Cách điều trị bệnh đậu trên heo

1. Nguyên nhân

Bệnh do vi rút Capripoxvirus gây ra. Vi rút bệnh đậu dê có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường và có sức đề kháng cao với các loại hóa chất thông thường.

Đường truyền lây chủ yếu của bệnh là thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc mẫn cảm với gia súc bệnh hoặc gián tiếp thông qua phương tiện hoặc vật dụng nhiễm vi rút.

2. Triệu chứng

Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân, mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thời gian ủ bệnh ở dê, cừu là 5-7 ngày.

Biểu hiện bệnh sốt cao 40-41°C, kéo dài 3-5 ngày, chảy nước mắt và dịch mũi, kém ăn, nằm một chỗ, trên da mặt, quanh miệng  xuất hiện các mụn nhỏ như hạt đỗ, hạt ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen, vảy bong ra để lại vết sẹo đỏ.

Biến chứng thường gặp như: Các mụn đậu mọc ở kết mạc mắt khi vỡ ra có thể làm cho dê, cừu bị mù; mụn đậu mọc ở niêm mạc miệng, mũi và khí quản, gây viêm màng giả, có thể làm cho dê, cừu thở khó, suy hô hấp; mụn đậu mọc ở quanh núm vú, gây lở loét quanh núm vú.

Các mụn đậu xuất hiện quanh miệng dê nhỏ như hạt ngô

Khi bị nhiễm trùng kế phát do các loại tạp khuẩn thì các mụn loét mưng mủ, vỡ loét thành vết thương lâu lành.

Dê cừu mang thai thường sảy thai khi bị bệnh đậu. Một số dê, cừu non mắc bệnh còn thấy ỉa chảy nặng, chết nhanh, khi vi rút đậu tác động đến niêm mạc ruột.

3. Bệnh tích

Có mụn đậu ở ngoài da và trong niêm mạc mũi, miệng quanh mắt và núm vú ở dê cái.

4. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng điển hình như các mụn đậu trên da mặt, quanh miệng, mắt, vùng vú hoặc niêm mạc miệng, mũi và khí quản.

Có thể nhầm với bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Phân lập vi rút đậu.

5. Xử lý khi dê mắc bệnh

Cách ly triệt để dàn dê mắc bệnh.

Không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh đậu dê.

Bôi các dụng dịch sát trùng lên các mụn đậu, thường dùng dung dịch xanh methylen hoặc dung dịch Iodin 1% bôi lên vết mụn loét, các dung dịch này diệt được vi rút và vi khuẩn ở mụn đậu, làm cho mụn đậu đóng vảy nhanh, bong ra và liền sẹo nhanh.

Khi có hiện tượng viêm nhiễm kế phát ở mũi, miệng và viêm khí quản thì điều trị bằng kháng sinh như AmpiKana hoặc Gentamicin – Doxycyclin, Lincospecto, liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kết hợp với sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực như Urotropin, Vitamin B1, Vitamin C và Cafein.

Trong thời gian điều trị giữ chuồng khô, sạch sẽ, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để dê nhanh bình phục.

Khi dịch xảy ra: Phải thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch như khoanh vùng có dịch, giám sát theo dõi diễn biến của dịch, thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, các triệu chứng lâm sàng để nhanh chóng xử lý, dùng hóa chất để phun tiêu độc chuồng trại cho các hộ chăn nuôi dê, xử lý xác dê đã bị chết hoặc quá yếu. Ngừng mua bán, trao đổi và vận chuyển dê sang các địa phương khác để phòng tránh bệnh lây lan ra diện rộng, tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch.

Luân phiên trống chuồng, bãi chăn thả, vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

6. Phòng bệnh

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho dê, cừu.

Giữ chuồng luôn khô sạch, ấm về mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, phát hiện sớm dê, cừu bệnh để cách ly, xử lý và khẩn trương báo cáo lên cơ quan thú y cấp trên.

Nguyên Thị Liên Hương

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Lợn của gia đình tôi bị nổi các nốt đỏ và đen trên toàn thân. Lợn ăn rất ít.

Điều trị lợn bị bệnh đậu

+ Giữ chuồng khô và sạch

+ Không được tắm cho lợn

+ Trộn thêm TETRACYLIN vào thức ăn và cho ăn với liều 1g/3kg thức ăn trong 10 ngày để chống bội nhiễm

+ Bổ sung vào nước uống BCOMPLEX

+ Tiêm thêm VIT C + B1 + CATOSAL

+ Cho ăn thức ăn có dinh dưỡng tốt và cho lợn ngủ ấm

Hợp tác với 3N/VTC16

Nên xem:   Tìm hiểu một số cách nhân giống cây hồ tiêu

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là một loại virus chứa AND cùng nhóm với virus gây bệnh đậu ở trâu, bò, dê, cừu, gia cầm và người. Tuy nhiên, virus gây bệnh đậu ở heo có cấu trúc kháng nguyên hoàn toàn khác với virus gây bệnh đậu ở các gia súc, gia cầm khác.

Virus đậu heo phát triển được và tạo nên bệnh tích tế bào [CPE] chỉ trong môi trường nuôi cấy tế bào thận heo, tế bào não và phôi thai của heo. Chúng không thể phát triển được ở trong các môi trường nuôi cấy lấy từ thận, não, phổi của động vật khác. Đây chính là đặc điểm sinh học nổi bật để phân loại và giám đinh virus đậu heo.

Virus đậu heo có kích thước trung bình 32´ Virus có sức sống kém trong các tổ chức hữu cơ thối rữa và ở nhiệt độ cao. Chúng chết khi đun sôi 2 – 3 phút, dễ bị tiêu diệt bởi 5% H2CO3, 10% nước vôi, 1‰ KMnO4. Tuy nhiên, trong môi trường chất lỏng hữu cơ, virus tồn tại và giữ nguyên đặc tính gây bệnh trong thời gian dài, nhất là khi ở nhiệt độ thấp. Dưới 10oC, virus sống hàng năm, khi được đông khô thì có thể tồn tại trên 3 năm.

2. Đặc điểm dịch tễ

Heo ở tất cả các lứa tuổi đều mẫn cảm với virus đậu, tuy nhiên heo con theo mẹ mẫn cảm nhất và bệnh nổ ra ở heo con theo mẹ cũng nặng nề nhất.

Dê, cừu, trâu, bò, khỉ, gà, chuột bạch không mẫn cảm với virus đậu heo.

Trong điều kiện tự nhiên, người ta thấy có một số giống heo nhất là heo địa phương, heo được nuôi quảng canh, nuôi thả rông hầu như không bị bệnh đậu, nhưng khi xét nghiệm phân lập virus đậu ở những heo này lại có thể tìm thấy chúng. Ngược lại, các giống heo năng suất cao có mức mẫn cảm với virus đậu cao gấp nhiều lần so với heo địa phương. Hình thức chăn nuôi công nghiệp cũng đã tạo điều kiện cho virus đậu lan truyền, phát tán nhanh và tăng cường độc lực.

Virus đậu thâm nhập vào cơ thể heo bằng nhiều con đường khác nhau: Qua vết thương ở da, ở niêm mạc, qua đường tiêu hoá và cả đường hô hấp,…

Heo khỏi bệnh vẫn mang virus và thải virus đậu gây bệnh ra môi trường hơn 2 tháng. Virus đậu có nhiều trong các vảy da khô của nốt đậu trên cơ thể heo bệnh. Khi các vảy bong tróc, chúng nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi,… và môi trường xung quanh, đó là nguồn bệnh nguy hiểm.

Bệnh đậu không gây chết nhiều ở heo lớn, nhưng chúng gây thiệt hại lớn ở heo con bơi biểu hiện của bệnh ngoài ở da ra còn thấy ở các cơ quan khác. Đó là rối loạn tiêu hoá, hô hấp gây tỷ lệ chết cao và trong nhiều trường hợp dẫn đến các bệnh thứ phát hoặc có những biểu hiện khiến cán bộ kỹ thuật có những sai sót trong cách chẩn đoán và nhìn nhận bệnh. Do đó, bệnh đậu heo được các nước có nền chăn nuôi heo theo hướng tập trung công nghiệp liệt vào danh mục các bệnh nguy hiểm [danh mục A].

3. Cơ chế sinh bệnh

Virus đậu có tính hướng tế bào biểu bì ở da, đường tiêu hoá và hô hấp. Sau khi thâm nhập vào cơ thể heo, chúng ký sinh ngay trong nguyên sinh chất của các tế bào trên, sinh sản theo cách tự nhân đôi và gây hiện tượng nhiễm trùng huyết. Khi đó, heo sốt cao, phát ban đỏ ở da, tiếp theo là hình thành các nốt mụn – nốt đậu ở da, đường ruột và một số cơ quan khác. Các nốt đậu nhanh chóng vỡ ra và tạo vết loét, về sau chúng được phủ một lớp vảy màu nâu. Lớp vảy màu nâu này cũng nhanh chóng bong tróc và nếu nốt đậu không có nhiễm trùng thứ phát thì cũng nhanh lành lặn. Heo bệnh sẽ tự tạo được miễn dịch bảo hộ trong thời gian ít nhất 3 – 4 tháng, thậm chí trên 6 tháng.

4. Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 4 – 7 ngày, rất ít khi đến 16 ngày.

Thông thường, sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu.

Heo bệnh tỏ ra mệt mỏi, chán ăn, khi có các dấu hiệu của bệnh thì bỏ ăn hoàn toàn.

Mí mắt viêm và mắt có dử nâu.

Chảy nước mũi.

Tại các chỗ da ít lông bắt đầu xuất hiện và hình thành các nốt đậu. Quá trình hình thành trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Hình thành các nốt tròn đỏ, sau đó trở nên đỏ thâm và chứa đầy chất lỏng trong suốt. Giai đoạn này gọi là Stadium vesiculosum.

Giai đoạn 2: Xung quanh các nốt đậu, da trở nên đỏ tấy và chất lỏng trong các nốt đậu chuyển thành mủ. Thời gian phát triển của giai đoạn này kéo dài 2 – 3 ngày và giai đoạn này gọi là Stadium pustulosum.

Giai đoạn 3: Sau khi các chất mủ bên trong được hình thành và trở nên đặc quánh thì 1 – 3 ngày tiếp theo, chúng khô dần và tạo thành vả Giai đoạn này gọi là Stadium Crustosum.

Giai đoạn 4: Cũng chỉ sau đó vài ngày, các mảng vảy này bắt đầu bong tróc, để lộ ra vết loét và vết loét nhanh chóng lành khỏi. Giai đoạn này gọi là Stadium desquamations. Lúc đó thân nhiệt heo trở lại bình thường và heo ốm dần bình phục.

Ngoài các nốt đậu với 4 giai đoạn phát triển ở da còn thấy chúng trong niêm mạc miệng, đường ruột, khí quản và phổi.

Phụ thuộc vào số lượng nốt đậu trong cơ thể và mức độ bội nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác mà có thêm các biểu hiện lâm sàng trên cơ thể heo. Vì thế, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết của heo bị đậu rất khác nhau ở các đàn heo, trại heo khác nhau. Điều cần chú ý là trong mọi trường hợp, bệnh đậu đều lây lan nhanh, do đó phải có biện pháp điều trị, khoanh vùng dịch.

5. Chẩn đoán lâm sàng

Các số liệu về dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích cho phép chúng ta phát hiện ra bệnh đậu heo.

Nếu thấy cần thiết có thể gây bệnh thực nghiệm: Lấy vảy của nốt nghi do bệnh đậu, nghiền rồi hoà vào nước sinh lý theo tỷ lệ 1:1, xử lý bằng kháng sinh để diệt khuẩn, sau đó rạch da heo khoẻ và bôi huyễn dịch trên vào vết rạch. Trong vòng 4 – 7 ngày, nếu heo phát bệnh với các biểu hiện và bệnh tích như mô tả ở trên và có khuynh hướng lây lan nhanh thì đó là bệnh đậu heo.

6. Chẩn đoán phân biệt

Các vảy nâu ở bệnh đậu cần phân biệt với các vảy nâu của bệnh viêm da do liên cầu heo và của phó thương hàn heo.

Bệnh liên cầu: Heo xảy ra lẻ tẻ, dịch cục bộ, lây lan chậm. Ngoài các nốt viêm hoại tử ở da còn có các triệu chứng điển hình khác như viêm phổi nặng, chảy mủ, nước mũi hoặc máu cam từ mũi và chết nhanh ở thể quá cấp. Nhiều heo bị sưng khớp, đi lại khó khăn, thậm chí còn bị què ở thể dưới cấp và mãn tính.

Bệnh phó thương hàn: Thường xảy ra ở heo sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. Ngoài vảy nâu ở da nhất là vùng chỏm tai, bụng, bẹn,… thì bệnh cũng luôn có biểu hiện tiêu chảy phân màu vàng, khắm thối và có các triệu chứng của viêm phổi. Ở thể mãn tính, trong phân còn thấy sợi máu đông màu đỏ hoặc màu cà phê.

7. Bệnh tích mổ khám

Bệnh tích điển hình, tập trung và dễ nhận thấy ở da là các nốt đậu với các giai đoạn hình thành và phát triển khác nhau. Ngoài ra, còn thấy nốt đậu ở miệng, ở khí quản.

Trong phổi và đường ruột thấy nhiều điểm viêm xuất huyết, hoại tử, rõ nhất là các vết loét trong dạ dày.

