Cách chữa bệnh ráy tai ướt

Ráy tai nhiều bất thường và những điều bạn cần biết

Bình thường trong ống tai con người luôn tồn tại ráy tai với số lượng nhiều hay ít tùy vào thời điểm cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. Việc tồn tại của các vật thể này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như chúng có mức độ vừa phải. Tuy nhiên ráy tai nhiều bất thường lại cảnh báo một số nguy cơ cho ống tai. Ngoài ra còn cảnh báo tình trạng sức khỏe của cơ thể con người. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
  • Tìm hiểu ráy tai là gì?
  • Vai trò của ráy tai như thế nào?
  • Tại sao có người có ráy tai khô và ướt
  • Nguyên nhân tích tụ ráy tai nhiều bất thường
  • Những dấu hiệu và triệu chứng ráy tai nhiều bất thường
  • Vậy không lấy ráy tai có sao không?
  • Cách chữa tai nhiều ráy Cách lấy ráy tai khô cứng
  • Khi nào gặp bác sĩ thăm khám và chữa trị tình trạng ráy tai nhiều

Tìm hiểu ráy tai là gì?

Ráy tai hình thành từ các dịch tiết từ các tuyến nhỏ xíu trong các kênh của ống tai kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết và mồ hôi. Hỗn hợp này được tạo ra sâu trong lòng ống tai. Sau đó từ từ di chuyển và được giải phóng ra bên ngoài dưới tác động của nhung mao bên trên bề mặt của tế bào tuyến. Khi tiến dần ra vành tai, ráy tai khô cứng lại và bong tróc. Do đó dễ dàng được loại ra khỏi ống tai.
Hình ảnh ráy tai bên trong ống tai con người

Cơ chế đẩy ráy ra ngoài là do hoạt động nhai khiến khớp xương hàm tác động vào ống tai gây ra lực đẩy ráy ra bên ngoài. Do đó dù lấy ráy tai nhiều hay ít thì tiêu hủy thành phần này vẫn xảy ra. Việc hình thành ráy tai nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa và thói quen vệ sinh ống tai của mỗi người. Sau khi lớp ráy tai cũ bị loại bỏ, sâu bên trong ống tai sẽ hình thành những mảnh ráy tai ướt khác để thay thế và tiếp tục chu trình trên.

Vai trò của ráy tai như thế nào?

Chúng ta thường thấy bên trong ống tai hình thành nhiều ráy tai khiến ống tai ngứa và khó chịu. Chắc hẳn nhiều người cho rằng đây là thành phần không tốt cho tai và phải loại bỏ đi nhanh chóng. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm, bởi vì ráy tai là cơ chế bảo vệ tai do tạo hóa ban tặng chúng ta.

Lấy ráy tai - Thói quen nguy hiểm
Ráy tai chứa các chất có tác dụng sát khuẩn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm cho ống tai. Trừ một số trường hợp tai có nhiều ráy do bệnh lý, ráy tai hình thành tự nhiên có vai trò bảo vệ tai rất tốt. Ngoài tác dụng sát khuẩn, khả năng kết dính của ráy tai có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn và mồ hôi thâm nhập sâu vào ống tai. Do đó ngăn chặn nguy cơ bệnh lý cho tai. Bên cạnh đó, ráy tai được xem là chất bôi trơn giúp sống âm truyền đi dễ dàng hơn. Con người có thể nghe thấy rõ và nhận biết âm thanh tốt hơn.

Xem thêm: Đeo tai nghe nhiều có hại không?

Ráy tai giúp ngăn chặn bụi bẩn vào tai

Tại sao có người có ráy tai khô và ướt

Ráy tai con người khi mới hình thành có dạng ướt, tuy nhiên dần về sau sẽ khô và cứng lại. Đây là cơ chế sinh hoạt tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng ở một số người, ráy tai lại khô hoặc ướt hơn bình thường. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy vấn đề này liên quan đến gen di truyền. Theo đó đa số người Châu Á sẽ có ráy tai khô. Trong khi đó người gốc Châu Phi. Châu u lại có ráy tai ướt hơn. Lý do sâu xa của vấn đề này chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống giữa các chủng tộc người. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố liên quan đến gen, ráy tai nhiều bất thường hoặc khô, ướt còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.
Người Châu Á thường có ráy tai khô

