Cách giảm đau sỏi mật tại nhà

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật. Mức độ của các cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau quặn dữ dội. Nếu bạn cảm nhận thấy cơn đau chỉ ở mức độ vừa phải, bạn có thể dễ dàng xử trí nó ngay tại nhà mà chưa cần thiết phải đến bệnh viện.

Triệu chứng đau sỏi mật là gì?Người mắc sỏi mật thường đau bụng do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật và đây cũng là một trong những triệu chứng phố biến nhất của sỏi mật.

- Đau bụng vùng mạn sườn phải: Vị trí đau do sỏi mật thường nằm ở vùng hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Đôi khi cơn đau do sỏi mật gây nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày, tá tràng. Người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau âm ỉ, khó chịu hoặc đau dữ dội trong những trường hợp bị viêm cấp. Cơn đau đặc biệt tăng lên sau ăn nhiều dầu mỡ hoặc đau về đêm gần sáng.

- Vấn đề về tiêu hóa: Cơn đau do sỏi mật đôi khi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Một số trường hợp khác, bệnh nhân còn cảm thấy khó chịu, đầy bụng, chậm tiêu sau ăn, nhất là sau khi ăn những thức ăn dầu mỡ.

- Sốt kèm theo ớn lạnh: Dấu hiệu xuất hiện khi có nhiễm trùng đường mật như viêm túi mật cấp, viêm đường mật…, đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp của sỏi mật.

- Vàng da: Xuất hiện khi có tắc mật, tùy theo mức độ tắc mật vàng da có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Ngoài vàng da, người bệnh còn có thể bị ngứa da, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu…

Sỏi túi mật rất ít khi gây vàng da, nhưng nếu sỏi lọt vào đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề, ứ tắc đường mật thì sẽ gây vàng da.

Những cơn đau do sỏi mật có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt sau khi ăn thức ăn giàu chất béo. Mức độ cơn đau ở mỗi người cũng sẽ rất khác nhau, có người đau nhẹ nhưng cũng có người đau dữ dội.

Nếu đau nhiều, dữ dội kèm theo các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh bạn cần đến bệnh viện để điều trị ngay. Nhưng nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể “đẩy lùi” được chúng với một số cách đơn giản dưới đây.

Sử dụng túi giữ nhiệt giúp làm dịu cơn đau sỏi mật

Bạn có thể làm dịu ngay cơn đau do sỏi mật với một túi giữ nhiệt hoặc một chai nước ấm, bằng cách đặt trực tiếp chúng lên vùng bụng bị đau, lăn đều và xoa nhẹ nhàng. Sức nóng từ túi giữ nhiệt sẽ giúp làm giảm nhanh chóng cơn co thắt của túi mật, ống dẫn mật và  làm dịu cơn đau. Bạn nên chườm túi nhiệt trong khoảng 20 – 30 phút và có thể ngăn cách bằng một miếng vải mềm để tránh làm bỏng vùng da xung quanh bụng.

Uống thuốc giảm đau

Một viên thuốc giảm đau có thể hữu ích trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hay chườm túi nhiệt. Trong đó, Paracetamol là loại thuốc thường được sử dụng nhất khi đau do sỏi mật, bởi chúng tương đối an toàn và có thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng 1 – 2 viên panadol khi bị đau nhưng cần lưu ý, nếu cơn đau không giảm ngay cả khi dùng thuốc thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị.

Nhâm nhi một ly nước ép rau quả

Uống một ly nước ép rau quả có thể giúp giải độc, tăng cường vitamin và năng lượng để chống chịu với cơn đau. Một công thức lý tưởng đã được chứng minh có hiệu quả tốt để giúp giảm đau do sỏi mật là hỗn hợp nước ép củ cải đường, nước ép cà rốt và nước ép dưa chuột với tỷ lệ bằng nhau. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày trong vòng hai tuần để hạn chế các cơn đau của sỏi mật.

Uống 1 ly nước cam hoặc nước chanh

Các loại trái cây họ cam giàu vitamin C và pectin giúp bạn thoát khỏi các cơn đau do sỏi mật. Bạn nên uống một ly nước chanh hoặc nước cam với khoảng 120 – 180 ml mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần và nên uống khi bụng đói.

