Cách giải bài toán có lời văn lớp 5

Bài tập Toán có lời văn lớp 5 bao gồm các dạng Toán có lời văn từ cơ bản đến nâng cao được rongnhophuyen.com sưu tầm, tổng hợp. Để học tốt môn Toán lớp 5 và để giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức các dạng bài tập có lời văn, ôn luyện các dạng bài tập là nền tảng kiến thức quan trọng cho các lớp về sau. Sau đây mời các em cùng tham khảo và tải về bản chi tiết đầy đủ.

Bạn đang xem: Các dạng toán có lời văn lớp 5

Bạn đang xem: Toán có lời văn lớp 5

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, rongnhophuyen.com mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài Toán có lời văn lớp 5 giúp học sinh biết ứng dụng toán học vào cuộc sống. Các bài toán có lời văn là những miếng ghép quan trọng nối thế giới toán học với thế giới thực.

Các dạng Toán lớp 5 có lời văn lớp 

+ Toán có lời văn về số phần trăm

+ Toán có lời văn về thể tích, diện tích

+ Quãng đường, vận tốc, thời gian

+ Chuyển động cùng chiều, ngược chiều

+ Các bài toán về chuyển động của tàu hỏa

+ Các bài toán chuyển động qui về bài toán tổng - tỉ, hiệu - tỉ

Dạng 1: Các bài Toán về trung bình cộng

Ví dụ: Trong 2 ngày Lan đọc xong một quyển truyện. Ngày thứ nhất Lan đọc được 20 trang, ngày thứ 2 đọc được 40 trang. Hỏi nếu mỗi ngày Lan đọc được số trang sách đều như nhau thì mỗi ngày Lan đọc được bao nhiêu trang sách?

Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đầu bài. Tìm hiểu kĩ đề bài qua câu hỏi gợi ý:

Bài toán cho biết gì? [Lan đọc ngày 1 được 20 trang sách, ngày 2 được 40 trang sách]

Bài toán hỏi gì? [Tìm trung bình mỗi ngày lan đọc được bao nhiêu trang sách]

Ta có tóm tắt bài toán như thế nào là dễ hiểu và hợp lí, thuận tiện nhất? [vẽ sơ đồ]

Ta thấy bài toán ở dạng toán cơ bản nào ta đã được học? [Tìm số trung bình cộng]

Muốn giải và trình bày bài toán TBC ta làm như thế nào? [Tìm tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng]- ở bài này cụ thể ta cần tính 2 ngày Lan đọc được tất cả bao nhiêu trang sách lấy số nào để thực hiện [20 + 40], số các số hạng là mấy [2]

Lời giải

Ta có sơ đồ sau:



. Tìm hai số đó?

A 3 và 97

B 3 và 7

C 30 và 70

D 33 và 77 .

Hướng dẫn học sinh cách chọn nhanh :

Tổng của hai số là số có 3 chữ số nên hai số đó phải có ít nhất 1 số là số có hai chữ số nên chỉ có thể là 30 và 70 hay 33 và 77, 3 và 97. Dựa theo tỉ số thì 1 trong 2 số phải là số chia hết cho 10 và cho 3 nên chọn được ngay đáp số đúng là C.

b-Ôn tập giải bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số:

Cách hướng dẫn và giải tương tự chỉ khác tìm hiệu số phần và cần xác định được hiệu của hai số.

Ở 2 dạng toán này, giáo viên cần cho học sinh phối hợp với phương pháp chia tỉ lệ, với phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.

Kết luận:

Với dạng toán thứ hai này các em cần xác định đúng tổng[hiệu] của hai số phải tìm, tỉ số của hai số phải tìm.Phân tích lựa chọn nên giải theo phương pháp chia tỉ lệ hay phương pháp giải toán về phân số để nhanh, khoa học và phù hợp, trình bày ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với lớp 5 nhất. Sau đó giải và trình bày bài .