  • Ráy tai ướt trong một số trường hợp nào?
Nguyên nhân ráy tai nhiều và ẩm ướt còn liên quan đến một số vấn đề bệnh lý khác cần được quan tâm. Hiểu biết rõ các kiến thức này giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ ống tai. Những trường hợp ráy tai ướt đáng lo ngại bao gồm:
+ Ráy tai kèm nước và có màu xanh
Ráy tai nhiều là bệnh gì trong khi có kèm theo nước và màu xanh? Đây là một trong những trường hợp cũng khá phổ biến nhưng ít ai biết được nguyên nhân chính xác do đâu? Theo GS.Brett Comer chuyên khoa Tai mũi họng thuộc Trường đại học Kentucky cho biết: tình trạng này có thể cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn ở tai. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, nấm hoặc bụi bẩn. Do đó khi phát hiện những dấu hiệu này nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám sớm.
+ Ráy tai ướt và có mùi hôi
Đây là một vấn đề về tai phổ biến ở Việt Nam, người mắc tình trạng ráy tai quá nhiều và ẩm ướt có thể cho thấy nguy cơ mắc viêm tai giữa. Nhiễm khuẩn nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nguy cơ viêm tai giữa mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Người bệnh cảm thấy tự ti hơn khi đứng gần người khác.
Ráy tai có mùi hôi khiến bạn tự ti, mặc cảm

Ráy tai ẩm ướt và có mùi hôi không chỉ đơn thuần do vệ sinh không sạch sẽ. Đây còn là dấu hiệu của bệnh lý. Chính vì thế khi phát hiện bất thường phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây với các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị sớm tránh biến chứng trên khả năng thính giác của bạn.
+ Có dịch kèm theo ráy tai
Trường hợp nhiễm khuẩn lâu ngày hoặc bị rách màng nhĩ sẽ hình thành các u bất thường. Chúng tích tụ các cặn bẩn, dịch bên trong và có thể vỡ ra do tác động nhai hoặc lấy ráy tai. Tình trạng này không được điều trị sớm sẽ dẫn đến áp lực và gây đau đớn cho tai.
Nguy hiểm hơn, nếu người bệnh không kịp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng thính giác về sau. Ráy tai càng nhiều hơn và xuất hiện dưới dạng nước hoặc dạng cục. Điều này gây mất tính thẩm mỹ và gây bất tiện trong cuộc sống.
  • Ráy tai khô có thể liên quan đến những trường hợp nào?
Ráy tai khô thường xuất hiện ở người Châu Á. Tuy nhiên tình trạng khô cứng bất thường cũng đáng được quan tâm. Sau đây là những trường hợp ráy tai quá khô và cần can thiệp:
+ Ráy tai khô thành vảy
Theo các nghiên cứu cho thấy, ráy tai đóng thành vảy cho thấy cơ chế già hóa của cơ thể đang diễn ra. Trong những trường hợp người cao tuổi gặp phải tình trạng này không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng ráy tai bỗng nhiên khô cứng bất thường có thể do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý hơn.
Ráy tai thành vảy có sao không?

+ Ráy tai khô, vón cục đen
Ráy tai có màu đen có thể phản ánh tình trạng tổn thương bên trong ống tai. Các vết thương gây chảy máu và tích tụ trên ráy tai. Khi máu khô đi sẽ xuất hiện màu đen đi ra bên ngoài cùng ráy tai. Trong trường hợp này nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý vết thương tốt nhất.

Nguyên nhân tích tụ ráy tai nhiều bất thường

Ráy tai nhiều bất thường cũng là vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này cũng như hiểu rõ nguyên nhân tạo ra sự việc này. Theo một số kinh nghiệm trên lâm sàng cho thấy, ráy tai nhiều bất thường có rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
  • Thủng màng nhĩ cũng là nguyên nhân gây ráy tai nhiều bất thường
  • Hẹp ống tai
  • Rối loạn bài tiết từ các tuyến trong ống tai do chấn thương, tổn thương tai.
  • Vệ sinh tai không đúng cách do ngoáy tai quá nhiều, quá mạnh bằng tăm bông. Điều này vô tình khiến ráy tai bị đẩy vào bên trong ống tai. Từ đó hình thành các nút ráy tai và gây tắc nghẽn ống tai dẫn đến tình trạng tai không nghe rõ.

Thủng màng nhĩ cũng là nguyên nhân gây ráy tai nhiều bất thường

Những nguyên nhân trên đều có thể gây ra tình trạng ráy tai nhiều bất thường. Khi gặp phải tình trạng này không nên cố gắng lấy ráy tai ra ngoài. Điều này vô tình khiến các tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và lựa chọn phương pháp lấy ráy tai phù hợp và nhanh chóng.

