Cách đếm cử động thai

Hướng dẫn đếm cử động thai

HƯỚNG DẪN ĐẾM CỬ ĐỘNG THAI

Cử động thai hay Thai máy là những cử động giống như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác thai "búng búng" trong bụng. Cử động thai khác với cơn gò vốn thường làm cho bụng cứng lên hay méo lệch sang 1 bên.

Theo dõi Cử động thai rất cần thiết để đánh giá xem thai nhi có khỏe không. Đây là phương pháp không tốn kém, rất hiệu quả để người mẹ theo dõi sức khỏe thai nhi. Nếu tập được thói quen theo dõi Cử động thai người mẹ sẽ kịp thời phát hiện thai bị yếu.

Tất cả sản phụ có thai từ trên 7 tháng hay trên 28 tuần nên đếm cử động thai để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi.

Cử động thai thường đếm sau bữa ăn và đếm 3 lần mỗi ngày, tối thiểu phải đếm 1 lần trong ngày. Khi đếm nên nằm nghỉ ngơi yên tĩnh và đếm trong 1 giờ xem có bao nhiêu cử động thai.

Đánh giá:

§         Thai khỏe khi có hơn 4 lần cử động mỗi giờ

§         Nếu trong 1 giờ thai chỉ cử động 3 lần hay ít hơn, người mẹ cần đếm thêm 1 giờ nữa vì có thể là lúc thai đang ngủ. Nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn để dễ theo dõi cử động thai.

§         Nếu trong 1 giờ kế tiếp thai vẫn Cử động 3 lần hay ít hơn thì đây là dấu hiệu báo động cần nghi ngờ thai nhi bị yếu, người mẹ nên đi khám và nhập viện nếu cần thiết để được theo dõi sức khỏe thai bằng máy Monitor hoặc người mẹ có thể tiếp tục đếm Cử động thai trong 12 giờ liên tục nếu có ít hơn 10 lần cử đông thì cần nhập viện ngay để được xử lý tích cực.

Bài viết khác

  • Khám chuyên gia [08-03-2022]
  • Tiền Xét nghiệm [Cập nhật tháng 03-2022] [28-02-2022]
  • Tiền Thủ thuật [Cập nhật tháng 12-2021] [28-02-2022]
  • Tiền Công sanh [Cập nhật tháng 09-2022] [12-09-2022]
  • Tiền Chẩn đoán hình ảnh [Cập nhật tháng 09-2022] [12-09-2022]

  • Nhóm Sản Khoa
  • Lượt xem 2108

HƯỚNG DẪN ĐẾM CỬ ĐỘNG THAI TẠI NHÀ 

Từ tuần thai thứ 28 trở đi, mẹ bầu nên chú trọng việc theo dõi, đếm cử động thai [hay còn gọi là thai máy] để theo dõi tình trạng sức khỏe của con yêu trong bụng.

* CÁCH THỨC THỰC HIỆN đếm cử động thai cơ bản như sau:

- Thời gian: đếm trong vòng 1 giờ

- Tần suất: đếm 3 lần trong 1 ngày [ít nhất phải đếm 1 lần/ngày]

- Thời điểm: tốt nhất là nên theo dõi cử động thai sau các bữa ăn

* KẾT QUẢ: thai máy ít hơn 3 lần/giờ là dấu hiệu thai nhi yếu.

Lúc này mẹ có thể tiếp tục theo dõi thêm 1 giờ nữa [phòng khi thai máy ít do thai nhi đang ngủ]. Nếu kết quả thai máy vẫn là ít hơn 3 lần/giờ thì mẹ bầu nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe của con.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể đếm cử động thai trong 12 giờ liên tiếp, nếu  có ít hơn 10 lần thai máy thì cũng nên đến bệnh viện hoặc bác sĩ Sản khoa để kiểm tra ngay.

* LƯU Ý: Kết quả mang tính chất tương đối.  Đây được xem là cơ sở để mẹ bầu thận trọng đi kiểm tra khi có những dấu hiệu lo lắng về thai máy yếu.

- Zalo “Alo Sản Khoa Phương Châu” là kênh kết nối cùng nhân viên y tế Phương Châu

- Hoặc Tổng đài 1900 54 54 66 kết nối và hỗ trợ khách hàng Phương Châu

20-04-2022

Cảm nhận cử động thai [hay còn gọi là thai máy] là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của người mẹ khi mang thai. Những cử động của thai nhi bao gồm: cảm giác thai nhi đang xoay, đạp, cuộn tròn trong bụng mẹ. Các cử động này của thai không chỉ mang lại cảm xúc đặc biệt cho người mẹ mà còn là một dấu hiệu giúp đánh giá sức khỏe thai nhi, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. 