Dạng 3 :Bài toán liên quan đến tỉ lệ

Dạng toán này học sinh có hai phương pháp giải:

+ Phương pháp rút về đơn vị

+ Phương pháp dùng tỉ số

Cần cho học sinh đây hiểu đây là hai phương pháp giải toán khác nhau nhưng đều dùng để giải một dạng toán về tương quan tỉ lệ [ thuận, nghịch]. Dạng toán này thường có hai đại lượng biến thiên theo tương quan tỉ lệ [thuận hoặc nghịch], người ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng này và một giá trị của đại lượng kia rồi bắt tìm giá trị thứ hai của đại lượng kia.Để tìm giá trị này thì dùng phương pháp rút về đơn vị hay tỉ số như sau:

a-Phương pháp rút về đơn vị :

Bước 1 : Rút về đơn vị : trong bước này ta tính một đơn vị của đại lượng thứ nhất ứng với bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ hai hoặc ngược lại .

Bước 2 : Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai.Trong bước này lấy giá trị của đại lượng thứ hai tương ứng với một đơn vị của đại thứ nhất [vừa tìm được ở bước 1]nhân với [hoặc chia cho] giá trị còn lại của đại lượng thứ nhất.

b-Phương pháp tỉ số:

Khi giải bài toán này ta tiến hành :

Bước 1 : Tìm tỉ số: Ta xác định trong hai giá trị đã cho của đại lượng thứ nhất thì giá trị này gấp hoặc kém giá trị kia mấy lần .

Ví dụ :

Bài 1:

Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn người ta dùng 6 máy bơm nước như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ?

Phân tích :

Trong bài này ta thấy có 3 đại lượng: Nước ở hồ là đại lượng không đổi.

Số máy bơm và thời gian là hai đại lượng biến thiên theo tỉ lệ nghịch ?

Ta thấy :

3 máy bơm hút hết 4 giờ.

1 máy bơm hút hết ? giờ.

6 máy bơm hút hết ? giờ.

Bài này ta có thể giải được bằng cả hai phương pháp. Chẳng hạn:

Phương pháp dùng rút về đơn vị:

Học sinh đọc đề và phân tích như trên để tìm hiểu đề và tóm tắt sau đó giải như sau:

1 máy bơm hút cạn nước hồ cần thời gian là :

4 x 3 = 12[ giờ ]

6 máy bơn hút cạn hồ nước hết thời gian là:

12 : 6 = 2 [giờ]

Đáp số : 2 giờ

Phương pháp dùng tỉ số:

Học sinh tìm xem số máy bơm tăng lên so với lúc đầu mấy lần , thì thời gian bơm sẽ giảm đi bấy nhiêu lần và giải như sau :[Vì hai đại lượng số máy bơm và thời gian là hai đại lượng biến thiên theo tỉ lệ nghịch]

6 máy bơm so với 3 máy bơm lớn gấp:

6 : 3 = 2 [lần]

Thời gian để 6 máy bơm hút cạn nước hồ là :

4 : 2 = 2 [giờ].

Đáp số : 2 giờ

Dạng 4: Toán về tỉ số phần trăm

Với dạng toán này học sinh vận dụng tính tỉ số phần trăm của 2 số, tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó.

Giáo viên cần cho học sinh hiểu thế nào là tỉ số phần trăm , giá trị của đại lượng đó là 100%. Từ đó có cách làm tương ứng cho mỗi bài tập.

Ví dụ:

Một người bỏ ra 42 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán rau người đó thu được

52 500 đồng.Hỏi:

a- Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?

b- Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm?

Phân tích:

a-Để tìm được số tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn chính là đi tìm tỉ số phần trăm của tiền vốn và tiền sau khi bán thu được.

b- Chính là tìm tỉ số của số tiền lãi với tiền vốn.

Qua đó ta thấy cần biết giá trị nào là tiền vốn[42 000 đồng], giá trị nào là tiền sau khi bán [52 500 đồng].

Giải :

a-Số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:

52 500: 42 000 = 1,25

1,25 = 125 %

b- Tỉ số tiền vốn là 100% thì số tiền bán rau là 125%. Do đó số lãi là:

125% - 100% = 25%

Đáp số a- 125%, b- 25%

Ví dụ 2 :

Cuối năm 2000 số dân của một phường là 15 625 người.Cuối năm 2001 số dân của phường đó là 15 875 người.