Những dấu hiệu và triệu chứng ráy tai nhiều bất thường

Đối với những ai quan tâm đến ráy tai sẽ cảm nhận được ngay những bất thường bên trong ống tai. Tuy nhiên không phải ai cũng thấy rõ được điều này. Thay vào đó, họ thường thắc mắc rằng ráy tai như vậy là bình thường hay bất thường? Sau đây là những biểu hiện của chứng ráy tai nhiều mà bạn cần nắm để nhận biết điều bất thường cần khám bên trong tai:
  • Đột ngột giảm hoặc mất thính lực một phần [toàn phần]
  • Cảm giác ù tai xuất hiện thường xuyên hơn
  • Có cảm giác đầy bên trong tai hoặc nghe tiếng động khi thay đổi tư thế
  • Một số trường hợp còn gặp tình trạng đau tai theo từng cơn

Cảm giác ù tai bất thường

Ngoài các biểu hiện tiêu biểu kể trên, ráy tai quá nhiều nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Khi đó ngoài những dấu hiệu bên trên, tai sẽ gặp một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong đó có:
  • Đau hoặc nhức tai dữ dội hơn, đau có tần suất dày đặc hơn
  • Mất thính lực dài hạn hơn
  • Ổ nhiễm khuẩn có thể gây sốt cao, lây nhiễm bệnh sang đường mũi họng
  • Tai chảy dịch và kèm theo mùi khó chịu
  • Chóng mặt
Ngoài tình trạng tai chảy dịch, các triệu chứng trên còn cảnh báo một số bệnh lý khác liên quan đến mũi họng. Tuy nhiên cũng không thể ngoại trừ nguyên do xuất phát từ việc ống tai có quá nhiều ráy. Dù gặp bất cứ dấu hiệu nào cũng cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Khi đó các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó ngăn chặn các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Vậy không lấy ráy tai có sao không?

Có nên lấy ráy tai hay không là điều mà nhiều người thắc mắc. Như đã trình bày bên trên, ráy tai hoàn toàn có thể tự đẩy ra ngoài theo cơ chế sinh học. Tuy nhiên nếu hoạt động này không tốt sẽ dẫn đến tích tu ráy tai nhiều. Từ đó dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm. Vậy chọn giữa lấy ráy tai và không lấy ráy tai, cái nào sẽ tốt hơn?
Câu trả lời chính là nên lấy ráy tai đúng cách và đúng thời điểm. Việc này không chỉ có lợi cho tai mà còn ngăn chặn những nguy hiểm khác. Sau đây chúng tôi xin gợi ý một vài thông tin hữu ích cho bạn đọc cùng tham khảo:
  • Khi nào nên lấy ráy tai?
Việc không lấy ráy tai cũng gây ra những tác động không nhỏ bên trong ống tai. Tuy nhiên cũng không nên lấy ráy tai quá thường xuyên. Theo các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất nên duy trì thói quen vệ sinh tai mỗi tháng 1 lần. Đây là thời điểm thích hợp để xử lý các ráy tai còn sót lại sau khi cơ chế tự nhiên được thực hiện.
Nên lấy ráy tai mỗi tháng 1 lần

Ngoài ra cũng cần lưu ý dùng tâm bông chặm khô nước bề ngoài ống tai. Việc làm này giúp thông thoáng không khí ra vào. Từ đó giúp phần bên trong cũng khô theo. Lưu ý không ngoáy sâu vào bên trong vì có thể gây tổn thương tai và khiến ráy tai bị đẩy sâu hơn.
  • Lấy ráy tai như thế nào đúng cách?
Lấy ráy tai đúng cách là kỹ thuật không phải ai cũng nắm rõ. Chính điều này đã tạo nên các bệnh lý về tai phổ biến hiện nay. Nếu bạn vẫn chưa nắm được điều này, hãy tham khảo hướng dẫn sau đây:
+ Dùng vải hoặc gạc mềm rửa sạch tai
+ Dùng vải hoặc gạc có thấm nước sạch để vệ sinh phần bên ngoài ống tai. Nên chú ý cử động ngón tay nhẹ nhàng để tránh tổn thương tai. Bạn không nên thụt rửa quá sâu vì điều này không thật sự cần thiết.
+ Dùng dung dịch chuyên dụng làm sạch tai
Sau khi hoàn thành bước vệ sinh bên ngoài, ống tai bên trong cũng cần phải được làm sạch. Các dung dịch chuyên dụng rửa tai bạn có thể tìm mua bao gồm: baby oil. Peroxide, nước muối sinh lý, Glycerine, dầu khoáng Sử dụng các dung dịch sát khuẩn này thay thế cách ngoáy bằng tăm bông giúp hạn chế các tổn thương. Ngoài ra còn có tác dụng làm sạch tai tốt hơn.
Viêm tai giữa có gây thủng màng nhĩ không?

