Cách chữa mẹo mắt bị mục lẹo ở mắt

Lẹo mắt là căn bệnh khá phổ biến, gây ra tình trạng phù nề, đau nhức và có mủ ở phần dưới của mi mắt, gây ảnh hưởng khi nhìn. Các cách chữa lẹo mắt đơn giản từ những nguyên liệu tự nhiên như: trứng gà, nghệ, tỏi,…sẽ giúp làm giảm đau, sưng tấy nhanh.

 

Lẹo mắt là căn bệnh khá phổ biến, gây ra tình trạng phù nề, đau nhức và có mủ ở phần dưới của mi mắt, gây ảnh hưởng khi nhìn. Các cách chữa lẹo mắt đơn giản từ những nguyên liệu tự nhiên như: trứng gà, nghệ, tỏi,…sẽ giúp làm giảm đau, sưng tấy nhanh.

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Lẹo mắt do vi khuẩn như Staphylocoque hoặc do một loại tụ cầu khuẩn tấn công gây nên. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, đau và ngứa, một thời gian sau tại chỗ đó nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo.

Hình ảnh minh họa người bị bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt hay mọc ở bờ mi, sau khoảng từ 3 đến 4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Tình trạng lẹo rất hay tái phát, nó thường dễ lây từ mi này sang mi khác, nghiêm trọng hơn là gây ứ phù màng tiếp hợp và sưng to cả mi mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân bị lên lẹo như: dùng khăn chung với người bị lẹo mắt, viêm mi mắt, dùng quá nhiều viền kẻ mắt. Nhưng nếu biết vệ sinh đúng cách và giữ gìn mắt thì bệnh thường tự khỏi. Hoặc bạn có thể áp dụng một trong các cách chữa lẹo mắt đơn giản dưới đây để giảm nhanh đau nhức và sưng tấy ở mi mắt.

Cách chữa lẹo mắt hiệu quả tại nhà

1. Mẹo chữa lẹo mắt bằng lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có tác dụng sát trùng, tiêu viêm hiệu quả. Vì thế mà người dùng sử dụng lá trầu không để trị lẹo mắt. Cách chữa lẹo mắt bằng phường pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần làm như sau:

  • Rửa sạch lá trầu không với nước sạch rồi giã nát.
  • Tiếp đến hòa chung phần lá trầu không với nước sôi.
  • Dùng nước đó để xông mắt bị lẹo cho đến khi nước nguội thì thôi.
  • Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy nốt mụn lẹo xẹp hẳn đi.

Cách chữa lẹo mắt bằng lá trầu không

2. Hạn chế đưa tay dụi mắt

Với thói quen dụi mắt thì có thể làm bụi hay các mảnh vụn khác vướng vào mắt gây nên tắc nghẽn các tuyến bã nhờn. Làm cho tình trạng mụn lẹo càng nghiêm trọng hơn, vì thế bạn nên hạn chế đưa tay lên dụi mắt.

3. Cách trị lẹo mắt bằng nghệ

Nghệ thường được sử dụng để làm mờ các vết thâm, trị những vết thương truyền nhiễm, do nghệ có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao. Nhờ vào đặc tính, người ta sử dụng nghệ để chữa lên lẹo ở mắt, hạn chế tình trạng lan sang khác.

Cách tiến hành như sau:

- Rửa nghệ thật sạch, sau đó đem đi giã nát.

- Sử dụng lượng nước vừa đủ để tạo hỗn hợp dạng sệt.

- Dùng một miếng khăn mỏng sạch đặt lên vùng mắt bị lên lẹo, đắp hỗn hợp vừa làm xong lên.

- Thực hiện trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

- Mỗi ngày thực hiện 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹo dân gian chữa lẹo lên ở mắt bằng nghệ

4. Rửa mặt bằng nước ấm

Làm ướt khăn mặt với nước ấm, tiếp đến vặt nhẹ để khăn không quá ướt. Đặt khăn ấm lên trên mắt bị lẹo từ 5 – 10 phút. Nước ấm vừa có tác dụng làm cho lẹo khô tự nhiên vừa làm tan mủ.

5. Trị lẹo mắt bằng trứng gà

Dùng trứng gà chín để trị lẹo lên ở mắt là phương pháp dân gian dễ làm mà đạt hiệu quả cao. Cách thực hiện rất đơn giản:

- Luộc chín một quả trứng gà, sau đó để trứng nguội bớt đi.

- Khi trứng còn hơi ấm, bóc vỏ và lăn đều lên vùng mí bị nổi lẹo.

Để đạt hiệu quả nhanh thì nên sử dụng trứng nóng là tốt nhất, nhưng không được lăn trứng vừa mới luộc xong lên mắt, sẽ làm mắt bị tổn thương.

Sử dụng trứng gà chín để trị lẹo mắt hiệu quả

6. Tránh nặn lẹo mắt

Khi lên lẹo, mắt sẽ khó chịu và bạn sẽ muốn nặn nó đi ngay nhưng việc làm này sẽ làm cho bệnh càng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn tự ý nặn mủ sẽ làm cho các vi khuẩn lay lan sang các vùng khác. Tốt nhất, để mụn lẹo khô tự nhiên hoặc bạn cũng có thể uống thêm thuốc để làm mủ nhanh khô hơn.

