Cách chữa chảy nước mắt sống

Phan Hoài Nam Mắt Đã hỏi: Ngày 19/02/2021

Thưa bác sĩ, dạo này tôi hay bị chảy nước mắt bên mắt trái, nhất là khi đi xe máy ngoài đường, kể cả khi ngồi trong nhà cũng bị chảy. Xin bác sĩ cho biết đó là hiện tượng gì, nguyên nhân do đâu và có khắc phục được không ạ?

1.361 lượt xem

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 19/02/2021
Mắt

Bạn thân mến!
Qua câu hỏi của bạn, có thể thấy bạn đang gặp hiện tượng chảy nước mắt sống. Đây là hiện tượng nước mắt tiết ra quá mức hoặc liên tục, có thể kèm theo tình trạng mờ mắt, ghèn nhiều, sưng đỏ…

Về nguyên nhân gây ra bệnh thì có nhiều nguyên nhân khác nhau, phụ thuộc vào sinh hoạt, môi trường tiếp xúc và cả độ tuổi. Bạn có thể bị chảy nước mắt sống do tắc lệ đạo, nhiễm trùng mắt, khô mắt, dị ứng, sử dụng kính áp tròng cũ, bẩn, hoặc do mi mắt… Bác sĩ sẽ tùy vào từng nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Về lâu dài, bệnh chảy nước mắt sống sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý giúp bạn cải thiện tình trạng này đó là giữ vệ sinh, bảo vệ mắt bằng cách đeo kính khi lao động trong môi trường có nhiều dị vật dễ bắn vào mắt. Đeo kính bảo vệ mắt khi đi ngoài đường có nhiều gió bụi, ánh nắng mặt trời… Đội mũ bảo hiểm có kính chắn để đề phòng bụi, sinh vật nhỏ bay vào mắt. Bạn cũng nên thường xuyên chớp mắt khi ngồi máy tính và để mắt nghỉ ngơi, tránh hoạt động và tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì lượng nước mắt phù hợp.

Bạn cần đi khám tại cơ sở uy tín có chuyên khoa mắt để xác định nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị thích hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể liên hệ qua tổng đài: 1900558892 để đặt lịch khám mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!

Cứ mấy phút lại dùng khăn giấy chặm nước mắt một lần. Mọi người tưởng bạn đang khóc, họ cảm thấy bối rối, nhưng sự thật là bạn đang bị chảy nước mắt sống. Nhiều người cho rằng nguyên nhân do dùng máy tính quá nhiều, nhưng nhóm khác lại nói “đừng đổ oan cho cái máy tính”. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chảy nước sống này như thế nào?


  1. Chảy nước mắt sống là gì?
  2. Nguyên nhân chảy nước mắt sống
    1. 1. Tắc lệ đạo
    2. 2. Viêm kết mạc
    3. 3. Bệnh khô mắt
    4. 4. Rối loạn chức năng tuyến Meibomian [MGD]
    5. 5. Quặm mi
    6. 6. Mụn lẹo/chắp trên mí mắt
    7. 7. Một số nguyên nhân khác
  3. Triệu chứng chảy nước mắt sống thường gặp ở những ai?
  4. Bị chảy nước mắt sống xử lý như thế nào?
  5. Cách phòng ngừa tình trạng chảy nước mắt sống

  1. Chảy nước mắt sống là gì?
  2. Nguyên nhân chảy nước mắt sống
    1. 1. Tắc lệ đạo
    2. 2. Viêm kết mạc
    3. 3. Bệnh khô mắt
    4. 4. Rối loạn chức năng tuyến Meibomian [MGD]
    5. 5. Quặm mi
    6. 6. Mụn lẹo/chắp trên mí mắt
    7. 7. Một số nguyên nhân khác
  3. Triệu chứng chảy nước mắt sống thường gặp ở những ai?
  4. Bị chảy nước mắt sống xử lý như thế nào?
  5. Cách phòng ngừa tình trạng chảy nước mắt sống


Chảy nước mắt sống là gì?

Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt không thoát được sẽ trào ra ngoài từ góc trong của mắt, gây ra triệu chứng chảy nước mắt.

Hiện tượng chảy nước mắt sống là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh về mắt

Hiện tượng chảy nước mắt sống xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người già. Hệ quả của tình trạng này là mắt đóng màng, đau mí mắt, mờ mắt, nặng hơn sẽ gây nên những bệnh về mắt.

Nguyên nhân chảy nước mắt sống

Nước mắt chảy quá nhiều sẽ gây phiền toái cho những hoạt động thường ngày của bạn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mất thị lực. Vậy những nguyên nhân nào gây hiện tượng chảy nước mắt sống?

1. Tắc lệ đạo

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng chảy nước mắt sống. Theo cấu tạo, lệ đạo là ống thoát nước mắt dẫn từ góc trong của mi mắt dưới đến khe mũi dưới, bao gồm lỗ lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi. Nước mắt sau khi sinh ra sẽ làm nhiệm vụ bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu, sau đó được đổ về góc trong mắt rồi chảy vào lệ đạo và xuống mũi.

Lệ đạo hay bị tắc ở đoạn ống lệ mũi. Tắc lệ đạo xảy ra ở mọi lứa tuổi vì thế có hiện tượng trẻ sơ sinh chảy nước mắt sống và chảy nước mắt sống ở người già. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc mắc phải. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.

2. Viêm kết mạc

Những biểu hiện dễ nhận biết của bệnh viêm kết mạc là mắt có màu hồng hoặc đỏ, hay chảy nước mắt. Các dấu hiệu khác là mờ mắt, có mủ hoặc ghèn mắt và mí mắt bên trong màu đỏ.

Nếu nghi ngờ bị viêm kết mạc, bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh [có thể đến từ vi khuẩn, virus hay dị ứng].

Sự chậm trễ có thể làm hỏng thị lực hoặc gây mù lòa. Bạn có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn, kháng virus hoặc kháng nấm; thuốc nhỏ hay chống viêm. Nếu điều trị không tiến triển, ghép giác mạc là cần thiết để duy trì thị lực.

3. Bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt xảy ra là do sự rối loạn của cơ chế tiết nước và thoát nước ở mắt, khiến mắt rơi vào tình trạng dễ bị kích ứng. Những dấu hiệu thường thấy bao gồm cảm giác châm chích, rát, đỏ, chảy nước mắt, ghèn ở hai hốc mắt, thậm chí giảm thị lực có thể xảy ra. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đi khám.

Lý giải cho nguyên nhân mắt chảy nước nhiều nhưng vẫn bị khô, bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Đăng Dũng – Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND Hà Nội cho biết: "Khi mắt quá khô khiến cho điều tiết mắt thay đổi ảnh hưởng tới việc điều tiết của tuyến lệ. Vì vậy, bệnh nhân lúc nào cũng có nước mắt nhưng vẫn cảm giác mỏi mắt. Đó chính là những dấu hiệu để nhận biết bệnh khô mắt".

Ngoài ra, việc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị màn hình phẳng như máy tính, điện thoại… khiến mắt phải chịu tác động của ánh sáng xanh, vốn được xem “kẻ gây bệnh thời hiện đại”. Cùng với ánh sáng xanh, sự tập trung quá mức vào màn hình, quên không chớp mắt cũng là những nguyên nhân dẫn đến khô mắt.

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, nước mắt nhân tạo sẽ là giải pháp. Bạn cũng có thể được chỉ định dùng thuốc theo toa để giảm viêm hoặc giúp tạo ra nước mắt. Các lựa chọn khác bao gồm đặt tuyến nước mắt nhân tạo hoặc kết hợp liệu pháp ánh sáng và massage mắt.

4. Rối loạn chức năng tuyến Meibomian [MGD]

Các tuyến Meibomian nằm ở mí mắt có công dụng giải phóng chất nhờn giúp làm chậm sự bay hơi của nước mắt. Các tuyến này cũng tạo ra một loại dầu gọi là Meibum. Meibum, nước và chất nhầy tạo thành ba lớp màng nước mắt. Chất lỏng giúp duy trì độ ẩm cho mắt. Dầu giúp ngăn lớp nước trên bề mặt mắt bị khô.

Khi có sự thay đổi về số lượng hoặc chất lượng của dầu, hoặc các tuyến nhỏ ở mí mắt sẽ dẫn đến MGD. MGD thường là kết quả từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Phổ biến nhất là MGD tắc nghẽn, xảy ra khi các tuyến mở bị tắc, và ngày càng ít dầu đến bề mặt mắt. Kết quả là, nước mắt nhanh chóng bị khô và cơ thể sẽ ngay lập tức kích hoạt cơ chế sản sinh nước mắt để bù đắp lại, vì thế gây ra hiện tượng chảy nước mắt.

5. Quặm mi

Quặm mi là hiện tượng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu, mọc ngược vào trong mắt. Khi ấy, mi sẽ cọ vào giác mạc, làm kích ứng và gây ra các vấn đề như đỏ mắt, rát mắt, chảy nước mắt. Hành động chớp mắt càng khiến mi cọ sâu gây cộm mắt, viêm loét giác mạc, nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm thị lực…

Quặm mi thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cần được điều trị sớm và kịp thời. Một số lựa chọn không phẫu thuật và phẫu thuật cho hiện tượng mi mắt “mọc” ngược sẽ là nhỏ nước mắt nhân tạo, dùng kính áp tròng mềm, tiêm botox, căng cơ giữ mi mắt về đúng vị trí…

6. Mụn lẹo/chắp trên mí mắt

Nếu bạn thấy có một nốt sưng lớn trên mí mắt, bạn có thể có một mụn lẹo hoặc một chắp trên mí mắt. Mụn lẹo xuất hiện là do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính.

Còn chắp xảy ra là do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Trong nhiều trường hợp từ lẹo có thể chuyển thành chắp do lẹo trong thoát lưu hoặc điều trị lẹo chưa khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc một liều steroid để giảm sưng. Nếu nốt sưng không biến mất, hoặc ảnh hưởng đến thị lực của bạn, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật rút nước. Lưu ý, bạn không nên tự ý nặn để tránh làm tình trạng bệnh nặng nề hơn.

7. Một số nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây bệnh chảy nước sống khác bao gồm:

  • Bell's palsy [rối loạn dây thần kinh mặt] - tình trạng thần kinh làm suy yếu cơ mặt của bạn
  • Chấn thương mắt
  • Tiếp xúc với hóa chất và khói
  • Các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp
  • Phẫu thuật khuôn mặt
  • Một số loại thuốc

Triệu chứng chảy nước mắt sống thường gặp ở những ai?

Chảy nước mắt sống xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Nguyên nhân có thế do bẩm sinh [thường xảy ra ở trẻ sinh thiếu tháng] và bệnh mắc phải [xảy ra ở người lớn].

Điểm chung của các nguyên nhân này là đều xuất hiện hiện tượng chảy nước mắt sống. Vì thế, khi thấy tình trạng chảy nước mắt sống xuất hiện thường xuyên, đi kèm những dấu hiệu khác như đỏ mắt, cộm mắt, ngứa rát, đổ ghèn… bạn nên đi khám khoa mắt để xác định rõ nguyên nhân, kịp thời chữa trị, phòng tránh những tổn thương có thể xảy ra với thị lực.

Bị chảy nước mắt sống xử lý như thế nào?

Bạn có thể áp dụng một vài cách khắc phục chảy nước mắt sống tại nhà để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện tình trạng đôi mắt.