Cách chữa tai nhiều ráy Cách lấy ráy tai khô cứng

Nhiều người lo lắng ráy tai nhiều có sao không hay ray tai nhieu co anh huong gi khong? Việc hình thành ráy tai nhiều sẽ dẫn đến tích tụ các nút ráy tai khiến giảm khả năng nghe, gây đau và ngứa khó chịu bên trong ống tai. Do đó khi mắc phải tình trạng này cần được chữa trị kịp thời. Tùy theo tình trạng thực tế của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sau đây là những cách chữa ráy tai nhiều bất thường được áp dụng hiện nay:
  • Nhỏ tai: sử dụng các dung dịch chuyên dụng nhỏ vào tai với lượng vừa phải. Dung dịch này có tác dụng sát khuẩn và làm mềm ráy tai. Đối với những trường hợp nút ráy tai quá chặt và khô cứng. Bác sĩ sẽ thực hiện nhỏ tai nhiều lần để làm mềm từ từ ráy tai. Sau đó dùng dụng chuyên dụng gắp ráy ra ngoài.
  • Rửa tai: bác sĩ sẽ chỉ định dung dịch sát khuẩn phù hợp. Dùng bơm tiêm để bơm dung dịch rửa vào trong tai. Lưu ý nằm nghiêng một phía để việc rửa tai trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ống tai giữ càng thẳng đứng càng hiệu quả. Giữ tư thế này trong vòng 5-10 phút, dung dịch cũng từ từ chảy ra phía tai còn lại. Sau đó rửa sạch tai bằng nước muối sinh lý. Cuối cùng lau khô tai để tránh viêm nhiễm không đáng có.
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng lấy ráy tai. Hiện nay trên thị trường có nhiều dụng cụ gấp chuyên dụng có thiết kế sẵn đèn để lấy ráy tai. Các dụng cụ này có thiết kế nhỏ gọn, thích hợp cho việc lấy ráy tai nhanh chóng và an toàn. Việc làm này phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ.


Nhỏ tai để lấy ráy tai nhiều

Trường hợp lấy ráy tai khô cứng sẽ được áp dụng phương pháp nhỏ tai và rửa tai. Cách làm này giúp lấy ráy tai hiệu quả và giảm đau đớn cho bệnh nhân hơn. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ thay vì tự thực hiện tại nhà.

Khi nào gặp bác sĩ thăm khám và chữa trị tình trạng ráy tai nhiều

Ráy tai nhiều bất thường là tình trạng không phải hiếm, tuy nhiên nhiều người thường có tâm lý chủ quan. Họ tự tìm cách điều trị thay vì đến gặp bác sĩ. Điều này không được khuyến cáo, bởi vì nếu không có kỹ thuật hẳn hoi, cách mảnh ráy tai gây ra nguy cơ rách, tổn thương da bên trong tai. Thậm chí còn có cả trường hợp thủng màng nhĩ vô cùng nguy hiểm. Do đó hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ trong những trường hợp sau đây:
  • Giảm thính lực
  • Đau tai hoặc cảm thấy nhức tai
  • Cảm giác nặng và có thứ gì bịt kín lỗ tai