7. Cách chữa lên lẹo ở mắt bằng đũa

Phương pháp chữa lẹo mắt bằng đũa được áp dụng từ rất lâu nhưng vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ. Cách làm như sau:

- Dùng một chiếc đũa hơ trên than hoa cho đến khi nóng. Sau đó quấn bằng miếng vải xô sạch.

- Lăn đũa đều lên vùng bị lẹo sẽ giúp cho mắt được dễ chịu hơn.

- Thực hiện 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần hơ lại đũa từ 5 – 7 lần để đạt hiệu quả nhất.

8. Chườm túi trà để chữa lẹo mắt

Bên cạnh việc sử dụng khăn ấm để lau mắt, bạn cũng có thể sử dụng túi trà nóng để làm. Trà xanh không những giúp giảm sưng mà con kháng viêm, đây là lựa chọn tốt cho đôi mắt đang bị lẹo. Cách thực hiện khá đơn giản:

- Dùng nước đun sôi nước rồi thả túi trà vào.

- Để khoảng 1 phút cho túi trà nguội rồi mới chườm lên mắt.

- Mỗi túi trà chỉ nên chườm một bên mắt để tránh làm lay lan vi khuẩn. Áp dụng từ 5 - 10 phút mỗi lần.

Dùng túi trà ấm chườm lên mắt sẽ nhanh làm xẹp nốt mụn lẹo

>>> Xem thêm: Dấu hiệu đau mắt đỏ cần lưu ý qua các giai đoạn

9. Cách chữa lẹo mắt bằng lá ổi

Theo Đông y, lá ổi có tính kháng khuẩn rất mạnh và dùng như một liều thuốc chống viêm rất hiệu quả. Vì vậy, rất nhiều người đã dùng lá ổi để trị lẹo mắt. Các bước làm như sau:

- Rửa lá ổi thật sạch, sau đó để cho lá ổi ráo nước.

- Đắp lá ổi lên vùng mí mắt trong khoảng 10 phút.

- Là mỗi ngày 3 lần để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Cách phòng ngừa lẹo mắt

  • Tránh đến những nơi bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm.
  • Không được đưa tay lên chà mắt, dụi mắt.
  • Dùng kính mỗi khi đi đường để bảo vệ mắt khỏi bụi và ô nhiễm không khí.
  • Nếu thường xuyên trang điểm thì nên thay mascara 6 tháng/ lần, tẩy trang sạch mắt hằng ngày.
  • Không dùng chung khăn lau, đồ trang điểm mắt, khăn tắm.
  • Rửa tay sạch và luôn để rời tay khỏi mắt, nhất là khi bạn đi chăm sóc người bị lẹo mắt.

Trên đây là một số cách chữa lẹo mắt tại nhà hiệu quả bằng phương pháp dân gian. Hi vọng rằng các bạn sẽ tìm được một mẹo chữa lẹo phù hợp và áp dụng thành công để đánh bay mụn lẹo ở mắt.

Nếu còn bất cứ băn khoăn về các thông tin chăm sóc sức khỏe mắt hay gói khám sức khỏe toàn diện, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 1900 1806 để được hỗ trợ.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Phần lớn các trường hợp mắt bị lẹo sẽ bị khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt lẹo to, không hết sau một tuần, gây đau, khó chịu,... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Lẹo mắt là hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo khiến mi mắt sưng đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt, cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ như mụn nhọt. Sau 3-4 ngày, lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp nhưng sau đó có thể xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt.

Có một số dạng lẹo mắt khác nhau như:

  • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt: lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi lên mới nhìn thấy được lẹo.
  • Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: là một nốt đỏ, gây đau ở bờ mi. Lẹo ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu.
  • Đa lẹo: xuất hiện rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Có nhiều nguyên nhân có thể tăng nguy cơ gây lẹo mắt như:

  • Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm mà không tẩy trang. Dùng mỹ phẩm lên mắt quá hạn sử dụng.
  • Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ thay kính áp tròng
  • Thường đưa tay bẩn lên dụi mắt
  • Có tiền sử viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

Mắt lẹo thường tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khoảng 4-6 ngày, mủ của lẹo sẽ vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức sẽ giảm dần.

Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh có thể chườm khăn ấm lên lẹo 10-15 phút, 3-5 lần/ngày. Chườm ấm sẽ giúp lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý [loại dùng cho mắt] hàng ngày. Trong thời gian mắt bị lẹo, không được dùng tay gãi, chà xát vào lẹo vì sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập sâu, mắt có thể tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nếu lẹo mắt to không hết sau 1 tuần, gây khó nhìn, tiết nước mắt nhiều, đau, khó chịu... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện thủ thuật chích rạch lẹo để lấy mủ ra, đồng thời kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống, kháng sinh nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,... Người bệnh cần sử dụng thuốc và chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý khi bị lẹo mắt

Để ngăn ngừa lẹo mắt và các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung, cần chú ý một số biện pháp như sau:

  • Không dùng dùng tay đưa lên mắt để dụi mắt, chà mắt vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng mắt.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh, nhất là trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt.
  • Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mát,... với người khác. Đặc biệt không dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.
  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo chất lượng, cọ trang điểm mắt hợp vệ sinh.
  • Bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn ô nhiễm bằng cách đeo kính râm hoặc các loại kính báo vệ.

Ngoài ra, khi mắt có tình trạng viêm nhiễm, đau, khó chịu, cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ thăm khám sức khỏe chất lượng với dịch vụ tốt cùng đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, khách hàng có thể tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề