Cách đánh của cuộc khởi nghĩa Yên thế

Những cuộc khởi nghĩa dù lớn, dù nhỏ của ông cha ta luôn là một sự kiện, một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử vẻ vang của nước nhà. Tuy nhiên, có những cuộc khang chiến mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhắc đến những cuộc khởi nghĩa đó không thể không nhắc đến khởi nghĩa Yên Thế.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan cụ thể: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Khái quát về khởi nghĩa Yên Thế

Khởi nghĩa Yên Thế là một trong cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thương và sau đó là Thái Nguyễn, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám với quân Pháp khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam.

Thứ nhất: Nguyên nhân phát sinh cuộc khởi nghĩa

– Khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn từ vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi này làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình.

– Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống đối lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ. Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kỳ nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.

– Yên Thế Thượng vào giữ thế kỷ XIX còn là một vùng đát hoang vu chưa được khai phá, đây là nơi tá túc của nhiều toán giặc, nhiều toán thổ phỉ thường xuyên cướp phá các vùng lân cận. Đây cũng là nơi cho nông dân lưu tán hoặc đang bị truy đuổi đến ẩn náu và sinh sống từ những năm 60 – 70 của thế kỳ XIX.

– Người dân cùng nhau khai phá đất hoang để trồng cấy, kiếm lâm sản, sống lẫn lộn với giặc, thổ phỉ. Để chống lại ách áp nức, sự truy bắt của chính quyền cũng như chống lại sự cướp bóc, tàn phá của giặc cướp, những người nông dân lưu tán đến cư ngụ ở đây đã phải lập những đội vũ trang tự vệ, những làng chiến đấu. Đây được đánh giá là vùng đất thiếu an ninh nhất khu vực lúc bấy giờ.

– Có thể tổng hợp nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa bằng ba ý chính sau:

+ Yên Thế là vùng đất phía Tây Bắc Giang, diện tích rộng cây cối rậm rạp, cây cỏ um tùm từ đấy có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc yên và Vĩnh Yên nên rất thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhau và rút nhanh lại rất thuận lợi khi bị truy đuổi.

+ Lòng yêu nước nồng nàn của nghĩa quân Yên Thế.

+ Do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất cứ chính quyền nào.

Thứ hai: Diễn biến cuộc khởi nghĩa

– Giai đoạn thứ nhất từ 1884 – 1892.

– Giai đoạn thứ hai từ năm 1893 – 1897.

– Giai đoạn thứ ba từ 1897 – 1908.

– Giai đoạn kết thúc từ năm 1909 – 1913.

Thứ ba: Ưu – Nhược điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

– Nhược điểm:

+ Nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX – XX đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

+ Đây là phong trào mang tính tự phát.

+ Giai cấp lãnh đạo là nông dân chưa có đường lối đứng đắn, không có hệ tư tưởng lãnh đạo.

+ Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời.

– Ưu điểm:

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc chiến đấu về sau.

+ Bước đầu giải quyết được yêu cầu rượu đất cho người nông dân.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

+ Diễn ra trong một thời gian dài gây cho Pháp không ít tổng thất.

Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

– Đối với lãnh đạo của khởi nghĩa:

Không còn là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt quan trọng là căm thù kẻ thù, phong kiến, có mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết thương yêu nghĩa quân.

– Đối với mục tiêu của cuộc khởi nghĩa:

Bảo vệ quê hương [xóm làng, cuộc sống của mình] không phải khôi phục chế độ phong kiến bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa trong cùng thời điểm.

– Đối với cách đánh:

Nghĩa quân yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động và giảng hòa khi cần thiết.

– Đối với địa bàn hoạt động:

Như chúng tôi đã nêu ở trên, khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc bộ.

– Đối với lực lượng tham gia:

Những người nông dân cần cù, chất phác và yêu nước.

– Đối với tính chất:

Đây là một phong trào yêu nước không còn nằm trong phong trào Cần Vương.

– Đối với Ý nghĩa:

Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phái Bắc của thực dân Pháp.

Như vậy, Khởi nghĩa Yên thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Là câu hỏi đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Chúng tôi mong rằng, nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Năm 2022, là năm kỷ niệm 138 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo [1884-2022].

Để bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ những công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế năm xưa, ngày 16/3/1984 [dương lịch], nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế, lần đầu tiên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế đã long trọng tổ chức Lễ hội Yên Thế.