Cử động bình thường của thai
Thai nhi bắt đầu cử động từ rất sớm. Khoảng thời gian người phụ nữ bắt đầu cảm nhận được những cử động này của thai nhi là khác nhau, thông thường bắt đầu từ 18 – 20 tuần. Phụ nữ mang thai lần đầu có thể cảm nhận được những cử động thai muộn hơn so với người sinh con rạ. Việc nhận biết được cử động thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan như kinh nghiệm qua các lần mang thai, mức độ chú tâm của thai phụ, điều kiện môi trường yên tĩnh…
Thông thường, buổi chiều và buổi tối là thời gian thai nhi hoạt động nhiều nhất. Thai nhi cũng có những chu kỳ ngủ. Trong các chu kỳ ngủ, cử động thai sẽ giảm hay mất. Chu kỳ ngủ của bé có thể kéo dài từ 20 – 40 phút, ở một thai kỳ khỏe mạnh chu kỳ ngủ hiếm khi kéo dài quá 90 phút. Số lần cử động có xu hướng tăng dần cho đến tuần thứ 32 và giữ nguyên đến cuối thai kỳ. 
Mục tiêu của đếm cử động thai là phát hiện các bất thường về tình trạng thai và có can thiệp cứu sống thai khi tình trạng sức khỏe bất thường, do đó đếm cử động thai được khuyến cáo thực hiện khi tuổi thai từ khoảng 26 – 32 tuần.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa cử động thai với chức năng bánh nhau, các bất thường của tử cung, thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy theo dõi cử động thai hàng ngày giúp phát hiện sớm trường hợp thai chết lưu trong tử cung.
Cử động bao nhiêu là bình thường?
Không có một con số cụ thể được coi là bình thường. Mỗi thai nhi sẽ có kiểu hoạt động và số lần cử động khác nhau. Theo Sadovsky, Moore và Neldam thì ở những thai kỳ khỏe mạnh thai nhi thường có khoảng 10 cử động trong vòng 20 phút. 
Điều quan trọng là em bé có giảm hoặc thay đổi kiểu cử động so với giai đoạn trước đó hay không. Nếu có cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được đánh giá thêm. Nếu quá bận rộn, thai phụ có thể chỉ cần theo dõi cử động thai mỗi ngày 1 lần khi nghỉ ngơi, tốt nhất là vào một thời điểm nhất định trong ngày. Một bữa ăn nhẹ có thể khiến thai nhi hoạt động nhiều hơn. Một số loại thuốc giảm đau mạnh hoặc thuốc an thần, rượu và thuốc lá cũng ảnh hưởng đến cử động của bé.
Cách đếm cử động thai:

  • Mẹ bầu nên chọn 1 thời điểm nhất định trong ngày và sau bữa ăn để thực hiện đếm cử động thai.
  • Cần đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi đếm cử động thai.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số đợt cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ.
  • Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
  • Nếu có ít hơn 4 cử động thai, mẹ bầu nên tiếp tục đếm trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ có ít hơn 10 cử động, nghĩa là có giảm cử động thai.

Nên làm gì nếu cảm thấy có giảm cử động thai?
Ở bất kỳ thời điểm nào, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Ở 3 tháng cuối, các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai sẽ được thực hiện như non-stress test [đo monitoring sản khoa để kiểm tra tim thai], siêu âm kiểm tra thai, lượng nước ối, Doppler mạch máu thai. Các kiểm tra này thường cho biết tình trạng sức khỏe em bé có đang ổn hay không. Nếu có bất kỳ bất thường nào gây lo ngại về sức khỏe thai nhi, các can thiệp khác sẽ được đặt ra. 
Tóm lại, theo dõi cử động thai là một cách đơn giản để mẹ bầu đánh giá sức khỏe thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Đây là một phương pháp hữu ích, an toàn, không tốn kém giúp giảm lo lắng cho sản phụ và hạn chế các thăm khám không cần thiết. Ở những tháng cuối thai kỳ, bạn nên theo dõi cử động thai mỗi ngày, tốt nhất là vào một thời điểm nhất định, sau bữa ăn.

Chủ Đề