cho cây, đặc biệt là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, thời kỳ quả phát triển. Cây ổi không ưa nước do đó tuyệt đối không để cây bị ngập úng. Khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước ngay. Mời tham khảo hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả.

5,Làm cỏ :

Thường xuyên làm sạch cỏ trên vườn để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan dịch bệnh từ cỏ dại sang cây Ổi.

Phòng trừ cỏ dại :

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây Ổi và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc. Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc.

6,Bọc ổi :

Khi ổi có đường kính khoảng 2,0 2,5 cm, tiến hành bọc quả. Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10 x 12 cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả, đưa miệng túi vào bao quả, dùng bằng dính kín miệng tới cuống quả hoặc 1 phần cành, như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chin không bị nhiễm bất cứ sâu bệnh nào, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động từ môi trường, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

7, Tỉa cành và tạo tán :

Mục đích tạo cho cây ra cành lộc mới để ra hoa, ra quả theo ý muốn, tỉa cành giúp tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh hại và cành không hiệu quả.

Tiến hành bấm ngọn sớm khi cây ổi cao 40- 50 cm để cây phát sinh các cành cấp I, nên để 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng, trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống dưới 1,5 m- 1,7m tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ. Để Ổi có thể ra quả quanh năm trên các mầm cây bật từ nách lá, cây càng nhiều mầm nách nhiều quả. Để có nhiều mầm nách người ta thường làm trẻ hóa cây bằng cách gây tổn thương cơ giới. Sau mỗi lần kết thúc thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý, đối với các cành vượt cao quá tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao, đối với các cành vượt ngang ngoài tán nên dùng dây mềm buộc vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới, thêm hoa, nhiều quả; cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hoa năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.

8, Thu hoạch :

Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch Ổi từ 10 15 ngày

Nên thu hoạc khi quả Ổi đạt độ chin sinh lú để quả Ổi có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch Ổi tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Dụng cụ thu hoạch quả như kéo cắt cành phải sắc, bén. Quả sau khi cắt được đựng trong giỏ, sọt, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt. Các dụng cụ như kéo, giỏ, sọt được dùng trong thu hoạch Ổi nhiều lần phải được chùi rửa, vệ sinh, sát trùng, bảo quản cẩn thận.

Sản phẩm quả Ổi sau thu hoạch không được tiếp xúc trực tiếp với đất, hạn chế để qua đêm

Không chất quả Ổi quá đầy giỏ, sọt khi vận chuyển, giỏ , sọt phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiều trực tiếp vào quả và tổn thương quả do va chạm trong khi vận chuyển.

9, Sâu bệnh và cách phòng ngừa :

a, Ruồi đục quả : Ruồi cái đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái, đẻ một chùm khoảng 5 -10 trứng. Dòi nở ra đục ăn trong quả, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm quả bị thối.

Biện pháp : Thu hoạch kịp thời, không để chín lâu ngày và thường xuyên thu nhặt, tiêu hủy quả bị rụng, bị ruồi gây hại.

b, Rệp sáp : Rệp sống tập trung thành đám ở mặt dưới lá và cuống quả, hút nhựa làm lá vàng, trái nhỏ phát triển kém, kèm theo chỗ có rệp nấm bồ hóng đen phát triển làm mất mã quả

Biện pháp : Những vụ trí có rệp dùng biện pháp thủ công phun rửa bằng dung dịch pha nước rửa chén . Nếu mật độ rệp cao sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đặc trị rệp.

c, Bệnh đốm lá: Bệnh gây hại trên cây lá, vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu, mép viền màu nâu đậm, vết bệnh có thể làm thủng lá, lá bị nặng có thể chuyển vàng và rụng.

Biện pháp : Tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây, chăm sóc bón phân đây đủ, bón cân đối các loại dinh dương đa lượng N-P-K. Thu dọn và tiêu hủy lá bệnh. Khi cây bị bệnh sử dụng các loại thuộc đặc trị phun trừ như : Score 250EC .

d, Bệnh sương mai : Bệnh trên quả là những vết đốm nâu tròn, khi quả lớn vết bệnh lớn theo và lan dần ra khắp quả làm thối nhũn, có mùi chua và rụng.

Biện pháp : Vệ sinh vườn cây, tỉa cành lá tạo độ thông thoáng cho cây, thu gom quả bị bệnh đem đi tiêu hủy. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều nên phun thuốc phòng trừ bệnh. Sử dụng thuốc đặc hiệu phòng trừ : Ridomil 68 WG.

e, Bệnh thán thư : Bênh phát sinh gây hại khi quả to, vết bệnh ban đầu là đốm tròn nhỏ màu nâu, chính giữa, có vòng đồng tâm chứa bui đen của bào tử nấm, cắt lộc vỏ vết bệnh thấy nấm ăn sâu vào phần thịt quả tạo thành lõm có màu xanh đen.

Biện pháp: Thu dọn quả bị bênh và xử lý, không để bệnh lây lan. Cắt tỉa cành lá định kỳ tạo thông thoáng, giảm độ ẩm thấp trong vườn, hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại. Phun thuốc đặc hiệu phòng trừ : Score 250EC, Anvil 5SC

Video liên quan

Chủ Đề