Cách cho ghế xoay cao lên

Hướng dẫn sử dụng Ghế Xoay Phòng Họp đúng cách, bền lâu

Ghế xoay hiện nay rất phổ biến trong phòng họp của các doanh nghiệp bởi những tính năng thông minh và khả năng tiện dụng của nó. Để sử dụng và bảo quản ghế xoay đúng cách, hãy cùng Mychair tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.

Cấu tạo Ghế xoay phòng họp

Trong dòng ghế phòng họp, ghế xoay là sản phẩm phổ biến và thông dụng nhất do được kết hợp nhiều chi tiết với những công năng khác nhau, gồm:

  • Khung ghế
  • Tay vịn
  • Đệm ghế và lưng tựa
  • Chân ghế gắn bánh xe
  • Ống hơi điều chỉnh độ cao
  • Mâm ghế có thể xoay 360 độ
  • Các cần gạt để điều chỉnh ghế: Ghế xoay thường có 2 loại cần gạt dưới chỗ ngồi. Trong đó cần gạt bên phải dùng để điều chỉnh độ cao thấp của ghế và cần gạt bên trái dùng để điều chỉnh độ ngả của tựa ghế.

Cách sử dụng các tính năng tùy chỉnh của ghế xoay phòng họp

Ghế xoay phòng họp có hệ thống ống hơi liên kết giữa chân ghế và mâm ghế để tùy chỉnh chiều cao. Với một số dòng ghế xoay cao cấp, ghế được trang bị thêm tính năng điều chỉnh độ ngả của tựa lưng. Sau đây Mychair xin chia sẻ cách sử dụng các tính năng đúng cách.

Để điều chỉnh chiều cao ghế xoay

Cần gạt điều chỉnh độ cao được thiết kế nằm dưới đệm ghế, bên hông phải, khi cần điều chỉnh, bạn chỉ cần gạt nhẹ vào chiếc cần. Tuy nhiên, cách điều chỉnh ghế xoay cao lên và thấp xuống hoàn toàn khác nhau, không thể áp dụng như nhau.

Khi cần tăng chiều cao ghế xoay, việc đầu tiên là bạn cần rời khỏi ghế, trả ghế về trạng thái không chịu trọng lượng. Đồng thời kéo nhẹ cần gạt, khi ghế đạt độ cao phù hợp thì thả tay ra, ghế sẽ giữ nguyên độ cao đó.

Nếu bạn lỡ chỉnh ghế hơi cao so với mong muốn, lúc này hãy ngồi lên ghế, kéo cần gạt đồng thời dùng trọng lượng nhấn xuống ghế. Ghế sẽ giảm độ cao, khi đạt độ cao vừa ý thì lập tức thả tay khỏi cần gạt.

Lý do không chỉnh được độ cao như ý

Bạn đã chỉnh đúng theo hướng dẫn nhưng ghế không thay đổi chiều cao đúng ý? Có thể bạn đã mắc phải những lí do sau:

  • Tay ghế bị vướng vào bên dưới mặt bàn, khiến hệ thống đẩy đệm ghế không hoạt động.
  • Trọng lượng người dùng không phù hợp. Nếu bạn quá nhẹ mà ống hơi còn mới và khỏe thì hơi khó để bạn giảm được chiều cao ghế.
  • Ống hơi bị hỏng, bị thủng nên mất khả năng nâng hạ.
  • Cần gạt không được gắn đúng vào vị trí.
  • Ghế xoay được sử dụng lâu dài mà không được vệ sinh thường xuyên.

Điều chỉnh độ ngả của tựa lưng

Bên cạnh tay gạt bên phải điều chỉnh độ cao thấp thì ghế xoay còn có một tay gạt bên trái nhằm điều chỉnh độ ngả của tựa ghế. Chức năng này chỉ có ở một số loại ghế xoay cao cấp. Tay gạt có 2 hướng di chuyển là gạt về phía đầu đệm và gạt về phía đuôi đệm.

Nếu muốn tựa lưng ngả ra sau, bạn hãy gạt tay gạt về phía đầu đệm, đồng thời dùng sức nặng cơ thể để ấn tựa ngả ra sau. Khi ghế đã đạt tới độ ngả mong muốn, gạt tay gạt về phía đuôi đệm để hãm tựa.