Uống một ly nước ép pha giấm táo

Các hoạt chất có tính acid ở trong giấm táo giúp làm giảm nhanh chóng cơn đau do sỏi mật, thậm chí có thể giảm đáng kể triệu chứng đau chỉ trong vòng 15 phút. Bạn có thể pha chung 1 muỗng café dấm táo [5ml] với khoảng 250ml nước ép táo để uống trong ngày. Nếu uống được, bạn có thể thử tăng lượng dấm táo lên 60 ml, pha với 250ml nước ép để cải thiện cơn đau nhanh chóng hơn.

Uống một chút nước muối ấm

Hòa tan ½ muỗng café muối [khoảng 2,5g] vào 1 ly nước ấm [250ml] và uống nước trước khi đi ngủ để giúp giảm áp lực túi mật, từ đó giảm được triệu chứng đau do sỏi.

Những cách trị sỏi mật tại nhà từ kim tiền thảo, quả dứa, bồ công anh hay rau ngổ có tác dụng làm dịu cơn đau cho đối tượng bị bệnh nhẹ, kích thước viên sỏi nhỏ. Dưới đây là 10 mẹo tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn để khắc phục căn bệnh này.

Bệnh sỏi mật được hình thành do có sự ứ đọng dịch mật hoặc do cholesterol trong túi mật kết tinh lại. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến nữ giới và có khuynh hướng tăng dần theo độ tuổi. 

Khi bị sỏi mật, người bệnh thường có biểu hiện đau ở vùng bụng trên, vàng da, vàng mắt, sốt, thường xuyên buồn nôn hoặc nôn ói, đi phân có màu đất sét… Dân gian có nhiều mẹo tự nhiên để khắc phục căn bệnh này.

Chườm nóng là phương pháp được áp dụng phổ biến để chống lại các chứng đau trong cơ thể, bao gồm tình trạng đau nhức xương khớp, đau do chấn thương và cả những cơn đau do sỏi mật. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, cơn đau sẽ tạm thời được xoa dịu nhanh chóng.

Ngoài ra, chườm nóng còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, ức chế các cơ co thắt trong túi mật cũng như ống dẫn mật, qua đó góp phần cắt đứt cơn đau cho người bệnh.

Chườm nóng giúp giảm nhẹ cơn đau do bệnh sỏi mật gây ra

Cách thực hiện:

  • Đổ nước nóng vào một cái chai thủy tinh hoặc túi chịu nhiệt
  • Chườm lên khu vực bị đau trong 20 – 30 phút
  • Nếu vật chườm quá nóng, bạn nên lót thêm một miếng vải mỏng phía dưới đẩy tránh bị bỏng.
  • Có thể lặp lại các thao tác chườm nóng ở trên vài lần trong ngày nếu cơn đau vẫn còn tiếp tục tái diễn.

Táo là loại trái cây có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thành phần Acid malic được tìm thấy trong loại quả này có tác dụng làm mềm và đánh tan viên sỏi. Trong khi đó, giấm táo lại có tác dụng ức chế sản xuất quá nhiều cholesterol ở gan – một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sỏi túi mật.

Dân gian thường sử dụng hỗn hợp giấm táo và nước ép táo hàng ngày để đánh tan viên sỏi và ngăn ngừa sự hình thành của các viên sỏi mật mới.

Cách sử dụng:

  • Táo tươi gọt vỏ, ép lấy 1 ly nước
  • Trộn nước ép táo chung với 1 muỗng giấm táo nguyên chất
  • Quậy đều để hỗn hợp hòa quyện vao nhau
  • Duy trì uống một ly mỗi ngày trong một thời gian để cải thiện các triệu chứng bệnh

Đây cũng là một trong những cách trị sỏi mật tại nhà đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng. Theo y học cổ truyền, dứa có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tiêu ứ, tán sỏi. Chủ trị sỏi mật, sỏi đường tiết liệu và nhiều bệnh lý khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó, dứa còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi giúp tăng cường chuyển hóa, ổn định nồng độ bilirubin, cholesterol cũng như muối mật có trong thành phần của túi mật.

Để trị sỏi mật, quả dứa thường được dùng kết hợp với phèn chua hoặc với gừng giúp làm tăng công dụng trị bệnh.