Thăm khám tai khi thấy giảm thính lực

Sau khi được thăm khám và điều trị, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cho bạn cách phòng ngừa tình trạng này. Những lưu ý đến từ bác sĩ bao gồm:
  • Vệ sinh tai mỗi tháng 1 lần bằng những cách an toàn đã kể trong phần trên
  • Thường xuyên kiểm tra tai sau 6 tháng/ lần để ngăn chặn các nguy cơ không tốt cho tai
  • Tránh tắm ao hồ, sông suối có nguồn nước không đảm bảo
  • Lau khô phần bên ngoài tai sau khi tắm hoặc gội đầu
Ráy tai nhiều bất thường là vấn đề nan giải của không ít người. Đừng vì tự ti, mặc cảm mà che giấu tình trạng này. Nếu nhận thấy bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm. Bên cạnh đó sẽ được tư vấn cách vệ sinh tai phù hợp hơn. Đồng thời cũng là thời điểm được hướng dẫn cách bảo vệ đôi tai cũng như khả năng thính giác của bản thân và gia đình. Bài viết được//tapdoanytevietnhat.com/ tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Mong rằng những thông tin hữu ích trên thật sự cần thiết cho người đọc.
  • Bài viết cùng loại
  • Tìm hiểu máy điện tim mua ở đâu? Máy điện tim mua ở đâu? - Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng hướng tới những giá trị sống tốt hơn nhằm tránh khỏi những bệnh tật trong cuộc sống. Hiện nay xu hướng những người mắc bệnh tim mạch đang ngày càng tăng do nhiều yếu tố khác nhau. Có một công cụ cực kỳ đắc lực để chẩn đoán ch
  • Lý do tại sao siêu âm nhầm trai thành gái? Siêu âm là hành động mang lại nhiều ý nghĩa đối với mẹ bầu, không chỉ giúp mẹ xác định giới tính của con còn giúp theo dõi sức khỏe thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi siêu âm là con trai nhưng sinh ra lại là con gái khiến rất nhiều gia đình thắc mắc. Vậy, hãy cùng Tập
  • Nguyên nhân trễ kinh 20 ngày siêu âm không có thai và phương án giải quyết Vấn đề trễ kinh luôn được chị em quan tâm đến. Trễ kinh ngoài có khả năng mang thai còn liên quan đến một số vấn đề sức khoẻ của chị em. Trong bài viết này, Tập đoàn Y tế Việt Nhật sẽ trả lời câu hỏi trễ kinh 20 ngày siêu âm không thấy thai được nhiều chị em quan tâm đến.
  • Mang bầu bé trai có biểu hiện gì theo khoa học? Mang bầu bé trai- Để có thể chuẩn bị chu toàn nhất cho đứa con sắp chào đời của mình chắc hẳn những bậc làm cha làm mẹ đều muốn biết về giới tính của em bé. Hiểu được nỗi lòng của phụ huynh, TẬP ĐOÀN Y TẾ VIỆT NHẬT xin chia sẻ một số biểu hiện mang bầu bé trai theo khoa học và mẹo phát hiện giới tín
  • Trứng rụng rồi siêu âm có thấy không? Cần lưu ý điều gì khi siêu âm canh trứng? Nếu trứng rụng rồi siêu âm có thấy không? chắc hẳn là vấn đề đáng quan tâm của nhiều cặp vợ chồng khi đi siêu âm trứng canh ngày thụ thai.
  • Giải đáp thắc mắc trước khi siêu âm có được ăn không? Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán bệnh hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay. Đây là phương pháp được áp dụng trong việc khám sàng lọc, chẩn đoán cũng như điều trị hầu hết các bệnh lý
  • U nang buồng trứng có được phát hiện nhờ siêu âm hay không? Hiện nay, đa số các u nang buồng trứng được phát hiện đều là u lành và nó không có tác động gì lớn đến cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, u nang có thể có những biến chứng nguy hiểm dưới tác động của nhiều yếu tố. Do đó, theo dõi và phát hiện bệnh sớm sẽ có thể tránh được những biến chứng của bệnh.
  • Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mang thai là một quá trình kỳ diệu và không kém phần vất vả đối với người phụ nữ. Suốt thai kỳ, ngoài việc cẩn trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt, ăn uống, mẹ bầu cần tuân thủ đầy đủ lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ. Siêu âm thai được chỉ định thường xuyên trong những lần khám thai định kỳ. Thai nh
  • Thời gian trễ kinh dài bao lâu thì có thể đi siêu âm để thấy thai nhi? Bạn trễ kinh nhiều ngày nhưng không biết có phải mang thai không hay vì những yếu tố khác. Bạn đừng lo lắng vì bài viết này sẽ giúp bạn biết khoảng thời gian ngắn nhất cũng như các phương pháp có thể giúp bạn nhận biết điều gì khiến bạn bị trễ ngày dâu. Bài viết sau sẽ cho bạn biết trễ kinh bao lâ
  • Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không? 4 phương pháp khác để kiểm tra ung thư cổ tử Căn bệnh thư cổ tử cung xuất hiện ngày càng nhiều, đây là căn bệnh phụ khoa khá phổ biến trên thế giới mà các chị em có thể gặp phải. Là một căn bệnh khá nghiêm trọng tuy nhiên lại không có dấu hiệu rõ ràng. Liệu siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không? Hãy cùng Tập đoàn Y tế Việt Nhật

    Video liên quan

    Chủ Đề