Xem thêm: Hướng Dẫn Nạp Tiền Vào Zalopay Bằng The Điện Thoại Tiện Lợi Nhất Cho Bạn

Hỏi :

a-Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số dân của phường đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm?

b-Nếu từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số dân của phường đó cũng tăng bấy nhiêu phần trăm thì cuối năm 2002 số dân của phường đó là bao nhiêu người?

Phân tích:

Để tìm được số dân tăng thêm năm 2001 là bao nhiêu % ta cần tìm được số dân tăng là bao nhiêu người?

Tìm số người tăng thêm của năm 2002, mới tìm được số người dân cuối năm 2002 của phường đó.

18 bài toán lời văn lớp 5 về số thập phân

Gia sư Hà Nội tiếp tục gửi tới các em 18 bài toán lời văn về số thập phân dành cho học sinh khối 5. Có đáp số để các em kiểm tra.

18 BÀI TOÁN LỜI VĂN VỀ SỐ THẬP PHÂN LỚP 5

Bài 1: Có 3 bao đường, bao thứ nhất nặng 42,6kg, bao thứ hai nặng hơn bao thứ nhất 14,5kg, bao thứ ba bằng 3/5 bao thứ hai. Hỏi ba bao nặng bao nhiêu kilogam?

Đáp số: 133,96 kg

Bài 2: Một cửa hàng bán khúc vải dài 25,6m cho ba người. Người thứ nhất mua 3,5m vải, người thứ hai mua nhiều hơn người thứ nhất 1,8m vải. Hỏi người thứ ba mua bao nhiêu mét vải?

Đáp số: 16,8 mét vải.

Bài 3: Có ba tổ công nhân tham gia đắp đường. Số mét đường của tổ một và tổ hai đắp được là 23,4m, số mét đường của tổ hai và tổ ba đắp được là 20,5m, cả ba tổ đắp được 36,2m. Hỏi mỗi tổ đắp được bao nhiêu mét đường?

Đáp số: 15,7m – 7,7m – 12,8m

Bài 4: Một cửa hàng có 32,8 tạ gạo, ngày thứ nhất cửa hàng bán được ¾ số gạo, ngày thứ hai cửa hàng bán được ¾ số gạo còn lại. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo chưa bán?

Đáp số: 205 kg.

Bài 5: Ở một xí nghiệp may, trung bình cứ may 12 bộ quần áo thì phải dùng 45m vải. Hỏi xí nghiệp muốn may 38 bộ quần áo thì phải dùng đến bao nhiêu mét vải?

Đáp số: 142,5m.

Bài 6: Một cửa hàng có ba thùng dầu, thùng thứ nhất đựng 9,7 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 3,5 lít. Cửa hàng đã bán 16,3 lít dầu và còn lại 22,2 lít dầu. Hỏi thùng thứ ba đựng bao nhiêu lít dầu?

Đáp số: 15,6 lít dầu.

Bài 7: Có ba sợi dây, sợi dây thứ nhất dài 12,6m, sợi dây thứ hai dài bằng 3/5 sợi dây thứ nhất, sợi dây thứ ba dài gấp 1,5 lần sợi dây thứ hai. Hỏi trung bình mỗi sợi dây dài bao nhiêu mét?

Đáp số: 10,5 m.

Bài 8: Một người trung bình mỗi phút hít thở 15 lần, mỗi lần hít thở 0,55 lít không khí, biết 1 lít không khí nặng 1,3g. Hãy tính khối lượng không khí 6 người hít thở trong 1 giờ?

Đáp số: 3861 [gam]

Bài 9: Hai khúc vải dài tổng cộng 74,9m, biết rằng nếu khúc vải thứ nhất bớt đi 4,5m thì sẽ dài bằng 1/3 tấm vải thứ hai. Hỏi mỗi khúc vải dài bao nhiêu mét?