Cách 1: Chữa sỏi mật bằng dứa nướng phèn chua

  • Chuẩn bị 1 quả dứa và 1 thìa phèn chua
  • Trước tiên, lấy quả dứa gọt vỏ rồi khoét bỏ hết mắt xung quanh
  • Cắt một miếng ngay đầu quả dứa và giữ lại để làm nắp đậy 
  • Khoét một lỗ nhỏ ở giữa quả dứa rồi nhét phèn chua vào bên trong
  • Đậy nắp lại, dùng tăm ghim cố định 4 góc để nắp không bị rơi ra ngoài
  • Bỏ quả dứa lên bếp than nướng cho đến khi dứa chín vàng và mềm ra
  • Ép dứa lấy nước uống hoặc ăn cả nước lẫn cái 
  •  Sử dụng bài thuốc này vào mỗi buổi sáng trước khi ăn 30 phút để bào mòn viên sỏi, làm mềm túi mật và bàng quang, tạo điều kiện để viên sỏi dễ dàng được tống khứ ra ngoài.
  • Nếu không nướng, bạn có thể đem dứa hấp lên rồi ép nước uống cũng có tác dụng tương tự.
Dứa nướng phèn chua là bài thuốc trị sỏi mật tại nhà đang được áp dụng phổ biến trong dân gian

Cách 2: Kết hợp dứa với gừng và muối điều trị bệnh sỏi mật cấp tính

  • Chuẩn bị: 1 quả dứa chín, vài lát gừng tươi và một ít muối ăn
  • Ép dứa và gừng lấy nước cốt bỏ vào trong một cái ly sạch
  • Thêm muối vào, dùng thìa quậy tan rồi uống hết 1 lần vào lúc sáng sớm, sau đó khoảng 30 phút mới được dùng bữa sáng.
  • Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày liền để thấy được hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy, bồ công anh có khả năng kích thích bài tiết mật ở gan, tăng cường chuyển hóa chất béo, cải thiện chức năng hoạt động của túi mật và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh sỏi mật. 

Thảo dược này thường được sử dụng dưới dạng trà. Người dân thường thu hái cây tươi về nấu nước hoặc hoặc phơi khô dùng dần. Cách làm trà bồ công anh trị sỏi mật tại nhà như sau:

  • Dùng một nắm cây bồ công anh khô [ cả rễ, lá và hoa] đem nấu sôi với 300ml nước trong 5 phút
  • Lọc lấy nước trà, thêm vào một ít thìa mật ong hoặc đường 
  • Uống mỗi ngày 2 – 3 tách trà bồ công anh để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh sỏi mật

Kim tiền thảo là thảo dược nổi tiếng với tác dụng trị sỏi mật. Các thành phần hoạt chất được tìm thấy trong thảo dược này có tác dụng tăng cường bài tiết dịch mật, làm cân bằng nồng độ lecithin, axit mật và cholesterol trong túi mật, từ đó giúp cho đường mật hoạt động hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, sử dụng kim tiền thảo đúng cách còn có tác dụng bào mòn viên sỏi, chống co thắt, giảm viêm, qua đó xoa dịu cơn đau cho người bệnh và ngăn ngừa viêm túi mật – biến chứng thường gặp ở những người bị sỏi mật.

Kim tiền thảo có tác dụng giảm đau, đánh tan sỏi mật

Cách sử dụng:

  • Dùng 20g kim tiền thảo, rửa sạch, để cho ráo nước
  • Bỏ dược liệu vào ấm nấu với 2 lít nước
  • Khi nước sôi, để lửa nhỏ tiếp tục đun thêm 15 phút nữa
  • Gạn nước sắc kim tiền thảo uống nhiều lần trong ngày thay thế cho một phần nước lọc.

Y học cổ truyền ghi nhận, cây râu mèo có vị ngọt, đắng nhẹ, giúp giải nhiệt, tiêu độc, kích thích lưu thông tiểu tiện. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, các thành phần Orthosiphonin và tanin được tìm thấy trong cây râu mèo còn có tác dụng làm thông thoáng đường tiết niệu, tạo điều kiện để tống khứ sạch các chất cặn bã có trong túi mật ra ngoài, ngăn chặn sự gia tăng kích thước của viên sỏi.

Thực hiện cách trị sỏi mật tại nhà bằng cây râu mèo như sau:
  • Mỗi lần dùng 5 – 12g lá râu mèo rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
  • Thái nhỏ dược liệu, bỏ vào ấm sắc với 400ml nước đến khi cạn còn một nửa
  • Chia thuốc sắc làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi tối
  • Cố gắng kiên trì dùng thuốc đều đặn hàng ngày trong 1 – 2 tháng liên tục để loại bỏ viên sỏi một cách tự nhiên.