Trong trường hợp cần đưa tựa ghế trở về trạng thái ban đầu? Hãy gạt tay gạt về phía đầu đệm, lưng tựa sâu xuống 1 chút để nảy nấc hãm.

Lưu ý khi điều chỉnh độ ngả tựa

Khi điều chỉnh ngả tựa ghế xoay phòng họp, ghế nên được chỉnh ở độ cao phù hợp để khi ngồi 2 chân bạn vẫn tiếp xúc với mặt sàn. Bạn nên ngồi cân đối trên ghế, 2 tay để trên tay ghế.

Khi ngả lưng vào ghế nên ngả từ từ, không ngả tựa với một lực lớn đột ngột.

Như vậy bạn sẽ giữ thăng bằng và chủ động tốt hơn, tránh gây ra lật ghế.

Những sai lầm cần tránh để kéo dài tuổi thọ ghếxoay phòng họp

Theo thời gian, sau quá trình sử dụng, sản phẩm nào cũng sẽ có sự hao mòn. Để hạn chế những hỏng hóc không đáng có, khi sử dụng ghế xoay phòng họp, hãy lưu ý tránh không làm những điều sau.

Ngồi thả lỏng xuống mặt ghế

Hành động này sẽ khiến ống hơi ghế phải chịu lực mạnh đột ngột, rất dễ khiến ống hơi bị vỡ, xì hơi. Khi ngồi xuống hãy ngồi nhẹ nhàng, tránh gây áp lực mạnh và đột ngột xuống ghế.

Ngồi đặt chân lên ghế

Ghế xoay phòng họp được thiết kế công thái học để hỗ trợ tư thế ngồi đúng của người sử dụng. Nếu bạn ngồi đặt chân lên ghế sẽ làm giảm diện tích ngồi trên chảo ngồi. Vô tình bạn sẽ đẩy người ra sau để tăng diện tích ngồi, việc làm này sẽ khiến tựa ghế bị đẩy ra sau. Về lâu dài sẽ khiến hỏng tựa ghế, khiến chức năng công thái học của ghế xoay suy giảm. Ngoài ra, việc ngồi sai tư thế như vậy có ảnh hưởng xấu tới xương khớp và thị lực của bạn.

Ngồi lên tay ghế

Không nên ngồi lên tay ghế, để tránh gãy tay vịn hoặc lật ghế rất nguy hiểm.

Vặn lỏng hệ thống đàn hồi của tựa lưng [phần gắn với mâm ghế]

Không nên tự ý vặn lỏng hệ thống đàn hồi của tựa lưng, tránh để tựa lưng bị rơi ra khi đang sử dụng.

Ngả tựa với lực lớn và đột ngột

Khi cần ngả lưng, hãy ngả chậm và từ từ để cơ thể thích ứng, tránh gây mất thăng bằng và biến dạng sản phẩm.

Dùng ghế xoay để di chuyển vật nặng, cồng kềnh

Với tính năng di chuyển, đôi khi ghế xoay phòng họp được tận dụng để vận chuyển những món đồ nặng. Việc này vô tình có thể khiến các vật nhọn tiếp xúc với bề mặt ghế rất dễ làm ghế bị trầy xước, thậm chí dưới tác động mạnh có thể bị rách, thủng. Ngoài ra, nếu để vật quá nặng và cồng kềnh trên ghế xoay bằng da về lâu về dài rất dễ làm bề mặt da bị nhăn, khung ghế bị biến dạng, làm giảm giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi sử dụng sản phẩm ghế xoay phòng họp. Hi vọng những thông tin mà Mychair chia sẻ có thể giúp bạn bảo quản những chiếc ghế xoay bền lâu nhất. Nếu lỡ làm hỏng ghế xoay phòng họp, đừng vội thay chúng bằng những chiếc ghế mới. Bạn có thể tham khảo cách tự sửa ghế xoay đơn giản bất ngờ. Nếu còn đang băn khoăn về việc chọn mua ghế phòng họp, hotline của Mychair luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

    Video liên quan

    Chủ Đề