Đáp số: Tấm thứ nhất: 22,1 m – tấm thứ hai: 52,8 m.

Bài 10: Một kho lương thực nhập vào kho ba đợt gạo được 12,52 tấn. Đợt thứ nhất nhập số gạo bằng ¾ đợt thứ hai, đợt thứ ba nhập số gạo nhiều hơn tổng số gạo hai đợt đầu là 1,32 tấn. Hỏi mỗi đợt nhập bao nhiêu tấn gạo?

Đáp số: Đợt 1: 2,4 tấn – Đợt 2: 3,2 tấn – Đợt 3: 6,92 tấn.

Bài 11: Bao gạo thứ nhất nặng gấp 3 lần bao gạo thứ hai, biết rằng nếu thêm vào bao gạo thứ nhất 6,4 kg thì bao gạo thứ nhất nặng hơn bao gạo thứ hai 18,8 kg. Hỏi mỗi bao gạo nặng bao nhiêu kg?

Đáp số: Bao thứ nhất: 18,6 kg – Bao thứ hai: 6,2 kg.

Bài 12: Hai xe chở hàng hóa, chở tổng cộng 948,6 kg. Nếu chuyển ½ số hàng hóa ở xe thứ nhất sang xe thứ hai thì xe thứ hai chở gấp 3 lần xe thứ nhất. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg hàng hóa?

Đáp số: 474,3 kg và 474,3 kg.

Bài 13: Một công trường xây dựng cần chuyển về 35,7 tấn sắt. Lần đầu chở được 2/7 số sắt đó về bằng xe tải, mỗi xe tải chở được 1,7 tấn sắt, lần thứ hai chở hết số sắt còn lại với số xe tải bằng ½ số xe lúc đầu. Hỏi mỗi xe lúc sau chở được bao nhiêu tấn sắt?

Đáp số: 8,5 tấn.

Bài 14: Một cửa hàng có một số đường. Ngày thứ nhất cửa hàng bán 9,5 tạ đường, số còn lại cửa hàng chia đều thành 18 bao. Ngày thứ hai cửa hàng bán ra 12 bao, và cửa hàng hàng còn lại 3,12 tạ đường. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu tạ đường?

Đáp số: 18,86 tạ

Bài 15: Khi thực hiện phép cộng hai số thập phân, bạn An đã viết nhầm dấu phẩy của một số hạng sang bên phải một chữ số, do đó dẫn đến kết quả sai là 692,22. Em tìm xem bạn An đã cộng hai số nào? Biết tổng đúng là 100,56?

Đáp số: 65,74 và 34,82

Bài 16: Khi thực hiện phép trừ một số tự nhiên cho một số thập phân mà phần thập phân có một chữ số, bạn Bình đã chép thiếu dấu phẩy nên đã tiến hành trừ hai số tự nhiên và tìm được kết quả là 164. Em hãy viết phép trừ ban đầu, biết hiệu đúng của phép trừ là 328,7.

Đáp số: 347 – 183,

Bài 17: Trong một phép trừ, biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 65,4. Số trừ lớn hơn hiệu là 4,3. Tìm số bị trừ, số trừ của phép trừ đó?

Đáp số: 32,7 và 18,5

Bài 18: Cho một số thập phân, dời dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số ta được số thứ hai. Lấy số ban đầu trừ đi số thứ hai ta được hiệu bằng 261,657. Hãy tìm số thập phân ban đầu.

Đáp số: 264,3

Toán lớp 5 - Tags: số thập phân
  • 120 bài Toán lớp 5 luyện thi Violympic có lời giải

  • 100 bài tập Toán lớp 5

  • 10 bài toán Bồi dưỡng HSG Lớp 5 có lời giải

  • Hướng dẫn giải dạng Toán tìm 2 số tự nhiên lớp 5

  • Hướng dẫn giải dạng Toán trung bình cộng lớp 5

  • Dạng bài tập thêm bớt trong phân số Toán lớp 5

  • Bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 Toán và Tiếng Việt

Video liên quan

Chủ Đề