  • Tắc lệ đạo: Massage góc mắt về phía mũi một cách nhẹ nhàng. Hành động này sẽ mở các ống dẫn nước mắt từ từ và cải thiện đôi mắt chảy nước. Lặp lại việc này nhiều lần trong ngày.
  • Trị khô mắt bằng dầu thầu dầu và vitamin A: Người ta thấy rằng dầu thầu dầu có hiệu quả trong điều trị khô mắt. Bạn có thể thoa một vài giọt lên mắt trước khi đi ngủ. Ngoài ra, dùng thuốc nhỏ mắt vitamin A và thu nạp thực phẩm giàu vitamin A cũng là cách giảm bớt các triệu chứng chảy nước mắt hoặc khô mắt.
  • Trị chắp: Ngâm khăn sạch trong nước ấm và áp vào mí mắt trong 10-15 phút. Thực hiện 3-5 lần/ngày. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp xung quanh khu vực bị sưng sau khi đã rửa tay sạch sẽ.
  • Vệ sinh mắt thường xuyên để bảo vệ đôi mắt: Cách đơn giản là rửa mắt bằng nước ấm để “nới lỏng” các tạp chất, bụi bẩn trong mắt, không để chúng gây bít tắc, gây hại cho mắt.
  • Bạn cần lưu ý thêm những điều sau: không dùng tay dụi mắt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi dùng thuốc; không dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc bất cứ đồ dùng gì khác khi thấy có những dấu hiệu bệnh về mắt.

Sau tất cả các biện pháp trên, hiện tượng chảy nước mắt sống vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn các biện pháp phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành thêm những bước kiểm tra trước khi đưa ra quyết định. Nếu do nguyên nhân khô mắt, thuốc nhỏ mắt được yêu cầu để giảm bớt các triệu chứng. Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên tránh các hoạt động làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Những bước kiểm tra mắt sẽ giúp tìm ra chính xác nguyên nhân gây hiện tượng “không ai đánh cũng khóc”

Bạn cũng có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị tình trạng chảy nước mắt sống gây ra bởi nhiễm trùng hoặc dị ứng. Trường hợp ống dẫn nước mắt bị thu hẹp hoặc tắc, cần phải phẫu thuật để điều trị hiện tượng mắt chảy nước.

Cách phòng ngừa tình trạng chảy nước mắt sống

Một số cách đơn giản giúp bạn phòng ngừa tình trạng chảy nước mắt sống, khô mắt, ngứa mắt và kích ứng mắt:

  • Thường xuyên chớp mắt khi sử dụng máy tính và nghỉ ngơi để tránh mỏi mắt.
  • Tăng độ ẩm ở nơi làm việc nếu mắt bạn bị khô và bị kích ứng.
  • Đeo kính mát khi đi ra ngoài để làm giảm các tác nhân gây kích ứng mắt từ ánh nắng mặt trời và gió.
  • Uống nhiều nước để tránh bị mất nước và duy trì lượng nước mắt cần thiết.
  • Thu nạp đầy đủ dưỡng chất [thông qua thực phẩm] và các dưỡng chất chuyên biệt để nuôi dưỡng cho mắt khỏe mạnh từ bên trong, từ đó ngăn chặn các loại bệnh ghé thăm.

Các nhà nhãn khoa trên thế giới đã phát hiện ra Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ tế bào võng mạc [RPE] trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Tinh chất Broccophane thiên nhiên [có trong Wit] được chiết xuất từ bông cải xanh rất giàu Sulforaphane, giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện tinh chất Broccophane thiên nhiên [chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane], giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc, hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ánh sáng nguy hiểm và cải thiện các triệu chứng khó chịu của hội chứng thị giác màn hình [mắt phải hứng chịu những tác động xấu của ánh sáng xanh], hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt và bao gồm cả tình trạng chảy nước mắt sống.


Chủ Đề