Cách chăm sóc cây hoa giấy sau tết


Sản phẩm Hoa giấy >>
Hoa lạ - hoa đẹp >>
Hoa leo - hoa rủ >>

        Hoa Giấy: Cây leo, thân gỗ lớn, mập khoẻ, mọc nhanh, cành nhánh nhiều vươn dài. Lá đơn mọc cách, phiến hình trái xoan hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc. Gốc cuống lá có gai hơi cong. Lá xanh quanh năm, rụng vào mùa đông ở những nơi lạnh. Hoa lớn do lá bắc màu sặc sỡ làm thành. Lá bắc dạng lá, màu sắc từ trắng đến vàng tím, đỏ......, xếp 3 chiếc một trên 1 chùm ngắn và bọc lấy hoa hình ống dài ở phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, màu vàng nhạt ở phía trong. Quả bế tròn hay cụt ở ngọn, thắt lại ở gốc. Hạt màu nâu hung bóng, hiếm thấy. Cây dễ trồng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Gây giống chủ yếu bằng giâm cành vào mùa xuân. Cành giâm dài 23-30 cm, cắm sâu cỡ 7cm, giữ ẩm thường xuyên và che bóng mát. Khoảng sau 10 ngày cành nảy chồi và sau 20 ngày rễ mới phát sinh. Khoảng 2 tháng, cành dài cỡ hơn 1 feet có thể đem trồng nơi giàn leo. Khi cây leo dài có thể cắt sửa theo ý.


hoa giấy bonsai lúc nào cũng là  thú chơi thu hút nhiều người.

Xem thêm: Các loại hoa leo khác như hoa mai xanh, cây hoa tử đằng , hoa leo sử quân tử

        Các nhà vườn gây trồng nhiều dạng hoa có màu sắc khác nhau, lai ghép để cho trên một cây có đủ các màu sắc của hoa. Các loại có màu sắc khác nhau có thể thuộc các chủng hoặc loài riêng rẽ, vì nguồn gốc lai tạo không rõ ràng. Có loại cho lá màu xanh bóng với các vạch màu trắng...         Hoa giấy có 2 loại [hoa đơn và hoa kép]. Hoa giấy có nhiều mầu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế, vàng, trắng… có giống hoa chỉ có 1 mầu [đơn tính], có giống hoa 2 mầu [lưỡng tính]. Hoa giấy là loại hoa đẹp, đa mầu nên được nhiều người ưa thích. Hiện nay trên đất nước VN hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ.

        Vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.

        Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn.

        Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy

        Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.         Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

        Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm

        Cách trồng:

        - Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa, sửa lại cành nhánh, rồi đánh ra khỏi chậu, rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10 phần đất - 3 phần phân chuồng -1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.         - Để cây có màu xanh đậm lâu tàn, tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK - 1 lân pha loãng, cứ năm ngày tưới 1 lần, làm như vậy giữ được hoa, lá trên cành cây đến 2 tháng         - Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn, lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt hoa đã tàn, vặt bỏ cành lá già trên cây, cành rườm rà, chỉnh lại cây. Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại.

Hoa giấy nhiều màu đang rất được ưa chuộng làm loại cây cảnh trang trí dịp Tết đến xuân về.

Làm sao để cho cây hoa giấy có thể nở hoa đúng dịp Tết và ra nhiều hoa?

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

  • Cây hoa giấy cần khỏe mạnh, cành bánh tẻ, mầm mới và lá màu xanh đậm
  • Để cây nơi có nắng ít nhất 4 – 5 tiếng/ngày và ánh nắng đều xung quanh
  • Chú ý thời điểm siết nước và bón phân
  • Tiến hành cắt tỉa cành tạo tán kết hợp ngắt nước trước thời điểm trước Tết khoảng 60 ngày. Ngoài ra còn tùy thời tiết nóng hay lạnh để điều chỉnh thời gian siết nước.
  • Đầu tháng 10 âm lịch, cần cắt tỉa tán cây theo ý. Sau khi cắt xong bón phân NPK cân đối và tưới nước đều để cây hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Từ 25/10 đến 10/11 tiến hành hãm nước, việc ngừng tưới nước để cây héo rũ, sau đó tưới lại cho một ít nước và để héo như vậy lặp lại nhiều lần, hãm nước trong khoảng 15 ngày. Sau đó tưới nước trở lại, bón phân, nhớ giai đoạn này chỉ tưới 50% lượng nước, đến khi thấy nụ ra hoa nhiều thì tưới nước bình thường.
  • Cuối tháng 12 ra hoa để đón tết, hoa giấy có thể chơi được 1 tháng
  • Bón phân bắt đầu từ khoảng 15 tháng 10 âm lịch, bạn bổ sung phân NPK mỗi tuần. Trong 2 tuần đầu, hãy bổ sung NPK 20-20-15 để cây phát triển toàn diện.
  • Vào thời điểm hai tuần cuối giáp tết, bón phân NPK 15-5-20 để hoa đẹp, lâu tàn.
  • Kết hợp phun phân bón lá growmore 6-30-30 và vitamin B1.

  • Đầu tháng 10 âm lịch, bạn tiến hành cắt tỉa tán cây, loại bỏ những nhánh quá non và tuốt lá. Trường hợp cành lá nhiều thì dinh dưỡng của cây sẽ không thể tập trung để ra hoa được.
  • Chính vì thế, vào khoảng đầu tháng 11, bạn cần chú ý tuốt lá cho cây.
  • Bạn nên tuốt lá đều đặn để hạn chế thoát hơi nước cho đến ngày hoa nở đúng dịp tết.

Để kích cho cây hoa giấy ra hoa đất cần khô nên việc ngưng tưới nước là biện pháp giúp cây bật mầm, phân hóa mầm hoa.

Sau khi cắt, tỉa cành và tuốt bớt lá, tiến hành siết nước 5 – 7 ngày, với hoa giấy tím có thể phải ngắt nước đến 15 ngày.

Sau khi bón phân đợt 2 được 7 – 10 ngày nên tiến hành siết nước cho cây, tạo độ khô hạn hoàn toàn cho cây. Quan sát lá héo rũ xuống, nhưng bên trên bề mặt lá vẫn còn màu xanh.

Việc siết nước cho cây liên tục trong 10-15 ngày cây sẽ bắt đầu ra nụ. Tuy nhiên, trong thời gian siết nước cần chú ý khi lá bị vàng, nếu quan sát thấy cuống hoa vẫn chắc thì không cần tưới nước bổ sung cho cây. Nhưng nếu trên cây có hiện tượng rụng hoa thì cần bổ sung nước cho cây liền.

Bạn cần bổ sung lượng nước nhỏ cho cây từng ngày nhằm giúp cây duy trì sự sống, không nên tưới nhiều một lần cho cây để tránh tình trạng cây bị sốc nước.

Khi thấy lá có hiện tượng rụng lá và hoa ra đều cả cây thì lúc này nên tưới nước trở lại cho cây với lượng nhỏ chia đều sau 5 – 7 ngày là tưới nước bình thường cho cây.

Sau khi siết nước, không cần bổ sung thêm phân bón cho cây, cây đã có đủ dinh dưỡng cho nuôi hoa trước đó.

Vào mùa hè sau khi hoa nở cây sẽ ra nhánh mới. Lúc này bạn cắt tưới nước trong 4 ngày để cây ra chồi hoa và tiến hành ngắt bỏ chồi ngọn để cây mọc nhiều chồi nách.

Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của cây hoa giấy khá nhanh vì thế sau 1 năm bạn nên chuyển cây sang chậu trồng lớn hơn và chú ý tránh làm rễ cây tổn thương.

Vườn Sài Gòn chúc bạn có những chậu cây hoa giấy nhiều màu sắc để đón Xuân nhé.

Vườn Sài Gòn!

Video liên quan

Chủ Đề