Ngược dòng lịch sử trở về 138 năm về trước, ngày 16/3/1884, Hoàng Hoa Thám cùng các nghĩa binh do Lương Văn Nắm [tức Đề Nắm] lãnh đạo đã phất cờ khởi nghĩa tại Đình Làng Hả, xã Tân Trung. Sau khi Đề Nắm bị sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Qua nhiều năm chiến đấu, nghĩa quân Yên Thế đã khiến cho thực dân Pháp xâm lược phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892… thể hiện rõ nét qua câu truyền miệng của nhân dân "Đất này là đất Cụ Đề - Tây lên thì có, Tây về thì không".

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế [ Ảnh tư liệu ]

Trong gần 30 năm chiến đấu, Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân đã buộc thực dân Pháp phải 2 lần ký hòa hoãn, giành cả vùng đất Yên Thế cho nghĩa quân vào các năm 1894 và năm 1901. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang chống quân xâm lược hoành tráng hào hùng nhất của dân tộc ta trước khi có Đảng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã viết lên trang sử hào hùng về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích, về xây dựng lực lượng, căn cứ làng, xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Lễ hội Yên Thế, là nơi để chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tri ân của thế hệ hôm nay với trời đất, thần linh, các anh hùng nghĩa sỹ, nghĩa binh, dân binh, những người hy sinh cho đất nước và dân tộc đã một lòng trung thành, sống chết dưới cờ nghĩa của vị thủ lĩnh - Người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Lễ hội Yên Thế được tổ chức nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, độc lập tự cường và khơi dậy lòng tự hào dân tộc; là nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại với những sắc màu văn hóa phong phú và riêng biệt, khẳng định bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung trên đà hội nhập và phát triển, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa, Lễ hội Yên Thế hàng năm đã thu hút hàng vạn du khách thập phương về trẩy hội.

Những dư âm đáng tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc

Cuộc khởi nghĩa có vai trò, vị trí to lớn trong lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí bất khuất của dân tộc ta chống quân xâm lược. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, hình ảnh vị thủ lĩnh kiên cường Hoàng Hoa Thám vẫn còn in sâu trong tâm trí của mỗi người dân nước Việt. Những dư âm và chiến tích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn còn hiện hữu trên những trang sử, trên nhiều vùng quê. Tên tuổi Hoàng Hoa Thám và các thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế giờ đây đã gắn liền với nhiều tên đường, tên phố, địa danh, các công viên, quảng trường, trường học ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tưởng nhớ công đức Hoàng Hoa Thám, ở tất cả 23 di tích và cụm di tích lịch sử của vùng đất Bắc Giang và ngay trên quê hương của người anh hùng ở xã Dị Chế - huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên, nhân dân đều lập đền thờ ông.

Tượng đài người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám và nhà tưởng niệm khởi nghĩa Yên Thế đặt tại thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế.

Với những vai trò to lớn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và giá trị của hệ thống di tích có liên quan, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận "Di tích lịch sử Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế" là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là niềm vinh dự tự hào của cán bộ, nhân dân tỉnh Bắc Giang mà còn niềm tự hào của quê hương Hưng Yên, nơi sinh danh nhân Hoàng Hoa Thám.

Khởi nghĩa Yên Thế đã trở thành bản hùng ca đầy tự hào và khát vọng tự do của nhân dân ta. Nhớ về công lao to lớn của tướng lĩnh, nghĩa quân Yên Thế, đặc biệt là người anh hùng Hoàng Hoa Thám, nhân dân ta đã ca ngợi ông bằng những câu ca "Ba mươi năm giữ núi rừng; Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam"!

Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế mãi là một dấu son, niềm tự hào của mỗi người dân Yên Thế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Năm nay, Lễ hội Yên Thế sẽ không tổ chức phần hội

Lãnh đạo UBND huyện Yên Thế cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên dịp Lễ kỷ niệm 138 năm Khởi nghĩa Yên Thế chỉ tổ chức phần nghi lễ, không tổ chức phần hội để bảo đảm sức khỏe của nhân dân.

Các nghi lễ gồm Lễ tế, Lễ dâng hương, Lễ phóng sinh được tổ chức vào chiều ngày 15/3/2022 tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Thanh Thắng - Nguyễn Kế

Video liên quan

Chủ Đề