Một số loại nước ép rau quả có thể giúp hỗ trợ đánh tan viên sỏi mật và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các loại nước ép tốt nhất cho người bệnh:

Thành phần pectin phong phú trong nước ép lê có thể giúp hòa tan một lượng lớn cholesterol có trong sỏi mật và thu nhỏ kích thước của viên sỏi. Khi sử dụng, bạn hãy lấy 1/2 ly nước ép lê với 1 ít nước nóng và 2 thìa mật ong. Uống hỗn hợp này đều đặn 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh.

  • Bước ép củ cải kết hợp với dưa chuột và cà rốt

Hỗn hợp nước ép này được sử dụng như một phương pháp tự nhiên để chống lại bệnh sỏi mật. Trong đó, củ cải hoạt động bằng cách đào thải độc tố và các chất cặn bã có trong gan và túi mật. Dưa chuột và cà rốt với hàm lượng nước, chất xơ và vitamin C dồi dào giúp cải thiện sức đề kháng, chống viêm nhiễm ở túi mật, đồng thời kích thích bài tiết viên sỏi ra ngoài.

Mỗi ngày uống 1 ly nước ép cà rốt + củ cải + dưa leo có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi mật

Cách sử dụng: Tất cả ép lấy nước. Trộn cả 3 loại với tỷ lệ bằng nhau và uống đều đặn 2 ly mỗi ngày.

Chanh và cam đều giàu vitamin C và pectin. Những chất này giúp bào mòn viên sỏi và giảm nhẹ cơn đau do bệnh sỏi mật gây ra, đồng thời tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày, bạn có thể uống từ 120 – 180 ml nước ép cam hoặc nước chanh ấm mật ong. Duy trì uống trong 1 tuần liên tục để thấy được hiệu quả.

Thành phần curcumin được tìm thấy trong nghệ vàng là một chất xó tác dụng lợi mật, cải thiện chất lượng của dịch mật. Kết hợp với đặc tính sát trùng, chống viêm của mật ong có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của phản ứng viêm do sỏi mật, đồng thời giảm đau và các dấu hiệu có liên quan đến bệnh.

Cách trị sỏi mật tại nhà bằng nghệ và mật ong:

  • Chuẩn bị: 15ml mật ong nguyên chất và 5 g bột nghệ vàng
  • Trộn cả hai nguyên liệu chung với nhau ngậm nuốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống
  • Sử dụng hàng ngày trong một thời gian các triệu chứng bệnh sỏi túi mật sẽ thuyên giảm rõ rệt

Rau ngổ được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc điều trị nhiều căn bệnh như thận yếu, sỏi thận, sỏi túi mật, đi tiểu ra máu, sổ mũi, cảm, ho… Thảo dược này có tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, kháng viêm, giảm đau bằng cách ức chế co thắt các cơ trong túi mật, đồng thời kích thích hoạt động tiểu tiện để loại bỏ viên sỏi ra ngoài.

Dùng rau ngổ có tác dụng giảm đau, thu nhỏ kích thước viên sỏi, cải thiện các triệu chứng của bệnh sỏi mật

Cách sử dụng:

  • Dùng 100g rau ngổ rửa sạch với nước muối
  • Thái nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 50ml nước ấm
  • Lọc qua rây lấy nước cốt, bỏ bã
  • Quậy thêm vào 2 thìa mật ong uống vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy
  • Áp dụng cách trị sỏi mật bằng rau ngổ mỗi liệu trình từ 10 – 15 ngày liên tục để nhận được kết quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến sự hình thành của viên sỏi. Việc duy trì một thực đơn khoa học, phù hợp có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

Các thực phẩm có lợi cho người bị sỏi mật:

  • Hạt lanh
  • Quả bơ
  • Các loại đậu
  • Trái cây có múi
  • Đậu bắp
  • Rau có màu xanh lá đậm
  • Củ cải đường
  • Các thực phẩm lên men tự nhiên

Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng cần chú ý uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế các thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh hoặc làm viên sỏi phát triển to hơn như: Thức ăn giàu cholesterol, đồ béo, đường, sữa, đậu phộng…

Trên đây là những cách trị sỏi mật tại nhà đang được lưu truyền trong dân gian. Hiệu quả của chúng phụ thuộc vào cơ địa và khi áp dụng cần có sự kiên trì thực hiện đều đặn trong một thời gian dài. Ngoài ra, cần lưu ý rằng những mẹo chữa sỏi mật tại nhà chỉ thích hợp cho người có sỏi nhỏ và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo phương pháp này thật sự phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Bạn cần biết

Video liên quan

Chủ Đề