8. Kiểm soát bệnh

Bước 1: Phòng bệnh bằng biện pháp an toàn sinh học

Chỉ nhập heo với lý lịch rõ ràng, đã qua kiểm tra huyết thanh âm tính với bệnh đậu, cố gắng theo nguyên tắc cùng vào cùng ra.

Tuyệt đối cấm tiếp xúc giữa heo với trâu, bò, ngựa, dề, cừu, chó, mèo, bồ câu, gà, vịt và các loại chim trời.

Không mang thịt heo sống hoặc sản phẩm heo sống vào trang trại heo với bất kỳ lý do và hình thức nào.

Bước 2: Vệ sinh và sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

Vật nuôi: Theo dõi đàn heo, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của heo nghi bị bệnh, kết hợp kiểm tra huyết thanh để xác định chính xác bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trị tích cực.

Xử lý chất thải: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý nước thải, hồ Biogas liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi heo pha Ecotru cho uống và phun là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 3: Kiểm soát bằng Vaccine

Hiện tại trên thế giới chưa có Vaccine chống bệnh đậu heo.

Bước 4: Kiểm soát vi khuẩn kế phát

Xử lý cá thể heo có triệu chứng viêm phổi và tiêu chảy:

Phác đồ 1: Dùng Nasher Quin liều: 1ml/10kg P. Kết hợp với: Sumazinmycin liều: 1ml/5kg P. Tiêm liên tục 1-2 mũi. Giúp tăng lực hồi phục nhanh dùng Activiton liều: 1ml/10kg P.

Phác đồ 2: Dùng Zitrex liều: 1ml/20kg P, tác dụng kéo dài 10 ngày. Kết hợp với Activiton liều: 1ml/10kg P. Giúp tăng lực hồi phục nhanh.

Xử lý tổng đàn bằng kháng sinh trộn:

Phác đồ 1: Dùng Hehmulin 450 liều 900g/1 tấn thức ăn. Kết hợp với: Moxcinvet 50 liều 600g/1 tấn thức ăn. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 10-14 ngày.

Phác đồ 2: Dùng Damesu 200 liều 1-2kg/1 tấn thức ăn. Kết hợp với: Moxcinvet 50 liều 600g/1 tấn thức ăn. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 10-14 ngày.

Bước 5: Tăng sức đề kháng

Oresol Plus+: Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng, pha 2-3g/1lít nước uống.

Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/10kg P, trộn thức ăn.

Perfectzyme: Tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô, trộn 1g/1kg thức ăn.

9. Xử lý bệnh

Hiện tại, trên thế giới chưa có thuốc điều trị. Để giảm thiểu thiệt hại khi bệnh sẩy ra cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.

Xử lý chất thải: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý nước thải, hồ Biogas liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi heo pha Ecotru cho uống và phun là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 2: Kích hoạt hệ thống miễn dịch

Kích thích tăng Interferon bằng AuraShield L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.

Bước 3: Kiểm soát vi khuẩn kế phát

Xử lý cá thể heo có triệu chứng viêm phổi và tiêu chảy: 

Phác đồ 1: Dùng Nasher Quin liều: 1ml/10kg P. Kết hợp với: Sumazinmycin liều: 1ml/5kg P. Tiêm liên tục 1-2 mũi. Giúp tăng lực hồi phục nhanh dùng Activiton liều: 1ml/10kg P.

Phác đồ 2: Dùng Zitrex liều: 1ml/20kg P, tác dụng kéo dài 10 ngày. Kết hợp với Activiton liều: 1ml/10kg P. Giúp tăng lực hồi phục nhanh.

Xử lý tổng đàn bằng kháng sinh trộn:

Phác đồ 1: Dùng Hehmulin 450 liều 900g/1 tấn thức ăn. Kết hợp với: Moxcinvet 50 liều 600g/1 tấn thức ăn. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 10-14 ngày.

Phác đồ 2: Dùng Damesu 200 liều 1-2kg/1 tấn thức ăn. Kết hợp với: Moxcinvet 50 liều 600g/1 tấn thức ăn. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 10-14 ngày.

Bước 4: Xử lý nốt đậu

Các nốt đậu: Được bôi Iodin 5%, Xanh Metylen 10%, KMnO4 1‰,… ngày bôi 2 lần, bôi liên tục 3 – 5 ngày.

Bước 5: Tăng sức đề kháng

Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/10kg P, trộn thức ăn.

Perfectzyme: Tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô, trộn 1kg/1 tấn thức ăn.

Video liên quan

Chủ Đề